Khu vực bị tác động và Phạm vi ứng phó của tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 63)

Căn cứ quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, phạm vi ứng phó của kế hoạch này bao gồm sự cố tràn dầu xảy ra tại chỗ hoặc dầu từ ngoài trôi dạt vào vùng biển ven bờ (cách bờ dưới 20 km) thuộc tỉnh Bình Thuận.

Tuy nhiên, do các hoạt động kinh tế biển của tỉnh được trải dài trên hầu hết vùng lãnh hải của tỉnh, đặc biệt các hoạt động khai thác dầu khí cách bờ biển Bình Thuận trong khoảng 25-70 km (lô gần nhất 25 km và lô xa nhất 70 km). Hơn nữa khu vực đảo Phú Quý là nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của dầu tràn nhiều hơn khu vực ven bờ. Do vậy phạm vi ứng phó của kế hoạch ứng phó tràn dầu này bao gồm (Hình 4.3):

 Ứng phó với các sự cố tràn dầu cấp II & III từ các mỏ khai thác dầu ngoài khơi biển Đông Nam Việt Nam trong vùng 20 km trở vào bờ từ mũi Cà Ná đến cửa sông Đu Đủ và khu vực xung quanh đảo Phú Quý;

cơ ảnh hưởng đến vùng biển Bình Thuận và đảo Phú Quý;

 Ứng phó với các sự cố va đụng tàu tại các khu vực ven biển Bình Thuận và xung quanh đảo Phú Quý;

 Ứng phó với các sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc trôi dạt vào địa phận Tỉnh.

Hình 4.3: Phạm vi ứng phó sự cố tràn dầu khu vực tỉnh Bình Thuận 4.5 Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực ứng phó của tỉnh

4.5.1 Trang thiết bị và nhân lực ứng phó

Trang thiết bị

Tỉnh Bình Thuận hiện chưa có trang thiết bị chuyên dụng dùng riêng cho ứng phó tràn dầu, công tác ứng phó sự cố tràn dầu chủ yếu dựa trên các phương tiện và thiết bị có sẵn dùng cho công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) của tỉnh. Trang thiết bị PCLB&TKCN của tỉnh và các huyện ven biển như sau:

- Các loại phao cứu sinh;

- Ca nô (đồn biên phòng, cơ quan quân sự huyện,…); - Thuyền máy, tàu cá (của ngư dân, HTX vận tải,…); - Xe ô tô, xe vận chuyển, bao cát,…

- Các trang thiết bị liên lạc như điện thoại, bộ đàm, máy vô tuyến, máy phát VTV, loa cầm tay.

Nhìn chung, các phương tiện và trang thiết bị hiện có trên địa bàn tỉnh không nhiều, và chưa có các trang thiết bị chuyên dụng cho ứng phó sự cố tràn dầu. Với các sự cố tràn dầu đã xảy ra, tỉnh đã gặp nhiều khó khăn trong việc huy động, mua sắm và bổ sung các nguyên vật liệu cần thiết phục vụ ứng cứu.

Nhân lực

Nguồn nhân lực chủ yếu tham gia ứng phó sự cố tràn dầu trong tỉnh có thể huy động gồm:

- Lực lượng quân đội (bộ binh, biên phòng, hải quân và công an) đang tham gia vào công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh với lực lượng thường trực khoảng 1.200 – 1.500 cán bộ, chiến sĩ.

- Sinh viên tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng và trung học trong tỉnh.

- Các tổ chức xã hội ở các phường xã: đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ…

- Người dân địa phương nơi bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu.

Các lực lượng này chưa được huấn luyện và tập huấn về kỹ năng và kiến thức công tác ứng phó sự cố tràn dầu nên trong kế hoạch UPSCDT ngoài lực lượng nòng cốt được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng ứng phó tràn dầu còn phải chuẩn bị sẵn tài liệu, giáo trình để có thể tổ chức hướng dẫn các kỹ năng kiến thức tối thiểu cho lực lượng tình nguyện trong quá trình tổ chức ứng phó.

