Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 36)

3.1.1 Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh có dải đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông. Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía đông và nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192,75 km.

Các đơn vị hành chính của tỉnh gồm: thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và 8 huyện thị (Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh và Phú Quý). Địa giới hành chính của tỉnh Bình Thuận như trong Hình dưới.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 3.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn

Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 còn mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khái quát về các đặc trưng về khí tượng thủy văn của tỉnh Bình Thuận như sau:

Nhiệt độ không khí: tại vùng đồng bằng và đồi núi thấp có giá trị trung bình năm từ 26-27o

C. Trên bề mặt biển vào các tháng gió mùa đông bắc (tháng I) nhiệt độ dưới 24,75oC, vùng ven bờ dưới 25o

C. Vào mùa gió Tây Nam (tháng VII) nhiệt độ không khí trên mặt biển nhỏ hơn 26,5oC (riêng đoạn từ Liên Hương trở ra Phan Rang có thể nhỏ hơn 25,5oC - do ảnh hưởng của vùng nước trồi ven bờ).

Độ ẩm: khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao và ít thay đổi trong năm dao động trong khoảng 70 – 80%. Tháng có độ ẩm cao nhất trị số trung bình không vượt quá 85% (trong mùa mưa).

Gió: gồm có 2 mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam hoạt động luân phiên nhau theo hai mùa chính trong năm. Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3năm sau (vận tốc gió trung bình 6-10m/s) với hướng thịnh hành là hướng Đông Bắc, ngoài ra còn có các hướng Đông Đông Bắc và hướng Bắc Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 (vận tốc gió trung bình 4-6 m/s) với các hướng thịnh hành là Tây Tây Nam, Tây Nam và Tây. Hướng gió và tần suất xuất hiện trong vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong Hình 3.2.

Thủy triều: thiên về nhật triều không đều với mực nước triều trung bình dao động trong khoảng 213 – 229 cm (ghi nhận tại trạm Phú Quý năm 2012). Mực nước triều cao nhất đạt 306 cm vào tháng 7/2012 và thấp nhất là 107cm vào tháng 5/2012. Số liệu thống kê mực nước triều tại trạm Phú Quý qua các năm như sau.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê về mực nước triều tại trạm Phú Quý

Đơn vị: cm Tháng Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2010 Mực nước cao nhất 301 282 280 293 296 286 292 296 279 294 302 292 Mực nước trung bình 220 216 221 222 215 216 216 216 217 230 233 224 Mực nước thấp nhất 113 117 143 160 124 127 129 130 140 150 129 131 Năm 2011 Mực nước cao nhất 296 300 293 286 284 282 290 292 294 298 298 312 Mực nước trung bình 226 212 227 209 212 215 218 224 229 225 232 233 Mực nước thấp nhất 131 146 158 123 124 135 128 140 161 147 130 139 Năm 2012 Mực nước cao nhất 300 296 290 284 291 292 306 292 290 286 292 300 Mực nước trung bình 224 224 224 214 216 213 223 222 228 228 229 234 Mực nước thấp nhất 126 130 155 135 107 112 128 136 155 142 133 125

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ, 2013 [2]

Dòng chảy: chế độ dòng chảy đối với các sông suối ven biển phụ thuộc vào chế độ mưa. Mô đun bình quân của các lưu vực sông, suối ven biển là 11,5l/s/km2

(thuộc loại sông rất ít nước ở nước ta). Phía Tây tỉnh thuộc lưu vực sông La Ngà, nguồn nước khá dồi dào. Nếu tính cho sông La Ngà có diện tích lưu vực 3.067km2 thì lưu lượng trung bình nhiều năm là 113m3/s và lượng cấp nước hàng năm là 3.573 triệu m3. Tuy vậy, vào mùa khô dòng chảy cũng rất nhỏ như tại Tà Pao có khi lưu lượng cũng chỉ đạt: 3,5 – 4m3/s.

