Theo công văn 69/CV-UB ngày 5/3/2009 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn gửi UBND các tỉnh thành phố ven biển về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật KHUPTD và bản đồ nhạy cảm, nội dung qui trình UPSCTD sẽ bao gồm:
Hình 4.4: Quy trình thực hiện UPSCTD 4.7.1 Quy trình Thông báo
Theo phân công trách nhiệm trong “Kế hoạch Tìm kiếm Cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được ban hành kèm theo Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 15/3/2007”, đầu mối tiếp nhận thông tin cấp tỉnh trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu là Sở TN&MT và Văn phòng Ban chỉ huy PCLB &TKCN phải làm nhiệm vụ trực thông tin 24/24.
Quy trình thực hiện UPSCTD
Căn cứ quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì đầu mối chủ trì giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu là Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi phát hiện ra vết dầu loang hay cục dầu phong hoá (người gây ra tràn dầu, bộ đội biên phòng, ngư dân, tàu bè qua lại, dân chúng, v.v...) phải thông báo kịp thời đến một trong các cơ quan sau:
1. Văn phòng trực của Sở TNMT: + Điện thoại (062) 822 829
+ Fax: (062) 825 738 2. Văn phòng Ban chỉ huy PCLB
&TKCN tỉnh
+ Điện thoại: (062) 823 337 - 821 837
+ Fax: (062) 824 172
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh + Điện thoại trực ban: (062) 821 906 4. UBND địa phương gần nhất
5. Văn phòng trực của công ty gây ra sự cố tràn dầu.
Trong trường hợp, các chủ tàu đánh bắt phát hiện ra vệt dầu ngoài khơi thì thông báo về đất liền kịp thời thông qua hệ thống:
Kênh thông tin Đài Duyên hải Phan Thiết:
- Điện thoại: (062) 833 092 - 833 085 - Fax: (062) 833 085
- Máy bộ đàm tầm xa (VTĐ): 7903 Khz – 7990 Khz
Kênh thông tin của Bộ đội Biên phòng Bình Thuận: - Điện thoại/fax: (062) 821 311
- Máy bộ đàm tầm xa (VTĐ): 6810 Khz
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu, Văn phòng trực của Sở TN&MT sẽ thông báo ngay cho Giám đốc Sở TN&MT và các cơ quan liên quan trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu về vị trí, địa điểm, thời gian, tình trạng sự cố và dự đoán hướng lan truyền vào bờ theo Hình 4.5 bao gồm:
- Trưởng Ban chỉ huy ƯPSCTD - Văn phòng UBND tỉnh
- Văn phòng Tỉnh uỷ - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh - Công an tỉnh
- Đài thông tin duyên hải Phan Thiết
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng - Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
Các thông tin cần thông báo bao gồm: - Ngày, giờ quan sát thấy dầu tràn;
- Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc tọa độ nếu có); - Nguồn và nguyên nhân gây ra tràn dầu
- Ước tính khối lượng tràn và khả năng xảy ra sự cố tràn tiếp theo; - Mô tả vệt dầu: hướng trôi dạt, độ dài, rộng, và màu sắc;
- Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết); - Tên và nghề nghiệp của người phát hiện sự cố.
Thông báo ban đầu không nhất thiết phải đầy đủ ngay các thông tin như trên. Quá trình thông báo thông tin về sự cố tràn dầu phải được thông báo cập nhật liên tục, kịp thời và chính xác theo sơ đồ nói trên. Đồng thời Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN hoặc Sở TN&MT sẽ thông báo đến cho UBND huyện, thị xã, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng để kịp thời chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện chủ động phòng tránh, ứng phó và tham gia khắc phục hậu quả.
Hình thức thông báo sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thông tin liên lạc của Ban Chỉ huy PCLB & TKCN bao gồm:
- Điện thoại hữu tuyến: liên lạc với Bộ TN&MT, UBQGTKCN, NASOS qua các máy điện thoại của Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN Tỉnh và Sở TN&MT. - Điện thoại di động.
- Vô tuyến điện.
- Tại các địa phương thông tin liên lạc được thông qua máy điện thoại của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN địa phương mình.
