- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ
KẾT LUẬN CHƢƠNG
3.1.2. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng chứngkhoán Việt Nam với tính chất ngày càng phức tạp, chủ thể tham gia thị trƣờng ngày càng đông và
tính chất ngày càng phức tạp, chủ thể tham gia thị trƣờng ngày càng đông và rủi ro trong kinh doanh chứng khoán cũng tăng lên
TTCK nước ta trải qua 08 năm xây dựng và phát triển, thời gian đó không dài, nhưng TTCK nước ta lại chứng kiến quá nhiều sự kiện mà mỗi nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính ngân hàng cũng khó có thể đoán định được xu hướng phát triển của TTCK nước. TTCK đã trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực chứa đầy rủi ro. Đã có nhiều phân tích, bình luận và đưa ra các dấu hiệu để nhận biết các rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Sự suy giảm quá nhanh của TTCK nước ta từ đầu năm 2008 tới nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của công chúng vào thị trường.
Ngoài ra, khối lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 80%-90% tài khoản giao dịch trên thị trường. Trong thời gian tới, với phương thức đầu tư theo hiệu ứng như hiện nay của giới đầu tư nhỏ lẻ sẽ khó đem lại hiệu quả, thậm chí có thể rủi ro rất cao. Khi quy mô thị trường lớn mạnh thì những nhà đầu tư nhỏ, vốn ít không thể đứng vững trên TTCK mà cần những nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư với nguồn vốn lớn. Bởi lẽ, khi thị trường phát triển, để tồn tại, không còn cách nào khác, nhà đầu tư nhỏ lẻ phải tìm đến các quỹ đầu tư. Chỉ khi đầu tư thông qua QĐTCK nhà đầu tư nhỏ lẻ mới có nhiều cơ hội thành công khi tham gia vào TTCK. Nhiều nhà đầu tư vẫn nghĩ đầu tư trực tiếp khả năng sinh lời vẫn cao hơn thông qua quỹ, nhưng thực tế đã xảy ra lợi nhuận cao thì khả năng rủi ro cũng tương đương. Số liệu của UBCKNN cho thấy hơn 90% vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào TTCK Việt Nam hiện nay thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong đó, có một số quỹ đang hoạt động tại Việt Nam và cũng có quỹ thành lập ở nước ngoài. Tính đến nay, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
đạt gần 3 tỷ USD.
Một thực tế là, TTCK Việt Nam đang là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư và đặc biệt là các quỹ đầu tư trên thế giới. Cách đây khoảng 5 năm, tại Việt Nam có rất ít quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động, nhưng đến thời điểm này con số trên đã tăng lên nhiều hơn, đó là chưa kể các quỹ đầu tư trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Mới đây, UBCKNN cấp phép hoạt động cho 6 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó lớn nhất là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt với số vốn điều lệ 660 tỷ đồng. Năm đơn vị còn lại gồm các công ty quản lý quỹ đầu tư Hải Phòng 11 tỷ đồng, Phú Lân 10 tỷ đồng, An Phúc 8,1 tỷ đồng, An Phú 8 tỷ đồng, Phương Đông 6,8 tỷ đồng. Ngoài các đơn vị vừa được cấp phép, hiện cả nước đã có 15 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động. Trong đó có 2 quỹ đầu tư chứng khoán đã huy động vốn từ công chúng là VF1 và PRUBF1.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ra đời ngày càng nhiều các quỹ đầu tư sẽ giúp TTCK thực hiện tốt chức năng huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong dân để tạo thành nguồn vốn lớn phục vụ nền kinh tế. Đặc biệt, thông qua các quỹ nhà đầu tư nhỏ lẻ có thêm nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm liên quan đến TTCK. Với vai trò là nhà đầu tư có tổ chức các quỹ là nhân tố tác động tích cực đến diễn biến của thị trường theo hướng ổn định, đồng thời loại dần hiệu ứng “ăn theo” nhiều rủi ro.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Theo quy định của Luật chứng khoán, các chủ thể kinh doanh chứng khoán rất đa dạng như công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán..., trong đó nhà nước khuyến khích nhà đầu tư đầu tư qua các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo
hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Yêu cầu phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực đạt mục tiêu phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế; giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP đã trở thành xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam với các quan điểm và nguyên tắc sau đây:
- Hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng, bảo đảm huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; hội nhập thành công với thị trường vốn quốc tế.
- Xây dựng và phát triển thị trường vốn có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
- Tổ chức vận hành thị trường vốn hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Để bảo đảm cho sự phát triển của TTCK trong tương lai nhà đầu tư phải trang bị thêm cho mình ngày càng nhiều kinh nghiệm để kinh doanh hiệu quả trên thị trường, trong đó xu hướng liên kết lại với nhau cùng đầu tư là xu hướng phát triển tất yếu của TTCK Việt Nam. Khuyến khích nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị
trường cần phải coi là hướng đi được khuyến khích để tăng tính chuyên nghiệp trên thị trường, bảo đảm TTCK là kênh đầu tư hữu hiệu nhất, an toàn nhất của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.