Lựa chọn biện pháp làm sạch bờ biển

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 127)

Những kinh nghiệm từ nhiều vụ tràn dầu trên thế giới cho thấy: đa số các vụ tràn dầu lớn, mặc cho các nỗ lực của công tác ứng cứu ngoài khơi nhưng dầu vẫn thường trôi dạt vào bờ và gây rất nhiều thiệt hại cho các nguồn tài nguyên ven biển và ảnh hưởng đến môi trường.

6.3.1.1 Nội dung việc triển khai làm sạch bờ biển a) Đánh giá tình hình

Đánh giá mức độ nhạy cảm của bờ biển

Đối với công tác làm sạch bãi biển, khi dầu đã trôi dạt vào bờ, độ nhạy cảm của bãi biển đối với dầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp làm sạch

có lợi nhất cho môi trường. Độ nhạy cảm của bãi biển đối với dầu bao gồm 2 yếu tố: - Mức độ nhạy cảm theo nguồn tài nguyên (phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn

tài nguyên trên và ven bờ, xét trên các phương diện sinh học, kinh tế, xã hội); - Mức độ nhạy cảm theo địa hình đường bờ.

Dưới đây là phân loại sơ bộ về mức độ nhạy cảm đối với dầu của các loại hình bãi biển theo các yếu tố: mức độ nhạy cảm theo nguồn tài nguyên trên bờ, ven bờ và địa hình đường bờ [2]. Theo đó,các mức độ nhạy cảm sẽ được phân loại từ thấp đến rất cao.

Đối với mức độ nhạy cảm theo nguồn tài nguyên trên bờ và ven bờ, khi mức nhạy cảm càng cao, thì càng phải thận trọng khi lựa chọn biện pháp ứng cứu để tránh gây tổn hại thêm cho môi trường. Thậm chí đối với những khu vực đặc biệt nhạy cảm như rừng ngập mặn, hay khu vực nhiều san hô thì trong nhiều trường hợp để làm sạch tự nhiên là phương án tối ưu nhất. Đối với mức độ nhạy cảm theo địa hình đường bờ, khi mức nhạy cảm càng cao thì khả năng làm sạch tự nhiên càng thấp, thời gian tồn lưu của dầu có thể sẽ kéo dài. Ví dụ: ở những khu vực đá vách, đá phiến hở nơi có năng lượng sóng rất lớn dầu có thể dễ dàng phân tán đi, nhưng ngược lại ở các bãi bùn kín, dầu rất dễ loang rộng và rất khó làm sạch bằng các biện pháp thủ công.

Đánh giá khả năng phân hủy tự nhiên của dầu

Trong quá trình lựa chọn biện pháp làm sạch, biện pháp để phân hủy tự nhiên có giám sát sẽ là biện pháp tối ưu nếu như biện pháp này giảm thiểu tác động đến môi trường và không gây tác động về mặt xã hội. Do đó, cần đánh giá khả năng phân hủy tự nhiên của dầu đánh giá tổng quát về mặt này đối với một số loại địa hình bãi biển. Chi tiết được thể hiện như trong bảng 6.6 dưới.

Bảng 6.6: Khả năng phân hủy tự nhiên của dầu đối với một số loại địa hình bãi biển

BÃI BIỂN KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TỰ NHIÊN CỦA DẦU

Bãi sỏi / đá cuội Dầu có thể xâm nhập nhanh. Dầu có thể tồn lưu nhiều năm. Tốc độ khuyếch tán thấp.

Khó làm sạch bằng biện pháp thủ công. Bãi cát thô, bãi cát thô

pha tạp và bãi đá

Dầu có thể xâm nhập nhanh. Dầu có thể tồn lưu nhiều năm. Làm sạch tự nhiên tương đối chậm.

Bãi cát hạt thô vừa Dầu có thể xâm nhập nhanh.

Trong điều kiện năng lượng cao, dầu sẽ được làm sạch tự nhiên. Quá trình làm sạch tự nhiên tương đối chậm.

Khó thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Bãi đất bồi Dầu thường không xâm nhập sâu vào lớp bùn cặn trầm tích, Làm sạch tự nhiên tương đối chậm và khó làm sạch.

Rừng ngập mặn lẫn bùn cát và bùn

Dầu có thể loang rộng,

Khó ứng cứu và làm sạch thủ công.

Bãi cát hạt mịn Dầu không thường xâm nhập sâu xuống bên dưới.

Trong điều kiện năng lượng cao, dầu được làm sạch tự nhiên. Khá dễ ứng cứu và làm sạch bằng thủ công.

Đá vách và bờ đá lởm chởm

Dưới tác động của sóng, dầu có thể phân tán đi. Khả năng làm sạch tự nhiên cao.