Bảng 3.2: Hệ thống các sông, suối chính khu vực tỉnh Bình Thuận

Tên sông, suối Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km2) Mo (l/s/ km2) Qo (m3/s) Lượng nước cấp (106 m3) Ghi chú Suối Đá Bạc 21 76 7,0 0,53 16 Tính đến cửa sông Sông Lòng Sông 53 520 10,0 5,20 164

Sông Lũy 85 1973 10,0 19,70 623

Sông Cái P.Thiết 75 800 11,5 9,20 291

Sông Cà Ty 77 775 12,8 9,80 331

Sông Phan 53 465 13,0 6,00 190

Sông Dinh 67 812 15,0 12,20 386

Sông La Ngà 290 3067 37,0 113,00 3573

Nguồn: [3]

Nhìn chung, hệ thống sông suối của Bình Thuận xuất phát từ phía Tây, nơi có các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam, trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Các sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, có dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng XII đến tháng V năm sau.

Dòng chảy ngoài khơi là sự kết hợp của dòng triều dưới tác dụng của gió. Chế độ dòng chảy phụ thuộc vào gió mùa. Mùa gió Đông Bắc, dòng chảy di chuyển dọc bờ biển theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam. Khu vực từ phía Bắc xuống Phan Thiết, dòng chảy có vận tốc cao, trung bình là 40cm/s, cực trị đạt 60cm/s. Từ nam Phan Thiết xuống Vũng Tàu, dòng chảy yếu hơn với vận tốc trung bình 15cm/s, cực trị đạt 30cm/s. Mùa gió Tây Nam, dòng chảy từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Ná vẫn có khuynh hướng Đông Bắc - Tây Nam, sau khi di chuyển dọc bờ biển về mũi Cà Ná, chúng sẽ hội tụ với những dòng khác từ phương Nam lên hướng Bắc, sự biến đổi dòng xảy ra, kết quả các dòng chảy thoát xa khỏi bờ biển và hợp với dòng hoàn lưu chung của khu vực biển Đông.

Bão: tỉnh Bình Thuận ít khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão đi qua mà hầu hết là bị ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn lưu của bão. Theo thống kê, tần suất bão và ATNĐ đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam và khu vực Bình Thuận trong giai đoạn từ 1961 - 2012 như sau:

Bảng 3.3: Tần số bão và ATNĐ đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam (1961 - 2012)

Vùng bờ biển T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng Quảng Ninh - Thanh Hóa 0 0 0 0 0 0,2 0,54 0,48 0,4 0,1 0,02 0 1,74 Nghệ An - Quảng Bình 0 0 0 0 0 0,02 0,08 0,24 0,3 0,22 0,01 0 0,87 Quảng Trị - Quảng Ngãi 0 0 0 0 0,04 0,08 0,02 0,12 0,36 0,22 0,06 0,02 0,92 Bình Định - Ninh Thuận 0 0 0 0,04 0 0,04 0,02 0,02 0,05 0,44 0,44 0,09 1,14 Bình Thuận - Cà Mau 0,02 0,01 0 0,01 0 0,02 0 0 0 0,09 0,21 0,08 0,41

Tổng 0,02 0,01 0 0,05 0,04 0,36 0,66 0,86 1,11 1,07 0,74 0,19 5,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn:Lê Thị Xuân Lan – Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, 2013

3.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ

Địa hình, địa mạo: khu vực tỉnh Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Phân vùng địa mạo động lực dải địa hình ven biển từ mũi Cà Ná đến cửa sông Đu Đủ dựa theo nguyên tắc quá trình địa mạo động lực chiếm ưu thế với năm (05) vùng địa mạo động lực khác nhau gồm: Vùng bờ mài mòn yếu – tích tụ yếu Liên Hương: được giới hạn từ mũi Cà Ná đến mũi La Gàn có tổng chiều dài đường bờ biển dài khoảng 34,15km. Đường bờ biển có sự xen kẽ giữa các đoạn bờ không ổn định, ổn định và bồi tụ.

