Tác động của sự ra đời Luật chứngkhoán 2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với sự phát triển quỹ đầu tƣ chứng khoán trên thị

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 62 - 66)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

2.2.1. Tác động của sự ra đời Luật chứngkhoán 2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với sự phát triển quỹ đầu tƣ chứng khoán trên thị

trƣờng chứng khoán Việt Nam

Đối với Việt Nam, TTCK là một thị trường mới nên công chúng đầu tư chưa thực sự hiểu biết về hoạt động của thị trường cũng như chưa thấy hết được lợi ích của việc tham gia thị trường. Thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán... nên ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường. Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác thông tin thị trường, chất lượng hoạt động của ởơ Giao dịch/Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán cũng như các thành viên thị trường, năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước.

Những hạn chế của TTCK nói trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh nói chung, song cũng có những nguyên nhân thuộc về thể chế hoạt động của TTCK, trong đó khuôn khổ pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Các quy định pháp luật về QĐTCK mới

chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật. Sau 6 năm vận hành cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Nghị định 144/2003/NĐ-CP mới chỉ điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng của các công ty cổ phần, không điều chỉnh việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, việc phát hành chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần. Điều này làm hạn chế việc phát triển thị trường sơ cấp, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng; các quy định về QĐTCK còn rất sơ sài...

Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm đến việc thiết lập hệ thống chân mạng lưới trước khi thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc thành lập các quỹ đầu tư tại nước ta. Trước những thăng trầm của TTCK Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay thì QĐTCK được coi là kênh đầu tư khá an toàn, nhất là tránh được tâm lý bầy đàn, rủi ro bầy đàn - hiện tượng phổ biến trên TTCK nước ta. Thống kê chưa đầy đủ của Công ty quản lý quỹ chứng khoán Việt Nam (VFM) cho thấy, hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD. Thị trường tài chính Việt Nam đang mở cửa mạnh mẽ để đón làn sóng đầu tư mới. Tuy vậy, xu hướng đầu tư của các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài có sự khác nhau. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tập trung vào các doanh nghiệp cổ phần hóa, rót vốn cổ phiếu, trái phiếu, các dự án bất động sản, thực phẩm, công nghệ thông tin. Trong khi đó, nhiều quỹ đầu tư ngoại khác cũng đang muốn tiến vào thị trường Việt Nam như Quỹ đầu tư Vietnam Holding của Thụy Sỹ, có vốn ban đầu 112,5 triệu USD dự kiến nhắm đến các công ty cổ phần. Quỹ đầu tư Merrill Lynch đã được cấp mã giao dịch và chuẩn bị đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

hứng cho thị trường điều này có thể lý giải bởi các chỉ số tài chính của Việt Nam ngày càng tiếp cận gần với các tiêuchuẩn của quốc gia đang phát triển, đã tạo được lòng tin của không ít các nhà kinh doanh, đầu tư và kinh tế gia. Nền kinh tế có tổng sản lượng tương đương 71 tỷ đô-la đã được củng cố đáng kể nhờ các khu vực dịch vụ, xây dựng và công nghiệp mở rộng nhanh chóng với mức trung bình khoảng 8,4% năm trước. Chỉ số VN-Index theo trọng số vốn hóa đem lại mức lợi suất khoảng 240% trong vòng 4 năm vừa qua. Trên nền bức màn tăng trưởng mạnh là căn cứ vững chắc cho ít nhất 25 quỹ đầu tư vào Việt Nam, quản lý hơn 10 tỷ đô la theo thống kê của Emerging Portfolio Fund Research (EPFR) Global, một hãng của Hoa Kỳ.

Theo ông Chris Freund, Giám đốc điều hành của Mekong Capital Ltd. Việt Nam vừa mới chỉ trải qua các chu kỳ tài chính. Mức thất bát 67% của chỉ số chính qua một năm khá nhất quán với mức sụt giảm của các thị trường xuống dốc ở các quốc gia châu Á khác những năm vừa qua. Tất nhiên, mất tiền thì rất đau đớn nhưng mức giá trị hiện tại trên thị trường, với P/E trung bình dao động quanh mức 8-10 lần thực sự có tính bền vững hơn và sẽ mang lại hiệu quả phân phối nguồn lực vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, tín nhiệm của các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp đã bị thử thách nặng nề nửa đầu năm nay với nạn lạm phát nghiêm trọng, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng nhanh chóng, và sự sụt giảm khó đoán định trên TTCK nước ta. Và kết quả là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức ước tính 6,25% trong năm 2008.

Trong bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động không nhỏ tới tốc độ gia tăng đầu tư ở nước ta. Các nhà quản lý quỹ đã quan sát một cách đầy cảnh giác các bước đi có tính toán kỹ lưỡng của chính phủ thiếp lập những giới hạn xuất khẩu chủ chốt, giảm thuế cho nhập khẩu chọn lọc và cắt giảm chi tiêu trên các dự án xây dựng của khu vực kinh tế công. Một số quỹ đầu tư Việt Nam mới vẫn đang được thành lập nhằm tìm kiếm các cơ hội trong thời tiết đầu tư

mới điều chỉnh như, Hathaway-Nguyen Capital Management lập một quỹ đầu tư Hoa Kỳ với Terence Pavlic, nhà quản lý tiền có trụ sở ở Milwaukee, nhằm đầu tư khoảng 35-50 triệu đô-la sau khi đã nghiên cứu cẩn thận các cơ hội có thể có được từ hơn 300 công ty niêm yết ở cả hai thị trường. Ban điều hành của quỹ này tin tưởng rằng sẽ có những cơ hội đầu tư xuất sắc trước khi kết thúc năm 2008 [21],[22].

Luật chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khó XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Sự ra đời của Luật chứng khoán 2006 đánh dấu bước phát triển trong nhận thức của nhà nước trong việc quản lý thị trường. Việc ra đời của Luật chứng khoán 2006 là quá trình làm việc nghiêm túc, thể hiện tin thần tiếp thu ý kiến của toàn xã hội trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động của TTCK – kênh huy động vốn hữu hiệu cho sự phát triển của nền kinh tế. Luật Chứng khoán tạo lập khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt động của TTCK, loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm hoàn thiện mô hình hoạt động của thị trường và thúc đẩy TTCK phát triển. Luật Chứng khoán có phạm vi điều chỉnh rộng hơn cả về thị trường phát hành cũng như thị trường giao dịch, đồng thời điều chỉnh hoạt động của các thành viên thị trường nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển nhanh và ổn định, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào TTCK.

Về các loại hình kinh doanh dịch vụ chứng khoán, Luật Chứng khoán đã bao trùm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khoán… Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức này đã được quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian trên TTCK có cơ hội phát triển và chính họ sẽ là người xây dựng và phát triển TTCK. Luật Chứng khoán cũng tạo cơ

sở pháp luật đầy đủ để tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường; tạo cơ sở pháp lý để giám sát, cưỡng chế thực thi, đảm bảo các doanh nghiệp tham gia trên thị trường phải hoạt động công khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hóa nền kinh tế.

2.2.2. Hoạt động xây dựng và một số nội dung cơ bản của pháp luật về Quỹ đầu tƣ chứng khoán từ 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 62 - 66)