Đường bờ biển được

che chắn Khu vực có cường độ sóng yếu, dầu sẽ được làm sạch chậm.

Đánh giá mức độ ô nhiễm dầu

Đánh giá mức độ ô nhiễm dầu bao gồm việc đánh giá về khối lượng, phân bố và trạng thái tồn lưu của dầu trên bãi biển thông qua các đợt khảo sát, lấy mẫu. Bản đồ trực quan về bãi biển nhiễm dầu sẽ được lập từ bản đồ có tỷ lệ lớn, trên đó đánh dấu và ghi chép các đặc điểm quan sát được. Cũng cần quan sát và đánh dấu lại các nguồn lợi đang trực tiếp bị đe dọa, đề xuất triển khai phao quây bảo vệ, đánh dấu các đường vào bãi biển cũng như là các hạn chế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đợt khảo sát, lấy mẫu đầu tiên phải được thực hiện càng sớm càng tốt vả phải tiến hành trước khi triển khai công tác làm sạch bãi biển. ngoài ra cũng cần định kì tiến hành các đợt khảo sát, lấy mẫu tiếp theo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động làm sạch nhằm theo dõi tiến độ làm sạch và tác động môi trường.

b) Lập kế hoạch khảo sát.

Thường trước khi tiến hành các hoạt động làm sạch chỉ có thể thực hiện được một đợt khảo sát, do vậy cần chuẩn bị chu đáo cho đợt khảo sát đầu tiên này. Dưới đây là liệt kê chi tiết về “Danh mục các việc cần làm”.

 Xác định phạm vi khu vực sẽ khảo sát (dựa trên dự đoán về trôi dạt dầu, các báo cáo về thời tiết, các báo cáo của người quan sát);

 Xác định các thành viên của đội khảo sát (tối thiểu 2 người);

tiết, các điều kiện ánh sáng, phương tiện vận chuyển);

 Lựa chọn bản đồ, biểu đồ gốc – ghi sẵn lời chú giải cho các ký hiệu về mức độ tác động của dầu;

 Kiểm tra máy ảnh, quay phim, ống nhòm… (tối thiểu 2 máy ảnh/quay phim);

 Kiểm tra các thiết bị lấy mẫu;

 Xác định quy trình thực hiện (dựa trên Sổ tay này);

 Phổ biến các quy định về an toàn;

 Thống nhất với trung tâm chỉ huy về vấn đề thông tin, liên lạc (khi nào, bao lâu liên lạc 1 lần, làm như thế nào);

Ngoài ra, cần chuẩn bị và mang theo các trang thiết bị trong đợt khảo sát như: bản đồ/đồ thị; các loại bút chì màu khác nhau để vẽ trên bản đồ/đồ thị; máy ảnh kỹ thuật số (có ống kinh tối thiểu 3X, độ phân giải 4 Megapixels, bộ nhớ 64 Mb); ống nhòm và sổ ghi chép. Quy trình khảo sát sẽ được tiến hành theo các bước dưới đây:

Khảo sát thực tế tại bãi biển:

Việc thực hiện khảo sát thực tế là để xác định khối lượng và trạng thái tồn lưu của dầu ở từng khu vực cụ thể (bước C).

Đánh giá mức độ dầu tồn lưu:

Khi quan sát trực tiếp trên bãi biển, cần lưu ý và ghi chép lại mức độ tồn lưu của dâu tại các điểm khác nhau dọc theo bãi biển. Giá trị tồn lưu sẽ là tổng của các giá trị được chọn cho mỗi hàng, giá trị này sẽ nằm trong khoảng giữa 6 – 24.

Mục đích chính của việc đánh giá mức độ tồn lưu là để ước tính khối lượng công việc (thường là giờ công) cần để làm sạch 1 khu vực bãi biển. Dầu với giá trị tồn lưu lớn sẽ đòi hỏi mất rất nhiều giờ công để làm sạch hơn.

Khối lượng công việc còn phụ thuộc vào kỹ năng của những người tham gia làm sạch, các hỗ trợ hậu cần,… thông qua việc tính giá trị tồn lưu và so sánh với giờ công thực tế (ví dụ 10 m3 dầu có giá trị tồn lưu 12 thì cần 750 giờ công). Từ đó, sẽ có cơ sở và kinh nghiệm để ước tính giờ công cho các đợt làm sạch bãi biển lần sau.

Hình 6.3: Biểu đồ ước tính mức độ tồn lưu

Bên cạnh mục đích ước tính khối lượng công việc, đánh giá mức độ tồn lưu cũng giúp cho việc lựa chọn biện pháp làm sạch thích hợp và đánh giá khả năng làm sạch tự nhiên của dầu. Tuy vậy mối liên hệ này chỉ mang tính chất tương đối.