Vùng bờ mài mòn mạnh – tích tụ mạnh Phan Rí Cửa: đây là vùng gồm nhiều cung bờ nối tiếp nhau từ mũi La Gàn đến mũi Né với tổng chiều dài đường bờ 60,07km. Hầu hết các cung bờ này có phương Đông Bắc – Tây Nam, riêng cung bờ từ Phan Rí Cửa đến mũi La Gàn có phương Đông - Tây. Bờ biển ở vùng này chủ yếu được thành tạo từ các trầm tích bở rời, ngoại trừ các núi sót ven biển như mũi Né, Hòn Rơm, núi Ông Đồn,… được thành tạo từ các đá ryolit,… thuộc hệ tầng Nha Trang. Nhìn chung, ở vùng này, phần lớn chiều dài đường bờ ổn định, mức độ xâm thực và bồi tụ đường bờ không đáng kể.

Vùng bờ mài mòn trung bình – tích tụ trung bình Phan Thiết: với tổng chiều dài đường bờ trong vùng từ mũi Né tới mũi Kê Gà dài khoảng 49,08 km. Vùng bờ này kéo dài từ mũi Kê Gà đến Mũi Né. Hầu hết chiều dài của đoạn bờ này được thành tạo từ các trầm tích bở rời. Riêng một số khối đá sót tạo nên các mũi đá cứng như mũi Ghềnh Đá, mũi đá Ông Địa, mũi Né,… Riêng khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, việc xâm thực và bồi tụ diễn ra khá phức tạp. Đoạn bờ này, có thời kỳ xâm thực nhưng có thời kỳ bồi tụ. Ngay tại mũi Né, cung bờ phía Tây vào mùa gió Tây, Tây Nam bị sóng uy hiếp dữ dội, tàu bè phải sang neo đậu ở phía Đông. Ở bờ phía Đông, quá trình ngược lại.

Vùng bờ mài mòn trung bình – tích tụ yếu La Gi: được giới hạn từ mũi Kê Gà đến cửa sông Đu Đủ, tổng chiều dài đường bờ biển từ mũi Kê Gà đến cửa sông Đu Đủ là 48,77km. Đây là vùng bờ được thành tạo từ các trầm tích bở rời, chủ yếu gồm cát, cát-sét,... Ở vùng này, đoạn bờ biển mài mòn chiếm chủ yếu, kế đến là đoạn bờ ổn định. Đoạn bờ bồi tụ có chiều dài nhỏ nhất (<1km).

Vùng mài mòn mạnh Phú Quý: có diện tích 17,09 km2, gồm 3 xã Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh, có hình dạng kéo dài gần theo theo phương Bắc – Nam với chiều dài trên 7 km, rộng khoảng 4,5 km, cách Tp. Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam. Phú Quý có địa hình gồm các núi cao ở phía Bắc như núi Cấm (cao 107,2m), núi Cao Cát (cao 89m). Độ cao của đảo giảm dần xuống phía Nam.

Đường bờ biển ở phía Đông của đảo Phú Quý chủ yếu lộ ra đá bazan gốc. Ở phía Tây, bờ biển là các bậc thềm biển cao 2-5m. Do đặc điểm cấu tạo địa chất của đường bờ bao quanh đảo, sự tác động của gió, sóng,… mà các quá trình địa mạo động lực xảy ra ở đảo Phú Quý cũng khác nhau. Trong đó, chủ yếu là các quá trình thổi mòn, tích tụ của gió ở các đụn cát, bóc mòn trên các đồi núi ở phần trung tâm đảo và phía Tây núi Cấm, quá trình mài mòn các đá bazan ở bờ biển phía Đông của đảo,….

Đặc điểm đường bờ: bờ biển bị biến động mạnh bởi động lực sóng và được tái tạo lại bởi gió. Dựa vào hình thái, kiểu thành tạo, hướng bờ biển và đặc điểm trầm tích cấu tạo bờ có thể chia bờ biển từ mũi Cà Ná đến cửa sông Đu Đủ thành 3 kiểu như sau: Bờ biển mài mòn trên nền đá rắn chắc: kiểu bờ biển này chỉ gặp ở những đoạn bờ biển bao quanh các mũi đá gốc rắn chắc (granit, ryolit,...) nhô ra biển như mũi Kê Gà, mũi La Gàn, mũi Né…và bờ biển phía Đông đảo Phú Quý. Các đoạn bờ biển này có chiều dài thay đổi từ 100 ÷ 200m đến >1km, chiều rộng thay đổi từ 50 đến 200m, đôi khi đến gần 1km (mũi Né). Bờ biển xói lở trên trầm tích bở rời: kiểu bờ biển này ít phổ biến, phân bố rải rác trên vùng nghiên cứu, song tập trung ở khu vực phía bắc cửa sông Dinh (xã Tân Bình, Tân Hải thuộc TX La Gi), khu vực Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong),… Dạng địa hình quan sát rõ nhất ở kiểu bờ này là các vách xói lở, cao từ 0,5 đến 1,5m.