4.5.2 Nguồn lực bên ngoài có thể huy động/yêu cầu hỗ trợ

Trong trường hợp xảy ra sự cố cấp 2 và 3 (mức trung bình và mức lớn) vượt quá khả năng ứng phó của Tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh hay Ban Chỉ Huy ƯPSCTD tỉnh Bình Thuận (là đầu mối chủ trì giúp UBND tỉnh tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu) được phép huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ ngành trên địa bàn và Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu phía Nam (NASOS) và các đơn vị khác để phối hợp ứng phó. Các đơn vị có thể huy động để hỗ trợ tỉnh gồm:

1. Lực lượng hỗ trợ để phối hợp chỉ đạo ứng phó

- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Giao thông vận tải

- Bộ Ngoại giao - Bộ Công An - Các tỉnh lân cận

2. Các lực lượng hỗ trợ trực tiếp công tác ứng phó tại hiện trường

- Trung tâm Ứng phó Sự cố Tràn dầu Khu vực Miền Nam(NASOS); - Công ty PVD Offshore có căn cứ tại Vũng Tàu;

- Liên doanh Việt Nga (Vietsovpetro), trụ sở chính tại Vũng Tàu.

4.5.3 Kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị UPSCTD

Trang thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ứng phó tràn dầu. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Tỉnh thì chưa thể trang bị toàn bộ các trang thiết bị ứng phó. Do vậy, BCH. ƯPSCTD cần có kế hoạch trang bị theo từng giai đoạn dự kiến như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7: Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

TT Loại thiết bị Thông số cơ bản Số lượng Ước tính chi phí đầu tư* (USD)

Đầu tư giai đoạn 1

1. Bộ đàm 5bộ

2. Phao quây dầu ven bờ/ trên sông

- Làm nổi bằng xốp - Chiều rộng: 0,75-1m

- Chiều dài mỗi đoạn: 20-30m, nối với nhau bằng khớp nối nhanh - Vật liệu: PVC/PE

200m 20.000

3. Thiết bị thu gom dầu (đầu hút, bơm chuyển, ống bơm) - Công suất: 10-15m3 /h - Nguyên lý hoạt động: dạng đập tràn/bơm hút 1 bộ 15.000

4. Túi chứa dầu tạm thời - Sức chứa: 5m3 - Dạng túi chứa mềm - Vật liệu: neopren/PVC 1 bộ 12.000 5. Máy rửa bờ áp suất cao

- Áp suất làm việc: 200 bar - Lưu lượng:10-14 l/p - Có khả năng gia nhiệt - Động cơ diesel

1 bộ 15.000

6. Dụng cụ thu gom

dầu trên bãi biển -- Xe rùa, xẻng Bàn cào

- Túi chứa bằng nhựa dày - Thùng chứa 500 lít - Găng tay

- Quần áo +mũ bảo hộ - Kính bảo hộ…

Đầu tư giai đoạn 2

7. Bộ đàm 5bộ

8. Phao quây dầu ven bờ/ trên sông

- Làm nổi bằng xốp - Chiều rộng: 0,75-1m

- Chiều dài mỗi đoạn: 20-30m, nối với nhau bằng khớp nối nhanh - Vật liệu: PVC/PE

200m 20.000

9. Thiết bị thu gom dầu (đầu hút, bơm chuyển, ống bơm) - Công suất: 30m3 /h - Nguyên lý hoạt động: dạng đập tràn/bơm hút 1 bộ 25.000

10. Túi chứa dầu tạm thời - Sức chứa: 10m3 - Dạng túi chứa mềm - Vật liệu: neopren/PVC 2 bộ 16.000 11. Vật liệu thấm dầu

dạng phao -- Vật liệu: polypropylen Dạng phao tròn; D:10” x 3m; 12m/bao 10 bao 1.700 12. Vật liệu thấm dầu dạng tấm - Vật liệu: polypropylen - Dạng tấm: 50cm x 50cm - 100 tấm/bao 10 bao 1.000 13. Thiết bị tách lọc dầu - Tách lọc sơ cấp - Công suất: 10-15m3 /h 1 bộ 10.000 14. Dụng cụ khác - Xe rùa, xẻng, bàn cào - Túi chứa bằng nhựa dày - Thùng chứa 500 lít

10 2.000

Đầu tư giai đoạn 3

15. Phao quây dầu ven bờ (phao + tời + nguồn thủy lực)

- Làm nổi bằng khí - Chiều rộng: 1,3m

- Chiều dài mỗi đoạn: 50m, nối với nhau bằng khớp nối nhanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vật liệu: neopren/hypalon