Ước tính khối lượng

 Lựa chọn những mẫu đại diện ở các đường bờ biển để tính toán khối lượng dầu. Thông thường có thể chọn 1 dãy hẹp kéo dài từ mép nước đến hết chỗ có dầu. Đối với bãi biển có mức độ bao phủ dầu khác nhau nên chọn nhiều mẫu để đảm bảo độ chính xác;

 Thu gom mẫu dầu và tính khối lượng;

 Sự dụng kết quả khảo sát từ bước B (quan sát dầu trên bãi biển) để ước tính tổng khối lượng dầu trên bãi biển.

Hình 6.4: Đồ thị để ước tính số lượng dầu trên 1 bãi biển.

w = metres h = metres bl = metres Vol = litres Qty = [bl/w] xVol Qty = HIGH TIDE h Vol w bl

Trong đó:

- w: chiều rộng của mẫu;

- h: khoảng cách giữa ranh giới tiếp giáp từ mặt nước đến phần bãi biển không nhiễm dầu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- bl: tổng chiều dài bãi biển (hoặc đoạn của bãi biển); - vol: lượng dầu của mẫu;

- Qty: tổng lượng dầu của bãi biển (hoặc đoạn của bãi biển).

Lấy mẫu và phân tích:

Đối với công tác làm sạch bãi biển, mục đích của việc lấy mẫu dầu và phân tích là để: - Đánh giá độ độc của dầu có thể gây ra cho các nhân viên trong quá trình tiếp xúc. - Lựa chọn biện pháp làm sạch phù hợp, chủ yếu dựa trên độ nhớt, nhiệt độ

đông đặc và tỷ trọng của dầu (ảnh hưởng đến hiệu suất máy bơm, máy hút váng dầu).

c) Lựa chọn biện pháp làm sạch

Mục đích cuối cùng của việc làm sạch bãi biển là giảm tối đa tác động đến môi trường do vụ tràn dầu gây nên, do đó tại từng vùng bãi biển cụ thể, biện pháp làm sạch phù hợp là biện pháp tối ưu xét về mặt hiệu quả làm sạch và ảnh hưởng của biện pháp đó đến môi trường. Ngoài ra còn cần phải cân nhắc đến tình hình trang thiết bị, dụng cụ hiện có cũng như hiệu quả kinh tế của chúng.

Có thể tóm tắt các bước cuả quá trình lựa chọn biện pháp làm sạch cho mỗi bãi biển như sau:

- Thu thập các thông tin về mức độ nhạy cảm của môi trường, khối lượng và trạng thái tồn lưu của dầu.

- Xem xét các biện pháp làm sạch có thể áp dụng.

- Dự đoán các hậu quả môi trường, so sánh và cân nhắc giữa lợi ích và bất lợi của các biện pháp làm sạch này với nhau và với việc để làm sạch tự nhiên. - Xem xét về mặt trang thiết bị, hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn biện pháp ứng cứu cũng cần tính đến sự thay đổi về độ nhạy cảm của mỗi bãi biển vả khả năng dầu có thể di chuyển và gây ô nhiễm cho các vùng khác.

Việc lựa chọn biện pháp làm sạch thích hợp được tiến hành sau khi đã có các thông tin đánh giá về độ nhạy cảm của bãi biển và mức độ ô nhiễm dầu (Bản đồ trực

quan khu vực nhiễm dầu).

Dựa trên điều kiện thực tế của tỉnh hiện chưa có các trang thiết bị ứng phó chuyên dụng và các bãi cát ven biển thường diễn ra quá trình bồi – xói theo mùa nên biện pháp thu gom thủ công được đề xuất cho đường bờ biển của Bình Thuận. Việc huy động các thiết bị ứng phó trong tương lai (phao quây dầu, máy tách dầu, xe kéo,…) vẫn có thể được áp dụng mà không làm ô nhiễm thêm hay huỷ hoại môi trường.

Việc làm sạch đường bờ được thực hiện theo ba giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: Dọn váng dầu ở mép nước và lớp dầu, cục dầu vón bám trên bờ.

Giai đoạn 2: Tẩy rửa các khu vực ô nhiễm vừa phải, dọn các vật thể bị bám dầu ở bãi biển.

Giai đoạn 3: Tẩy rửa bờ biển ô nhiễm nhẹ và dọn sạch lần cuối.

6.3.1.2 Các biện pháp làm sạch đường bờ có thể áp dụng cho tỉnh Bình Thuận d) Biện pháp làm sạch bãi cát, cát lẫn sỏi hoặc cát pha bùn

Làm sạch tự nhiên có giám sát:

Mô tả biện pháp: không làm gì cả, để tự nhiên tự làm sạch nhưng cần phải tiếp

tục giám sát.

