Giám sát và Bồi thường thiệt hại sau sự cố

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 88)

Kế hoạch và trách nhiệm giám sát môi trường sau sự cố

Sở TN&MT là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc lập kế hoạch giám sát môi trường sau sự cố tràn dầu. Sở TN&MT có thể mời đơn vị tư vấn về sự cố tràn dầu cùng phối hợp với Sở tiến hành giám sát, lấy mẫu và thu thập chứng cứ để đánh giá mức độ thiệt hại về kinh tế cũng như ô nhiễm môi trường trong khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố tràn dầu.

Mục tiêu chính của kế hoạch giám sát này nhằm:

- Xác định phạm vi ô nhiễm dầu bằng phương pháp khảo sát, đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm các đặc trưng hoá, lý và sinh học kết hợp với tính toán lan truyền dầu bằng mô hình toán tại khu vực xảy ra sự cố và khu vực lân cận; - Đánh giá phạm vi, mức độ ô nhiễm dầu và thiệt hại môi trường do sự cố gây ra; - Cung cấp cơ sở pháp lý và các chứng cứ liên quan để UBND tỉnh làm việc với các

đơn vị, tổ chức, công ty hoặc đàm phán với người gây ra sự cố tràn dầu làm ô nhiễm môi trường trong việc đền bù thiệt hại sau sự cố.

Xác định phạm vi và mức độ ô nhiễm

Phạm vi và mức độ ô nhiễm sau sự cố được xác định bằng phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích các mẫu nước, đất và trầm tích đáy nhằm đánh giá được những biến đổi môi trường so với những giá trị phông nền trước khi xảy ra sự cố và được thể hiện ở hai khía cạnh. Cụ thể là: phạm vi và mức độ tồn lưu của dầu (đặc biệt là sự tồn lưu của dầu trong môi trường đất ngập nước cửa sông, ven biển) và sự biến đổi của tính chất môi trường nước và môi trường sinh học (Phụ lục 2).

Ngoài việc khảo sát và đo đạc thực tế, nhóm chuyên gia cần gặp và làm việc với đại diện của chính quyền địa phương, phỏng vấn các ngư dân, những hộ nuôi trồng thuỷ sản kể cả những nơi có khả năng bị ảnh hưởng bởi dầu tràn - bằng cách quan sát, phỏng vấn và lưu trữ các hình ảnh để xác minh phạm vi và mức độ thiệt hại kinh tế và môi trường do sự cố tràn dầu gây ra.

Việc định lượng thiệt hại kinh tế và thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra là vấn đề rất phức tạp bao gồm:

- Thiệt hại đến nguồn tài nguyên môi trường (bãi cá, bãi tôm,…)

- Chi phí triển khai các thiết bị ứng phó từ các trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu; - Chi phí tổ chức quản lý, thông báo, huy động phương tiện và nhân lực tham

gia vào quá trình ứng phó tại hiện trường; - Chi phí điều tra, khảo sát, đánh giá thiệt hại; - Chi phí làm sạch môi trường v.v.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)