250m 30.000

16. Thiết bị thu gom dầu (đầu hút, bơm chuyển, ống bơm) - Công suất: 30m3 /h - Nguyên lý hoạt động: dạng đập tràn/bơm hút 1 bộ 25.000

17. Túi chứa dầu tạm thời - Sức chứa: 10m3 - Dạng túi chứa mềm - Vật liệu: neopren/PVC 2 bộ 16.000 18. Vật liệu thấm dầu dạng phao - Vật liệu: polypropylen - Dạng phao tròn; D:10” x 3m; 12m/bao 20 bao 3.400 19. Vật liệu thấm dầu dạng tấm - Vật liệu: polypropylen - Dạng tấm: 50cm x 50cm - 100 tấm/bao 20 bao 2.000 20. Dụng cụ khác - Xe rùa, xẻng, Bàn cào - Túi chứa bằng nhựa dày - Thùng chứa 500 lít…

10bộ 2.000

4.6 Phân cấp quy mô

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 02/2013/QĐ-TTG ngày 14/01/2013 quy định về quy chế phối hợp Ứng phó sự cố Tràn dầu. Theo phân cấp, sự cố tràn dầu được chi làm 3 cấp:

Cấp I : Có lượng dầu tràn dưới 20 tấn.

Cấp II: Có lượng dầu tràn từ 20 - 500 tấn;

Cấp III: Có lượng dầu tràn trên500 tấn;

4.6.1 Quy mô sự cố Cấp độ I

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cấp I (<20 tấn) tại khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi: sẽ được nhà thầu dầu khí gây dầu tràn xử lý triệt để, hơn nữa các mỏ dầu khí lại ở xa bờ vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận.

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cấp I trên sông, tại cảng hoặc gần các cảng và các tuyến giao thông thuỷ trong phạm vi lãnh hải tỉnh Bình Thuận, nguồn ô nhiễm có khả năng khống chế được.

Các đơn vị hay các chủ phương tiện gây ra sự cố phải chịu trách nhiệm ngăn chặn nguồn dầu tràn càng nhanh càng tốt và đồng thời thông báo ngay lập tức với nhà chức trách địa phương để kịp thời huy động các lực lượng ứng phó.

Ban chỉ huy ƯPSCTD sẽ huy động lực lượng ứng phó từ các nguồn lực sẵn có của địa phương mình để tham gia thu gom và xử lý triệt để nguồn dầu gây ô nhiễm.

4.6.2 Quy mô sự cố Cấp độ II

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cấp II (từ 20-500 tấn) tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi và trên các tuyến vận chuyển hàng hải, PVN/NASOS sẽ chịu trách nhiệm ứng phó.

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cấp II (từ 20-500 tấn) trên khu vực ven bờ, sông/cử sông hay tràn vô nội đồng , tại cảng hoặc gần các cảng và các tuyến giao thông thuỷ trong phạm vi tỉnh Bình Thuận, tỉnh có thể khống chế được một phần nhưng không triệt để do đó hậu quả ô nhiễm có thể ở mức trung bình đến nghiêm trọng.

Ban chỉ huy ƯPSCTD sẽ huy động lực lượng ứng phó sẵn có tại địa phương. Tuỳ theo mức độ và khả năng ứng phó, Ban chỉ huy ƯPSCTD có thể yêu cầu các lực lượng phối hợp cùng ứng phó. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, Ban

chỉ huy ƯPSCTD sẽ kiến nghị UBQGTKCN huy động nguồn lực từ NASOS và lực lượng ứng phó của Vietsovpetro tại Vũng Tàu.

4.6.3 Quy mô sự cố Cấp độ III

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cấp III (>500 tấn) tại khu vực thăm dò dầu khí ngoài khơi, PVN sẽ chịu trách nhiệm ứng phó. Khả năng không chế tại nguồn ngay lập tức rất khó nên nếu sự cố tràn dầu xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến bờ là rất lớn (từ tháng tháng 3 đến tháng 7).Trong trường hợp này, Ban chỉ huy ƯPSCTD Tỉnh sẽ chủ động huy động lực lượng ứng phó sẵn có tại địa phương. Tuỳ theo lượng dầu trôi dạt vào, Ban chỉ huy ƯPSCTD có thể yêu cầu các lực lượng phối hợp cùng ứng phó nhiều hay ít.