Bờ biển tích tụ: kiểu bờ này ít phổ biến, chỉ gặp ở một số nơi như khu vực Đông Bắc xã Phước Thể (huyện Tuy Phong), Tây Nam Phan Rí Cửa, cửa sông Dinh…

Tóm lại, đường bờ biển vùng nghiên cứu có sự xen kẽ giữa các đoạn bờ bị xói lở biến động, các đoạn đang được bồi tụ và ổn định. Dấu hiệu nhận biết ở các đoạn bờ xói lở là rừng ngập mặn đang bị phá huỷ, xuất hiện các vách xói lở, ở các đoạn bờ tích tụ là các bãi biển thấp với các thế hệ rừng ngập mặn khác nhau.

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường 3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

dải rừng phòng hộ phi lao ven biển và cách bờ biển ít nhất 500-1000m. Nước sinh hoạt của người dân là nước ngọt lấy từ nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước máy của địa phương. Hầu hết người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác dịch vụ biển. Khi có sự cố tràn dầu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân do không thể ra khơi đánh bắt hoặc nguồn lợi cá/tôm bị chết...vv.

Bảng 3.4: Diện tích, dân số và mật độ của các huyện ven biển Bình Thuận

Thành phố/huyện Diện tích (km2

) Dân số (người) (người/kmMật độ 2 ) Dân số trung bình nông thôn (người) Tp. Phan Thiết 206,7 220.568 1.067 27.635 Thị xã La Gi 182,7 106.712 584 37.104 Tuy Phong 793,9 144.187 182 76.303 Bắc Bình 1.825,3 119.829 66 93.814 Hàm Thuận Bắc 1286,9 170.434 132 139.960 Hàm Thuận Nam 1.051,8 100.536 96 87.854 Tánh Linh 1.174,2 103.502 88 87.440 Đức Linh 534,9 129.163 241 92.963 Hàm Tân 738,6 71.755 97 54.503 Đảo Phú Quý 17,8 26.818 1.505 26.818

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2012 [4]

Hoạt động du lịch: Bình Thuận có các bãi biển đẹp, bờ thoai thoải, cát trắng, nước nông và trong xanh... có tiềm năng phát triển du lịch và hiện là thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 267 dự án đầu tư được UBND Tỉnh chấp thuận, trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 649,66 tỷ đồng, 252 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 1.826,3 tỷ đồng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang phát triển với tốc độ cao, hiện có 71 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số 2010 phòng tiêu chuẩn 2 sao, 138 phòng tiêu chuẩn 1 sao, 61 phòng tiêu chuẩn tối thiểu, 95 phòng chưa xếp hạng và 1.860 phòng trọ. Các khu du lịch ở tỉnh phần lớn nằm ven biển nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ. Thống kê lượng khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2010-2012 được trình bày trong bảng 3.5 dưới.

Bảng 3.5: Số khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2010-2012

Thông số 2010 2011 2012

Số khách đến (lượt khách) 2.500 2.802 3.144

+ Khách nội địa 2.250 2.502 2.804

Số khách lưu trú (lượt khách) 2.001 2.205 2.490 + Khách nội địa 1.769 1.923 2.170 + Khách quốc tế 232 282 320 Số ngày khách lưu trú 3.400 3.834 4.367 + Khách nội địa 2.680 2.919 3.322 + Khách quốc tế 720 915 1.045

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2012 [4]

Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, hiện có 5 cụm du lịch đang hoạt động như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 36)