Hoạt động ứng phó tại hiện trường

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 86)

Tràn dầu ngoài khơi trong phạm vi dưới 20 km

 Phát hiện sớm vệt dầu (mảng dầu) trôi dạt và hướng di chuyển ngoài phạm vi 20 km thông qua các tàu thuyền hoạt động, đánh bắt hải sản của tỉnh;

 Triển khai nguồn lực ứng phó (đội tàu của bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nguồn tàu thuyền),…) sẵn có của địa phương nhanh chóng thu hồi dầu bằng phương pháp cơ học càng nhanh càng tốt để tránh không cho dầu lan rộng về phía bờ.

 Cần nhanh chóng có biện pháp bảo vệ hoặc đóng các cửa sông, cửa cống, kênh tiêu, cửa thông vào các ao, hồ (nếu có) v.v... có nguy cơ bị dầu lan vào nếu như vệt dầu đang trôi về hướng đó hoặc xẩy ra tràn dầu ở gần các khu vực này.

 Trường hợp vệt dầu tràn từ các mỏ khai thác dầu khí hoặc tàu chở dầu vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, phải chủ động đón lõng vệt dầu tràn và làm trệch hướng vệt dầu về phía bờ biển kém nhạy cảm hơn từ khu du lịch Thế Giới Xanh đến xã Tân Bình – thị xã La Gi sẽ yêu cầu sự hỗ trợ ứng phó từ NASOS và VIETSOVPETRO.

 Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhiên liệu do va đụng tàu (tại các khu vực cảng (Phan Thiết, La Gi, Phan Ri Cửa, Phú Quý) và khu vực ven bờ thì huy động đội tàu ứng phó của địa phương gần nơi xảy ra sự cố nhất để thu gom dầu bằng biện pháp

cơ học (vật liệu thấm dầu, thùng phuy, xô, chậu…);

 Trường hợp thời tiết xấu không thuận lợi cho công tác ứng phó, phải tổ chức theo dõi thường xuyên hướng vệt dầu trôi dạt và khu vực dầu tràn vào để khẩn trương thu gom ngay dầu ô nhiễm;

 Thông báo cho ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là các hộ nuôi tôm hùm và cá lồng bè trên biển tại khu vực huyện Tuy Phong và đảo Phú Quý) và các cơ sở sản xuất muối, … trong khu vực có nguy cơ bị dầu tràn tới đóng các cửa lấy nước vào các ao nuôi tôm, các khu vực làm muối chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Tràn dầu hoặc xuất hiện dầu trên bờ

 Ưu tiên thu gom dầu tràn trên bờ bằng các biện pháp thủ công không gây tổn hại cho môi trường nhằm ngăn không cho dầu tiếp tục tràn lan. Nên tránh các biện pháp thu gom bằng cách xúc đất đi nơi khác hoặc dùng các phương tiện máy móc hạng nặng...

 Chủ động thu gom dầu ô nhiễm và làm sạch bãi biển ngay từ các cấp địa phương (cấp huyện, thị xã, thành phố), đặc biệt tại các nơi có nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản và du lịch;

 Huy động lực lượng xung kích ứng phó của các địa phương (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ, tỉnh đoàn, kiểm lâm, giao thông vận tải, … ) cùng nhân dân trong khu vực tham gia thu gom dầu trên bờ biển;

 Huy động lực lượng nhân viên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng thu gom dầu ô nhiễm tại khu vực bờ biển của mình theo đúng hướng dẫn của chỉ huy tại hiện trường.

 Chứa dầu ô nhiễm dạng sệt lỏng vào các thùng phuy có nắp đậy, chứa dầu ô nhiễm đã phong hóa vào các túi hai lớp (lớp bên trong bằng nilon) hoặc đào các hố chứa tạm có lót giấy dầu tại các khu vực trên bãi biển cao không bị ảnh hưởng của thủy triều.

 Vận chuyển dầu ô nhiễm trong công ten nơ, túi, thùng chứa… bằng đường bộ đến các bãi thải tập kết theo quy định của các địa phương ven biển để xử lý bằng phương pháp đốt.

 Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, áo mưa, mũ cho các lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó, thu gom dầu (tránh tiếp xúc trực tiếp với dầu) nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho mọi người.

 Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhiễm dầu.

Một số tình huống sự cố tràn dầu chính có thể xảy ra và quy trình thực hiện ứng phó chi tiết đối với tỉnh Bình Thuận sẽ được thể hiện chi tiết như trong phụ lục 1.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)