Quy trình Báo động

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 73)

Quy trình BÁO ĐỘNG phải được đảm bảo duy trì thông tin liên lạc thông suốt tới nơi xảy ra sự cố. Do tỉnh Bình Thuận có nguy cơ ảnh hưởng dầu tràn từ các nguồn khác nhau, nên cấp báo động sẽ được thực thi như sau:

 Sự cố tràn dầu tại các căn cứ dịch vụ, cảng trong phạm vi của tỉnh (100 - 300 tấn dầu nhiên liệu), thì cấp báo động sẽ là Trưởng Ban chỉ huy ƯPSCTD.

 Trong trường hợp xảy ra sự cố lớn ngoài giàn khoan (>1000 tấn dầu thô), thì cấp báo động sẽ từ UBQGTKCN thông qua UBND Tỉnh.

Sơ đồ báo động trong trường hợp xảy ra sự cố sẽ được thể hiện trong Hình4.6 sau.

Hình4.6: Quy trình báo động sự cố tràn dầu

Phát hiện SCTD

Chỉ huy Hiện trường (chủ tịch UBND huyện/TP/TX

ven biển)

Phòng trực thông tin của Văn phòng BCH PCLB, Sở

TNMT

Ủy viên thường trực

ƯPSCTD Các thành viên trong Ban ƯPSCTD

Trưởng ban Chỉ huy ƯPSCTD

UBND Tỉnh Bình

Thuận - TTƯPTD miền

Nam (NASOS) UBQG TKCN Các bộ ngành có liên quan Các nguồn lực quốc tế (OSRL) Các Sở ban ngành liên quan tại địa phương

SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 1 SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 2 SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 3

Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu. Đây là một đầu mối tiếp nhận và truyền đạt các thông tin về sự cố tràn dầu, chịu trách nhiệm liên lạc giữa hiện trường với Ban chỉ huy ứng phó, thông báo cho các tổ chức, đơn vị, cơ quan, UBND các cấp có liên quan, tiếp nhận và cung cấp các thông tin cần thiết cho các hoạt động ứng phó v.v.

Phòng trực thông tin của Sở TNMT có nhiệm vụ lưu trữ một số thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng khác phục vụ cho việc đánh giá sự cố và chọn lựa chiến lược ứng phó như:

- CSDL khí tượng thủy văn gồm: sóng, gió, dòng chảy, nhiệt độ nước các mùa. - CSDL về loại, đặc tính của dầu.

- CSDL môi trường và các vùng nhạy cảm.

- CSDL về địa điểm, loại, số lượng, công suất các thiết bị ứng phó; nơi xử lý dầu thu gom và các chất thải khác.

- Các loại bản đồ: Bản đồ nhạy cảm môi trường; Địa hình, địa mạo, đường giao thông; Bản đồ vị trí các địa điểm chứa và xử lý dầu thu gom và các chất thải.

Các phương tiện thông tin liên lạc cần có như máy fax, điện thoại cố định và di động, telex, hệ thống liên lạc vô tuyến (VTĐ, Radio), máy tính kết nối internet để đảm bảo các thông tin cần thiết như hỗ trợ hậu cần và các hoạt động làm sạch môi trường v.v…

Quy trình ứng phó tràn dầu

Các bước của quy trình ứng phó tràn dầu bao gồm: 1. Đánh giá sự cố;

2. Huy động và triển khai các nguồn lực ứng phó; 3. Dự đoán hướng di chuyển của vệt dầu loang;

4. Tiến hành các hoạt động ngăn chặn và thu gom dầu;

5. Xác định các khu vực nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng và các biện pháp bảo vệ; 6. Thu gom và tồn chứa các chất thải;

7. Xử lý các chất thải;

8. Tiến hành các hoạt động phục hồi môi trường; 9. Đánh giá thiệt hại kinh tế và môi trường của sự cố; 10. Tiến hành chương trình giám sát môi trường sau sự cố; 11. Giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến sự cố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương pháp ứng phó cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời đưa ra quyết định cho các vấn đề sau:

 Người chỉ huy các hoạt động ứng phó

 Chiến lược và phương pháp ứng phó

 Các nguồn ứng phó cần huy động

 Khả năng phối hợp các hoạt động ứng phó

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 73)