Việc thông báo phải được thực hiện bằng phương tiện nhanh nhất hiện có và phải được khẳng định lại bằng bản fax.
Hình4.5: Quy trình thông báo sự cố tràn dầu NƠI XẢY RA/PHÁT HIỆN
SỰ CỐ TRÀN DẦU Văn phòng trực thông tin sở
TN&MT
Trụ sở công ty gây tràn dầu
VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC
BAN CHỈ HUY PCLB &TKCN TỈNH
GIÁM ĐỐC SỞ TNMT TRƯỞNG BCH.PCLB&TKCN
(UPSCTD)
Văn phòng UBND tỉnh (Phòng Kinh tế: 822 419)
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (Trực ban tác chiến: 821 906)
Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh
(Trực ban tác chiến: 821 311)
Đài thông tin duyên hải Phan Thiết
(Văn phòng trực: 833 085) Công an tỉnh (Văn phòng trực: 858 157) UBND các huyện/TP/TX bị ảnh hưởng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh
Sở Văn hóa, Du lịch và Thông tin
4.7.2 Quy trình báo động
Quy trình BÁO ĐỘNG phải được đảm bảo duy trì thông tin liên lạc thông suốt tới nơi xảy ra sự cố. Do tỉnh Bình Thuận có nguy cơ ảnh hưởng dầu tràn từ các nguồn khác nhau, nên cấp báo động sẽ được thực thi như sau:
Sự cố tràn dầu tại các căn cứ dịch vụ, cảng trong phạm vi của tỉnh (100 - 300 tấn dầu nhiên liệu), thì cấp báo động sẽ là Trưởng Ban chỉ huy ƯPSCTD.
Trong trường hợp xảy ra sự cố lớn ngoài giàn khoan (>1000 tấn dầu thô), thì cấp báo động sẽ từ UBQGTKCN thông qua UBND Tỉnh.
Sơ đồ báo động trong trường hợp xảy ra sự cố sẽ được thể hiện trong Hình4.6 sau.
Hình4.6: Quy trình báo động sự cố tràn dầu
Phát hiện SCTD
Chỉ huy Hiện trường (chủ tịch UBND huyện/TP/TX
ven biển)
Phòng trực thông tin của Văn phòng BCH PCLB, Sở
TNMT
Ủy viên thường trực
ƯPSCTD Các thành viên trong Ban ƯPSCTD
Trưởng ban Chỉ huy ƯPSCTD
UBND Tỉnh Bình
Thuận - TTƯPTD miền
Nam (NASOS) UBQG TKCN Các bộ ngành có liên quan Các nguồn lực quốc tế (OSRL) Các Sở ban ngành liên quan tại địa phương
SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 1 SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 2 SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP 3
Văn phòng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu. Đây là một đầu mối tiếp nhận và truyền đạt các thông tin về sự cố tràn dầu, chịu trách nhiệm liên lạc giữa hiện trường với Ban chỉ huy ứng phó, thông báo cho các tổ chức, đơn vị, cơ quan, UBND các cấp có liên quan, tiếp nhận và cung cấp các thông tin cần thiết cho các hoạt động ứng phó v.v.
Phòng trực thông tin của Sở TNMT có nhiệm vụ lưu trữ một số thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng khác phục vụ cho việc đánh giá sự cố và chọn lựa chiến lược ứng phó như:
- CSDL khí tượng thủy văn gồm: sóng, gió, dòng chảy, nhiệt độ nước các mùa. - CSDL về loại, đặc tính của dầu.
- CSDL môi trường và các vùng nhạy cảm.
- CSDL về địa điểm, loại, số lượng, công suất các thiết bị ứng phó; nơi xử lý dầu thu gom và các chất thải khác.
- Các loại bản đồ: Bản đồ nhạy cảm môi trường; Địa hình, địa mạo, đường giao thông; Bản đồ vị trí các địa điểm chứa và xử lý dầu thu gom và các chất thải.
