Xử lý bùn dầu/dầu nhớt thải

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 32)

Việc xử lý bùn dầu/ dầu nhớt thải hiện được áp dụng một số công nghệ mà các công ty lớn trên thế giới đã triển khai như:

1. Quy trình công nghệ xử lý bùn dầu của Texacoing (Mỹ)

Bùn dầu được xử lý bằng quy trình hai giai đoạn: 1) khử nước, dầu; 2) khử sáp

và tinh chế bùn. Trong giai đoạn 1, bùn dầu được trộn với hydrocacbon nhẹ, sau đó có

thể sa lắng tạo pha lỏng (dầu – hydrocacbon) và pha rắn (sáp – nước). Còn giai đoạn 2, pha rắn chứa sáp được tách ra từ pha sáp – nước sẽ được xử lý với dung môi acromatic tạo ra dung dịch sáp – acromatic. Sau đó, dung môi này sẽ được trích ly để tách sáp ra khỏi dung dịch. Một số thường được sử dụng như: benzene, naphtal hoặc xăng nhẹ theo tỷ lệ thích hợp,... để khử dầu của bùn dầu. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém về chi phí nên không có lợi về mặt kinh tế.

Ngoài ra, Texacoing còn có một phương pháp khác áp dụng trong xử lý nhũ tương dầu – nước dạng bùn đặc biệt là gudron dầu mỏ. Sản phẩm này được xử lý ở nhiệt độ thấp nhất là 750oF dưới áp suất tối thiểu là 300 Psi. Quá trình này tạo ra khí hydrocacbon (thích hợp để làm nhiên liệu hoặc làm nhiên liệu cracking).

2. Quy trình công nghệ xử lý bùn dầu của Beck – Jecker (Mỹ)

Đây là quy trình xử lý bùn loãng hiện đại được áp dụng rất rộng rãi cho các loại bùn đất nhiễm dầu do sự cố tràn dầu, bùn sa lắng trong tàu chứa và bồn chứa, v.v… Vì tính đa dạng này nên nó có thể áp dụng để xử lý chất thải của tất cả các quá trình khai thác và chế biến dầu.

Nguyên lý vận hành của quy trình xử lý bùn dầu của Beck – Jecker rất đơn giản. Bùn dầu được lọc sơ bộ để tách các chất rắn có kích thước lớn. Tốc độ lọc sẽ tăng nhờ áp lực nước bơm vào. Sản phẩm sau khi qua lọc sẽ được đưa vào cụm cyclone. Tại đây, nhờ lực ly tâm mà các tạp chất rắn sẽ bám trên vách cyclone và chảy xuống đáy. Dầu sạch và nước được lấy ra ở pha lỏng, còn khí sẽ lấy ra ở đỉnh của thiết bị. Tạp chất rắn chảy ra ngoài một cyclone lớn và được rửa bằng nước (cũng theo phương pháp ly tâm).

Quá trình vận hành liên tục: quá trình tách có thể đạt hiệu suất đến 99% đối với các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 25µm. Độ bền thiết bị cao do vận hành đơn giản, giá thành thấp và không phải dùng dung môi. Ngoài ra cũng có thể lắp đặt nối tiếp các cyclone để tăng hiệu suất tách.

3. Quy trình xử lý của công ty ATM – Hà Lan

Công nghệ xử lý của công ty ATM của Hà Lan dùng để xử lý chất thải rắn nhiễm dầu, các dung môi hữu cơ, sơn, nhựa,... và đất bị ô nhiễm dầu. Nguyên tắc của phương pháp là ứng dụng nguyên lý nhiệt phân trong công nghệ xử lý. Từ quá trình

nhiệt phân các chất hữu cơ sẽ bị khí hóa tạo ra nhiên liệu. Hiện công nghệ này đã áp dụng xử lý với công suất 200.000 tấn chất thải rắn/năm.

4. Quy trình xử lý bùn dầu của tập đoàn Shimizu – Nhật Bản

Tập đoàn Shimizu – Nhật Bản đã kết hợp với Viện nghiên cứu Khoa học Kuwait (KISR) và Công ty dầu khí Kuwait (KOC) tiến hành nghiên cứu và triển khai xử lý bùn dầu tại Kuwait (quy mô 30 tấn/ngày), do cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Đây là quá trình xử lý kết hợp với việc dùng dung môi hữu cơ và nước nóng ở 70oC để rửa đất nhiễm dầu trong các công đoạn xử lý thích hợp.