Trường hợp này vượt quá khả năng tự ứng phó của tỉnh vì vậy Chủ tịch UBND tỉnh phải kiến nghị kịp thời tới UBQGTKCN để huy động nguồn lực từ NASOS/Vietsovpetro tại Vũng Tàu và kêu gọi lực lượng ứng phó từ các quốc gia lân cận (EARL, ...) vào trợ giúp. UBQGTKCN sẽ chỉ đạo toàn bộ các hoạt động ứng phó.

4.7 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu

Theo công văn 69/CV-UB ngày 5/3/2009 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn gửi UBND các tỉnh thành phố ven biển về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật KHUPTD và bản đồ nhạy cảm, nội dung qui trình UPSCTD sẽ bao gồm:

Hình 4.4: Quy trình thực hiện UPSCTD 4.7.1 Quy trình Thông báo

Theo phân công trách nhiệm trong “Kế hoạch Tìm kiếm Cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được ban hành kèm theo Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 15/3/2007”, đầu mối tiếp nhận thông tin cấp tỉnh trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu là Sở TN&MT và Văn phòng Ban chỉ huy PCLB &TKCN phải làm nhiệm vụ trực thông tin 24/24.

Quy trình thực hiện UPSCTD

Căn cứ quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì đầu mối chủ trì giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu là Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi phát hiện ra vết dầu loang hay cục dầu phong hoá (người gây ra tràn dầu, bộ đội biên phòng, ngư dân, tàu bè qua lại, dân chúng, v.v...) phải thông báo kịp thời đến một trong các cơ quan sau:

1. Văn phòng trực của Sở TNMT: + Điện thoại (062) 822 829 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Fax: (062) 825 738 2. Văn phòng Ban chỉ huy PCLB

&TKCN tỉnh

+ Điện thoại: (062) 823 337 - 821 837

+ Fax: (062) 824 172

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh + Điện thoại trực ban: (062) 821 906 4. UBND địa phương gần nhất

5. Văn phòng trực của công ty gây ra sự cố tràn dầu.

Trong trường hợp, các chủ tàu đánh bắt phát hiện ra vệt dầu ngoài khơi thì thông báo về đất liền kịp thời thông qua hệ thống:

 Kênh thông tin Đài Duyên hải Phan Thiết:

- Điện thoại: (062) 833 092 - 833 085 - Fax: (062) 833 085

- Máy bộ đàm tầm xa (VTĐ): 7903 Khz – 7990 Khz

 Kênh thông tin của Bộ đội Biên phòng Bình Thuận: - Điện thoại/fax: (062) 821 311

- Máy bộ đàm tầm xa (VTĐ): 6810 Khz

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu, Văn phòng trực của Sở TN&MT sẽ thông báo ngay cho Giám đốc Sở TN&MT và các cơ quan liên quan trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu về vị trí, địa điểm, thời gian, tình trạng sự cố và dự đoán hướng lan truyền vào bờ theo Hình 4.5 bao gồm:

- Trưởng Ban chỉ huy ƯPSCTD - Văn phòng UBND tỉnh

- Văn phòng Tỉnh uỷ - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh - Công an tỉnh

- Đài thông tin duyên hải Phan Thiết

- UBND các huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Các thông tin cần thông báo bao gồm: - Ngày, giờ quan sát thấy dầu tràn;

- Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc tọa độ nếu có); - Nguồn và nguyên nhân gây ra tràn dầu

- Ước tính khối lượng tràn và khả năng xảy ra sự cố tràn tiếp theo; - Mô tả vệt dầu: hướng trôi dạt, độ dài, rộng, và màu sắc;

- Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết); - Tên và nghề nghiệp của người phát hiện sự cố.

Thông báo ban đầu không nhất thiết phải đầy đủ ngay các thông tin như trên. Quá trình thông báo thông tin về sự cố tràn dầu phải được thông báo cập nhật liên tục, kịp thời và chính xác theo sơ đồ nói trên. Đồng thời Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN hoặc Sở TN&MT sẽ thông báo đến cho UBND huyện, thị xã, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng để kịp thời chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện chủ động phòng tránh, ứng phó và tham gia khắc phục hậu quả.

Hình thức thông báo sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thông tin liên lạc của Ban Chỉ huy PCLB & TKCN bao gồm:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 63)