Các phương tiện thông tin liên lạc cần có như máy fax, điện thoại cố định và di động, telex, hệ thống liên lạc vô tuyến (VTĐ, Radio), máy tính kết nối internet để đảm bảo các thông tin cần thiết như hỗ trợ hậu cần và các hoạt động làm sạch môi trường v.v…
Quy trình ứng phó tràn dầu
Các bước của quy trình ứng phó tràn dầu bao gồm: 1. Đánh giá sự cố;
2. Huy động và triển khai các nguồn lực ứng phó; 3. Dự đoán hướng di chuyển của vệt dầu loang;
4. Tiến hành các hoạt động ngăn chặn và thu gom dầu;
5. Xác định các khu vực nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng và các biện pháp bảo vệ; 6. Thu gom và tồn chứa các chất thải;
7. Xử lý các chất thải;
8. Tiến hành các hoạt động phục hồi môi trường; 9. Đánh giá thiệt hại kinh tế và môi trường của sự cố; 10. Tiến hành chương trình giám sát môi trường sau sự cố; 11. Giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến sự cố.
phương pháp ứng phó cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời đưa ra quyết định cho các vấn đề sau:
Người chỉ huy các hoạt động ứng phó
Chiến lược và phương pháp ứng phó
Các nguồn ứng phó cần huy động
Khả năng phối hợp các hoạt động ứng phó
4.8 Cơ cấu tổ chức ứng phó
4.8.1 Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó
Nguồn lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu sẽ được huy động từ nguồn nhân lực và thiết bị của các địa phương (theo phân cấp trong kế hoạch TKCN) và nguồn lực của Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Bình Thuận. Tuỳ theo cấp độ dầu tràn ra môi trường, UBND tỉnh sẽ huy động lực lượng một phần hay toàn bộ nguồn lực để tham gia hỗ trợ ứng phó cho các địa phương phù hợp. Phân công nhân lực được dự tính như sau:
Ứng phó sự cố tràn dầu trong vòng dưới 20 km: bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh trực tiếp chỉ huy ứng phó trên biển và phối hợp thông tin với Đài duyên hải Phan Thiết, lực lượng tàu thuyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, của các địa phương, cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ.
Ứng phó sự cố tràn dầu ven bờ và trên bờ: bộ chỉ huy quân sự tỉnh sẽ chỉ huy trực tiếp ứng phó khu vực ven bờ và trên bờ phối hợp với lực lượng của Công an, kiểm lâm, giao thông vận tải, của các địa phương cùng nhân dân trong khu vực… để thực hiện nhiệm vụ.
Chủ tịch UBND tại từng huyện /thành phố/thị xã ven biển sẽ trực tiếp chỉ đạo ứng phó và thu gom dầu tràn tại hiện trường trên địa bàn ven bờ của huyện mình. Huy động lực lượng các khu du lịch ven biển, nhân dân địa phương, thanh niên, học sinh tham gia thu gom dầu ô nhiễm trên bờ.
Lực lượng chủ lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh được dựa trên nguồn lực trong tỉnh và lực lượng hỗ trợ từ các tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu chuyên ngành theo yêu cầu của UBND tỉnh bao gồm:
Lực lượng xung kích của tỉnh:
- Bộ chỉ huy tỉnh: 90 - 100 người
- Công an Tỉnh: 40 - 50 người
- Bộ đội biên phòng: 40 - 50 người
- Sở NN&PTNT: 50 người
- Lực lượng dự bị động viên: 80-100 người
- Sở y tế: 2 đội y tế lưu động
- Hội chữ thập đỏ: 20 người
- Đoàn thanh niên: >100 người
- Công ty Công trình Đô thị Phan Thiết.
- Lực lượng nhân viên tại các KDL: 15 - 20 người/KDL hoặc cơ sở.
Lực lượng hiệp đồng trong tỉnh (trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu lớn):
- Lữ đoàn công binh 25: 80 - 100 người
Lực lượng hỗ trợ (trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu lớn ngoài khơi):
- Trung tâm Ứng phó khu vực phía Nam tại Vũng Tàu (NASOS): thiết bị ứng phó tràn dầu trên biển.
Đội ứng phó tràn dầu của Vietsovpetro: Thiết bị ứng phó tràn dầu trên biển.
4.8.2 Tổ chức và trách nhiệm chung
Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy và thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Tổ chức ƯPSCTD là một phần của kế hoạch “Tìm kiếm cứu nạn” được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 15/3/2007.
