- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ
2.1.2. Những hạn chế pháp luật QĐTCK giai đoạn 1998-
Thứ nhất, quy định pháp luật QĐTCK giai đoạn này chưa có quy định về
công ty đầu tư chứng khoán.
Thực tiễn cho thấy, để hình thành/thành lập QĐTCK dạng hợp đồng, các thành viên sáng lập ít nhiều phải có mối quan hệ quen biết trước song phạm vi hoạt
động cũng như khả năng huy động vốn mở rộng danh mục đầu tư chứng khoán của mô hình này còn nhiều hạn chế.
Theo quy định của Luật chứng khoán các nước, mô hình QĐTCK đều được quy định dưới dạng QĐTCK dạng hợp đồng và QĐTCK dạng công ty. Chẳng hạn, Luật Công ty đầu tư 1940 của Mỹ quy định các quỹ đầu tư thường được tổ chức theo một thực thể kinh doanh tài chính có tổ chức độc lập, phục vụ quyền lợi và theo khuynh hướng của người đầu tư. Về nguyên tắc công ty và quỹ là một. Nhưng cũng có thể được tổ chức hoặc hợp nhất thành nhóm quỹ dưới một công ty lãnh đạo, theo thể thức tập đoàn điều phối đặc biệt cho các quỹ hỗ tương đầu tư chuyên sâu khác nhau theo trực hệ “gia đình”, như trong các “family of funds”. Người đầu tư mua cổ phần của quỹ là các cổ đông, họ có quyền lợi và nghĩa vụ giống như bất cứ cổ đông của một công ty đồng dạng nào khác.
Các công ty đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trong TTCK có thể được tổ chức và điều hành theo cơ chế quỹ đóng hoặc quỹ mở. Quỹ đóng có vốn cổ phần cố định, hay được xem là cố định. Quỹ mở, còn gọi là quỹ hỗ tương (mutual fund), vốn huy động có thể tăng lên liên tục, nếu số lượng cổ phần chứng chỉ quỹ đầu tư gia nhập cao hơn số cổ phần hoàn lại để rút lui, cũng có thể nó sẽ bị ngày càng teo lại nếu số cổ phần hoàn lại để rút lui nhiều hơn cổ phần gia nhập.
Các công ty đầu tư đăng ký hoạt động với UBCKNN có ý nghĩa giống như các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phần ra đại chúng. Các công ty đầu tư không phải là thành viên của các TTCK. Việc điều hành sinh lợi cho quỹ được thực hiện bằng hợp đồng thuê có thời hạn với các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp và thường là các chuyên gia lão luyện đã có thành tích suất sắc trên các thị trường tài chính và chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán hàng hoá được thực hiện thông qua cơ chế của TTCK, với đầy đủ các thủ tục như một khách hàng.
tiếp tục thể hiện những nhược điểm của nó, giá chứng khoán tăng giảm liên tục không tuân theo thị trường, khó dự đoán, làm cho tính hấp dẫn của đầu tư chứng khoán thông qua thị trường có tổ chức này bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân đáng chú ý là những thành viên tham gia thị trường còn mang nặng tính đầu cơ và thiếu sự hưởng ứng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong suốt gần 2 năm đầu TTCK hoạt động hầu như không có một tổ chức nào đứng ra xin thành lập QĐTCK. Lý do rất đơn giản là TTCK còn rất nhỏ bé, trong khi QĐTCK hoạt động phải nhiều hàng hóa mới có thể tìm được danh mục đầu tư hiệu quả. Qua một thời gian phát triển thị trường và khối lượng hàng hóa đã được tăng lên, UBCKNN mới bắt đầu xem xét hồ sơ của một số đơn vị xin phép ra đời QĐTCK.
