Thành lập Quỹ đầu tư chứngkhoán thuộc sở hữu nhà nước, sau khi quỹ hoạt động ổn định, bán lại quỹ cho các nhà đầu tư công chúng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 114 - 115)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.2.2.3. Thành lập Quỹ đầu tư chứngkhoán thuộc sở hữu nhà nước, sau khi quỹ hoạt động ổn định, bán lại quỹ cho các nhà đầu tư công chúng

khi quỹ hoạt động ổn định, bán lại quỹ cho các nhà đầu tư công chúng

Để khuyến khích những người đầu tư bỏ vốn đầu tư vào quỹ, Nhà nước nên đứng ra thành lập một số danh mục đầu tư bằng vốn ngân sách và dưới sự quản lý của cơ quan chuyên môn của Nhà nước. Sau khi danh mục đã ổn định và có thể sinh lãi, Nhà nước phát hành chứng chỉ đầu tư, bán lại danh mục này cho những người đầu tư trên thị trường giống như hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Một khi danh mục được bán cho công chúng, Nhà nước rút lui khỏi vai trò chủ sở hữu và quản lý quỹ, chuyển sở hữu cho các nhà đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ. Việc quản lý quỹ sau đó do một công ty quản lý quỹ thực hiện, theo sự lựa chọn của những người đầu tư và theo hợp đồng giữa công ty quản lý quỹ với ngân hàng giám sát.

Quá trình thành lập quỹ theo cách thức này có các ưu điểm là dễ dàng thu hút người đầu tư vào danh mục đầu tư đã sẵn có, người đầu tư có thể nhìn thấy được mình đầu tư vào tài sản nào và khả năng sinh lợi cũng như rủi ro ở mức độ nào. Ngoài ra thì uy tín của nhà nước cũng là một chứng nhận đảm bảo độ tin cậy của quỹ đầu tư.

Mô hình thành lập Quỹ nhà nước, sau đó bán lại cho công chúng là mô hình hình thành quỹ HongKong Tracker Fund của chính phủ Hồng Kông. Danh mục đầu tư mà chính phủ Hồng Kông bán ra công chúng có được do hoạt động mua chứng khoán của Chính phủ để vực dậy thị trường chứng khoán trong thời gian khủng hoảng tài chính 1996- 1997. Việc ra đời của quỹ Hong Kong Tracker Fund đã tạo ra một sự phát triển đột biến trong ngành quỹ đầu tư ở Hồng Kông. Có tới 180.000 người mua cổ phiếu của quỹ này, trong số đó, 70-80% là người đầu tư mới đối với thị trường. Hoạt động này làm tăng số người đầu tư vào quỹ lên gấp 1,5 lần [35].

thành danh mục chứng khoán của Nhà nước có thể tiến hành ngay, khi giá chứng khoán còn đang rất rẻ so với mặt bằng chung trong khu vực (P/E trung bình của Việt Nam là vào khoảng 6 lần, còn P/E của các nước như Malaixia là 29, Trung Quốc là 40..). Theo thời gian, Nhà nước sẽ tích lũy được danh mục chứng khoán đáng kể và khi thấy đủ điều kiện, nhà nước tiến hành bán lại cả danh mục đầu tư hoặc từng phần của danh mục đầu tư, hình thành một hoặc nhiều quỹ đầu tư. Quá trình này có thể tạo ra một cú hích quan trọng cho việc đại chúng hóa hoạt động đầu tư và hình thành quỹ đầu tư công chúng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 114 - 115)