Ban Chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh Bình Thuận là cơ quan đầu mối chủ trì giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trong phạm vi thuộc trách nhiệm của tỉnh.
1. Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu (BCH.ƯPSCTD): chính là Ban Chỉ huy PCLB & TKCN của Tỉnh, tham mưu cho Chủ tịch UBND Tỉnh và tham mưu chỉ đạo về mặt kỹ thuật, phương án ứng phó, thiết bị ứng phó và chỉ huy trực tiếp là Giám đốc Sở TNMT. 2. Đội Ứng phó tràn dầu (ĐƯPTD) xung kích.
Thành phần chính của Ban Chỉ huy ƯPSCTD bao gồm các thành viên của các cơ quan, ban, ngành sau:
1. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận
2. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bình Thuận 3. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Thuận
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 5. Công an tỉnh Bình Thuận
6. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Bình Thuận
7. Sở Văn hóa, Du lịch và Thông tin (VH, DL &TT) Bình Thuận 8. Sở Khoa học Công nghệ Bình Thuận
9. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bình Thuận 10. Sở Tài chính Bình Thuận
11. Sở Y tế Bình Thuận
12. Hội Chữ thập đỏ Bình Thuận 13. Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận
14. UBND TP. Phan Thiết 15. UBND Huyện Tuy Phong 16. UBND Huyện Bắc Bình
17. UBND Huyện Hàm Thuận Nam 18. UBND Thị xã La Gi
19. UBND Huyện Hàm Tân 20. UBND Huyện đảo Phú Quý
Lực lượng ứng phó tràn dầu (LLƯPTD) xung kích sẽ được huy động chủ yếu từ: 1. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: 1 đại đội cơ động và 1 trung đội dự phòng;
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: 2 trung đội cơ động và 1 trung đội dự phòng; 3. Công an tỉnh: 2 trung đội cơ động và 1 trung đội dự phòng;
4. Sở Y tế Bình Thuận: 2 đội y tế lưu động
5. Hội Chữ thập đỏ tỉnh: 20 thanh niên xung kích/chữ thập đỏ 6. UBND TP. Phan Thiết: 2 đội thanh niên xung kích
7. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bình Thuận: 1 đội xung kích ứng phó trên biển Ngoài ra một số đơn vị chức năng khác đóng trên địa bàn tỉnh như các lực lượng từ các khu du lịch ven biển của tỉnh, lực lượng học sinh, dân quân tự vệ có thể được huy động khi cần thiết và đây cũng chính là một lực lượng cần thiết để dọn sạch bờ biển khi dầu tràn vào bờ.
4.8.2.1 Tổ chức của Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu
Căn cứ quyết định số 79/2001/QĐ-CT.UBBT ngày 06/12/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn(PCLB & TKCN) Bình Thuận, tổ chức của Ban Chỉ huy ƯPSCTD chính là tổ chức của Ban Chỉ huy PCLB & TKCN của tỉnh, cụ thể:
Trưởng ban: là Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Phó trưởng ban thường trực: là giám đốc Sở NN & PTNT.
Phó trưởng ban: là lãnh đạo các Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh.
Ủy viên: là lãnh đạo các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố ven biển, trong đó ủy viên thường trực là Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh.
Ban Chỉ huy ƯPSCTD được tổ chức theo từng bộ phận, hoặc nhóm dựa trên 5 lĩnh vực chức năng quan trọng để đẩy mạnh và yểm trợ cho các hoạt động ứng phó tràn dầu:
1. Nhóm Điều hành hoạt động 2. Nhóm Thông tin liên lạc
3. Nhóm An toàn, Sức khoẻ và Môi trường 4. Nhóm Nhân lực và Hậu cần
5. Nhóm Quản trị - Tài chính
Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh sẽ được trình bày tóm lược như Hình 4.8.
Hình 4.8: Sơ đồ tổ chức của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu Trưởng BCHƯPSCTD
(Chủ tịch UBND tỉnh)
Ban CH. PCLB & TKCN
Sở Tài nguyên & Môi trường (GĐ sở TN&MT)
Phụ trách