Bên cạnh đó tâm lý muốn tự mình thực hiện các hoạt động đầu tư chứng khoán cũng là nguyên nhân khiến cho QĐTCK không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK. Điều đó có nghĩa là, đầu tư thông qua QĐTCK chưa trở thành thói quen của những nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư trên TTCK. Nói một cách khác đi, sự phát triển của TTCK nước ta vẫn chưa hội tụ đủ các yếu tố để QĐTCK phát triển một cách có hệ thống, trở thành phương thức đầu tư được nhà đầu tư nhỏ lựa chọn khi tham gia thị trường.
Thứ ba, Nghị định 48/1998/NĐ-CP được ban hành trước khi TTCK hoạt
động cho nên các quy chế ban hành vào lúc đó chịu sự tác động rất nhiều yếu tố tâm lý của thị trường, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính của khu vực, bản thân Nghị định đã có những ràng buộc rất chặt, trong khi lại phải sử dụng nhiều quy định của quốc tế chưa phù hợp với hoạt động ban đầu của TTCK Việt Nam. Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã quy định các QĐTCK phải đầu tư trên 60% vốn của quỹ cho chứng khoán, trong khi thực tế chứng khoán chỉ xoay quanh các công ty niêm yết với số lượng rất ít thì không thể nào QĐTCK có thể dễ dàng tồn tại. Nghị định 48/1998/NĐ-CP cũng quy định khá chặt đối với kinh doanh chứng khoán của nhà
đầu tư nước ngoài và cũng không thể hiện rõ ràng cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép thành lập hay cấp phép hoạt động của QĐTCK.
Nghị định 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, góp phần thúc đẩy sự phát triển TTCK theo chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010. Nghị định 144/2003/NĐ-CP được đánh giá là một bước phát triển mới về khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động chứng khoán và TTCK; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tiếp cận với TTCK nhằm thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy vốn trong nền kinh tế thị trường.
Nghị định 144/2003/NĐ-CP dành Chương IX quy định về QĐTCK và Công ty quản lý quỹ từ Điều 76 đến Điều 98. Đây là một bước phát triển mới trong các quy định về QĐTCK.
Tuy nhiên, những quy định pháp luật về QĐTCK là để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, thì lại sử dụng nhiều chuẩn mực quốc tế mà điều kiện của Việt Nam rất khó áp dụng nên gây khó khăn không nhỏ hoạt động. Khó khăn nữa là nghị định chỉ quy định đối với QĐTCK tập thể mà thiếu hẳn loại hình QĐTCK tư nhân và QĐTCK tự do trong giai đoạn đầu có khả năng chấp nhận rủi ro đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Thứ tƣ, trình độ quản lý đúng tầm đối với hoạt động của QĐTCK thay mặt các nhà đầu tư trong việc quản lý một nguồn vốn rất lớn, trong đó cần thiết phải phối hợp tìm kiếm những kinh nghiệm tốt của quốc tế. Ngoài ra không thể không nói đến vai trò của hệ thống quản lý ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với QĐTCK trong việc đào tạo tập huấn nâng cấp bộ máy hoạt động để đáp ứng được những lợi ích của các nhà đầu tư bỏ tiền vào phát triển thị trường. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là cần phải có ngay chính sách thuế hợp lý, rõ ràng và đồng bộ để cho QĐTCK có thể đi vào hoạt động hiệu quả, đặc biệt là thuế đối với các nhà đầu tư có tổ chức.
Hiện nay, chính sách thuế ưu đãi đối với đầu tư cá nhân nhưng không ưu đãi đối với nhà đầu tư có tổ chức nên thị trường kém phát triển. Do đó cần phải xem xét điều chỉnh chính sách thuế khuyến khích đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là khuyến khích hơn nữa sự tham gia đầu tư của bên nước ngoài để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường, vì quy mô thị trường tăng lên thì nhà tổ chức TTCK và QĐTCK mới tồn tại và mở rộng hoạt động.
2.2. LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006 VÀ CÁC VĂN BẢN HƢỚNG DẪN THI HÀNH - BẢO ĐẢM PHÁP LÝ MỚI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