Áp dụng: biện pháp này thường được lựa chọn trong các trường hợp bãi biển ở

rất xa, hoặc không thể tiếp cận được, khi tốc độ làm sạch của tự nhiên rất cao hoặc các biện pháp làm sạch sẽ gây tổn hại cho môi trường nhiều hơn là để làm sạch tự nhiên.Theo chúng tôi thì Bình Thuận có thể nghiên cứu áp dụng biện pháp này cho bờ biển ở các đảo ngoài khơi như Phú Quí,...là những nơi khó tập kết con người và trang thiết bị làm sạch một khi xảy ra SCTD.

Thu gom dầu bằng biện pháp thủ công

Mô tả biện pháp:thu gom dầu trên bề mặt và các loại rác nhiễm dầu bằng các

biện pháp thủ công (dùng tay, cào, xẻng…) và chứa trong các thùng, xô để mang đi.

Áp dụng: biện pháp này thường được lựa chọn trong các trường hợp dầu dễ thu

gom, thường là mức độ dầu trong trạng thái tồn lưu từ thấp đến trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: đối với khu vực nhạy cảm, hoặc đang trong giai đoạn nhạy cảm, cần hạn

chế đi lại.

Sử dụng vật liệu thấm dầu:

Mô tả biện pháp:vật liệu thấm dầu được rải trên bề mặt bãi biển để thấm lượng

dầu được tách khỏi bãi biễn nhờ năng lượng thủy triều và sóng. Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu thấm dầu, năng lượng để nhấc dầu ra khỏi bãi biển và trạng thái phong hóa dầu.

Áp dụng: biện pháp này thường được chọn khi dầu đi chuyển từ chỗ này đến chỗ

khác. Dầu phải có độ nhớt và chiều dày phù hợp để có thể tách khỏi bãi biển và được thấm bởi các vật liệu thấm dầu. Ngoài ra, đây cũng được xem là biện pháp làm sạch thứ cấp hoặc tại các khu vực nhạy cảm và khó tiếp cận.

Lưu ý:biện pháp này làm sạch dầu chậm nên có thể sẽ gây tổn hại đến các hệ

sinh thái nhạy cảm. Đối với vùng giữa triều, nếu vật liệu thấm dầu không còn tác dụng thì vẫn còn tồn tại một lượng lớn dầu trên bãi biển. Hơn nữa, nếu các vật liệu thấm dầu này không được thu gom thì sẽ trở thành rác nhiễm dầu khó phân hủy.

Thu gom các loại rác nhiễm dầu

Mô tả biện pháp: thu gom rác, cỏ biển nhiễm dầu… bằng các biện pháp thủ công

hoặc cơ khí tại các khu vực bãi biển phía trên, nơi sóng ít khi đánh tới.

Áp dụng:biện pháp được chọn khi các loại rác, các mẫu gỗ, cỏ biển nhiễm dầu

nặng hoặc vật liệu nhiễm dầu có khả năng tiếp xúc hoặc là nguồn gây ô nhiễm cho các sinh vật trong vùng.

Lưu ý:cần giảm thiểu xáo trộn đối với các khu vực lân cận, hạn chế đi lại tại các

Đào rãnh

Mô tả biện pháp:đào các rãnh có độ sâu ngang với độ sâu của dầu và dùng máy

bơm hút, thu gom lượng dầu nói trên mặt nước của rãnh. Có thể đổ nước hoặc phun nước áp lực cao để dồn dầu vào rãnh.

Áp dụng: biện pháp áp dụng cho các bãi biển có cỡ hạt từ cát đến sỏi, khi một

lượng lớn dầu ngấm sâu xuống phía dưới và không thể làm sạch bằng biện pháp rửa trên bề mặt. Dầu phải ở trạng thái lỏng.

Lưu ý:tránh đào rãnh ở các khu vực có di tích văn hóa, các vùng dưới triều nơi

nhiều cỏ biển và các sinh vật sống.

Loại bỏ lớp đất cát bề mặt

Mô tả biện pháp:lớp đất cát bề mặt nhiễm dầu được loại bỏ bằng các dụng cụ

thủ công hoặc các thiết bị cơ khí. Đất đá nhiễm dầu phải được vận chuyển ra khỏi khu vực và thải bỏ ở những nơi được phép.

Áp dụng: biện pháp chỉ áp dụng khi lượng đất đá nhiễm dầu nhỏ mà không áp

dụng tại các bãi biển có khả năng bị xói lở. Theo đó, chỉ thực hiện loại bỏ lớp đất đá đến độ sâu bị nhiễm dầu. Khi dùng các thiết bị cơ giới, điều này sẽ rất khó khăn nên cần

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 127)