Quá trình thực hiện được mô tả vắn tắt như sau: bùn dầu được xử lý sơ bộ, tiếp theo là rửa đất bằng dung môi hữu cơ (dung môi: bùn dầu = 60:100 khối lượng) ở 70oC để tách tiếp dầu và muối trong đất, hỗn hợp cũng được khuấy trộn trong 1 giờ. Phần lỏng sau khi tách sẽ được lọc tiếp để thu hồi dầu thô làm nhiên liệu còn nước sẽ được xử lý tiếp bằng công nghệ sinh học. Kết quả cho thấy, bùn dầu có hàm lượng dầu ban đầu là 30,3% sau khi rửa bằng dung môi xuống còn 11,9%, rửa tiếp bằng nước nóng xuống còn 2,1%. Để giảm hàm lượng dầu, người ta có thể xử lý tiếp bằng cách rửa nhiều lần hoặc có thể xử lý bậc cao bằng công nghệ sinh học. Với công nghệ ước tính thu được khoảng 750 tấn dầu từ việc xử lý 4.500 thùng bùn dầu.

5. Quy trình xử lý dầu nhớt thải của các nước

Quy trình xử lý dầu nhớt thải của các nước sẽ được trình bày chi tiết trong Bảng 2.1 như sau.

Bảng 2.1 Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý dầu nhớt thải

Nước Phương pháp Ưu điểm

Úc Phương pháp đông tụ: tái sinh dầu nhớt bằng dung môi tổng hợp có chứa peroxit và chất điện ly.

Không tách nước ra khỏi dầu nhớt trước khi xử lý vì nước là thành phần cần thiết trong quá trình đông tụ. Đức Xử lý sơ bộ dầu nhớt bằng dung dịch hỗn

hợp Na2CO3 và K2CO3 với Na2SO4 hoặc K2SO4. Sau đó xử lý tiếp bằng H2SO4, bằng

Phương pháp này giúp thu được dầu tái sinh khá sạch, hóa chất xử lý dễ kiếm nhưng quy trình công nghệ khá

dung môi hay bằng hydro. phức tạp. Balan Đầu tiên thực hiện khử nước dầu thải rồi xử

lý bằng axit, bằng kiềm và cuối cùng tẩy màu bằng đất sét rồi lọc ép. Thực hiện chưng cất chân không để làm sạch triệt để.

Phương pháp cho hiệu quả cao nhưng chi phí rất lớn.

Pháp Dùng propan lỏng chiết dầu để khử cặn, sau đó xử lý bằng axit, tẩy màu bằng đất sét và cuối cùng chưng cất chân không.

Ý Dầu nhớt thải được chiết 2 lần bằng propan lỏng, sau đó khử tạp chất bằng hydro rồi chưng cất chân không

Mỹ Tái sinh dầu nhớt bằng phương pháp Berc. Đầu tiên, tách nước rồi kết tủa cặn bằng hỗn hợp rượu chuyên dụng. Sau đó, dầu được chưng cất chân không cho ra các sản phẩm khác nhau.

Phương pháp này đắt tiền, vận hành phức tạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà lan Tái sinh dầu nhớt bằng phương pháp recycle. Theo phương pháp này, người tap ha các hóa chất chuyên dùng vào dầu thải đã khử nước, sau đó chưng cất ở chân không sâu, cặn thải không đốt.

Phương pháp này thu được dầu gốc tố nhưng rất đắt.

Theo đánh giá của US EPA, ở Mỹ có tới 43% dầu thải được xử dụng làm nhiên liệu đốt cho các lò công nghiệp, 18% được tái sử dụng cho ngành giao thông, 8% được tinh chế cho công nghiệp hóa dầu và 31% là bị phân tán vào môi trường đất, cống rãnh.

Hiện tại ở Việt Nam, công nghệ xử lý chất thải nhiễm dầu chủ yếu là phương pháp đốt. Đối với các hóa chất gốc dầu thì được trung hòa bằng kiềm hoặc oxy hóa, sau đó đem đốt hoặc chôn lấp.

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 32)