Nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức để thị trƣờng chứngkhoán Việt Nam trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu, an toàn, ổn định cho các

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 95 - 96)

- Những quy định đảm bảo tính đa dạng và hạn chế rủi ro của quỹ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

3.1.4. Nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức để thị trƣờng chứngkhoán Việt Nam trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu, an toàn, ổn định cho các

Việt Nam trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu, an toàn, ổn định cho các doanh nghiệp và là “hàn thử biểu” cho nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu

Mặc dù quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, nhưng triển vọng phát triển trong tương lai được đánh giá là khá tiềm năng, dựa trên những cơ sở sau đây: a) Cổ phần hóa các tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước. Chính phủ chủ trương sau khi cổ phần hóa sẽ niêm yết cổ phiếu của các tổng công ty này trên TTGDCK. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã cổ phần hoá thành công vào các năm 2007, 2008 và các ngân hàng thương mại nhà nước khác đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục cổ phần hoá. Bên cạnh đó, những tổng công ty lớn như Vinaconex cũng đang xúc tiến cổ phần hoá, đây là những công ty và ngân hàng này đều có quy mô vốn rất lớn, từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng, nó sẽ tạo động lực rất lớn cho TTCK.

b) Sự lớn mạnh và thành công của các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã niêm yết vào tháng 7 năm 2006), Ngân hàng thương mại cổ phần ACB (Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu), cùng với nỗ lực hoàn thành mức vốn pháp định là 1000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại khác chắc chắn sẽ tạo thêm sức lôi cuốn công chúng đầu tư vào thị trường tài chính.

c) Cổ phần hoá và niêm yết các công ty đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một nguồn cung quan trọng cho TTCK trong thời gian tới. Công ty đầu tư nước ngoài đầu tiên đã cổ phần hóa thành công trong tháng 5 năm 2005 là Cáp điện Taya với số vốn điều lệ là 182,67 tỷ đồng. Và công ty thứ hai là Interfood với số vốn điều lệ 206.3 tỷ đồng.

TTCK Việt Nam càng chứng tỏ sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển của TTCK Việt Nam cũng còn không ít những khó khăn nhất định. Cụ thể là:

- Tính minh bạch thông tin trên TTCK còn thấp.

- Trình độ quản trị công ty của phần lớn các công ty niêm yết còn hạn chế. - Thị trường dễ bị chi phối và biến động bởi những yếu tố tâm lý do quy mô thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức vẫn còn hạn chế.

- Còn thiếu các tổ chức chuyên nghiệp tham gia trên thị trường như các tổ chức tạo lập thị trường (market maker).

Bên cạnh đó, khác với nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân còn phải đối mặt thêm với những thách thức sau đây:

- Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế hơn so với các nhà đầu tư có tổ chức. - Thiếu năng lực để bao quát, theo dõi một số lượng lớn công ty.

- Kỹ năng đánh giá, phân tích không chuyên nghiệp bằng nhà đầu tư có tổ chức. Với một lượng vốn tương đối nhỏ, mức độ đa dạng hóa đầu tư thấp, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tập trung vào một số cổ phiếu mà họ quen thuộc, do vậy làm tăng rủi ro đầu tư khi những cổ phiếu này hoạt động không như mong muốn. Để giải quyết những thách thức trên, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân, một trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển các quỹ đầu tư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 95 - 96)