- Chú trọng và tìm cách phục hồi nhanh,hiệu quả môi trường luôn là ưu tiên đầu tiên, thứ đến mới là giànhđược đền bù thỏa đáng về kinh tế.
quyền, các tổ chức cá nhân kể cả bên gây ra tràn dầu, các nhà khoa hoc và đặc biệt có sự tham gia giám sát của cộng đồng.
- Việc đánh giá hiệu quả của quá trình tái tạo, phục hồi môi trường sau sự cố tràn dầu là sự hợp tác đầy đủ, thiện chí giữa các bên và của các nhóm lợi ích.
- Hình 6.6 biểu diễn qui trình phục hồi môi trường sau SCTD.
Hình 6.6: Sơ đồ các phương án phục hồi môi trường Các phương pháp tái tạo, phục hồi môi trường
Sau sự cố tràn dầu, thông thường có hai mức độ tái tạo, phục hồi môi trường được thực hiện là: phục hồi khẩn cấp và phục hồi dài hạn.
Phục hồi môi trường khẩn cấp:
Là những hành động, việc làm nhằm ngăn chặn ngay tức thời hay ít nhất làm giảm sự suy thoái hay mất mát về tài nguyên thiên nhiên, môi trường do sự cố tràn dầu gây ra. Hoạt động này cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan để có thể khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi môi trường cũng như xác định các thiệt hại còn lại sau ứng cứu.
Phục hồi môi trường dài hạn
Là nhằm đảm bảo khả năng phục hồi bền vững của các thảm thực vật hay các vùng đầm lầy… bị ô nhiễm do dầu tràn cũng như bảo đảm khả năng tái tạo, phục hồi bền vững môi trường sống cho các loài sinh vật bị tổn thương hay bị hủy diệt do dầu tràn.Việc phục hồi dài hạn còn nhằn thực hiện công tác đền bù thiệt hại cho các lợi ích bị mất một cách công bằng và nhanh chóng. Các thiệt hại do sự cố tràn dầu Các phục hồi sơ bộ (Các phương án phục hồi)
Phục hồi tự nhiên Phục hồi tài nguyên
Các hoat động phục hồi được đền
bù
Tuy nhiên, việc thực hiện tái tạo, phục hồi môi trường bờ biển của tỉnh Bình Thuận cần lưu tâm một số vấn đề như sau:
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải liên tục tới khu vực đang tái tạo, phuc hồi môi trường. Đặt biệt, cần chú trọng kiểm soát không để nguồn nước thải nhiễm dầu từ các khu vực khác chảy vào nơi đang thực hiện tái tạo, phục hồi môi trường. - Khôi phục các đặc tính hóa học của môi trường như: độ pH của nước, hàm lượng
dầu trong trầm tích/ trong nước,…
- Khôi phục tài nguyên sinh vật dường bờ biển trở về trạng thái ban đầu (trước khi xảy ra sự cố tràn dầu).Trong đó, chú trọng tới việc khôi phục lại môi trường sống cho một số loài sinh vật quan trọng như:
▪ Tạo ra hay khôi phục lại vùng đầm lầy, cửa sông. ▪ Khôi phục các đàn chim.
▪ Cấy ghép để tái tạo con trai, hàu, hay các động vật 2 mảnh vỏ khác. ▪ Ươm giống để khôi phục lại tôm hùm hay các loài cá đặc sản, sò lông,
sò điệp, bàn mai,…bị hủy diệt sau sự cố tràn dầu. ▪ Khôi phục lại các rặng san hô hay trồng lại cỏ biển.
- Thực hiện việc đền bù thiệt hại cho các tổn thương, tổn thất của tài nguyên thiên nhiên và môi trường do dầu tràn gây ra nhằm:
▪ Tạo mới hay nâng cao môi trường sống tốt hơn cho các loài sinh vật bị tổn thương hay bị hủy diệt do dầu tràn.
▪ Tái tạo ra nguồn lợi tương đương như trước khi xảy ra sự cố tràn dầu. ▪ Về nguyên tắc: người gây ô nhiễm phả trả tiền đền bù thiệt hại về tài
nguyên thiên nhiên và môi trường chứ không phải là tiền phạt. Theo quy đinh, tiền đền bù sẽ không được tính 2 lần.
Có thể nhận thấy rằng việc tái tạo, phục hồi lại đường bờ biển sau sự cố tràn dầu là một công đoạn hết sức quan trọng trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.Hiệu quả của việc tái tạo, phục hồi lại đường bờ biển sẽ góp phần quyết định cho sự thành công của công tác ứng phó sự cố tràn dầu của Tỉnh.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài trong vòng 6 tháng, tác giả đã cùng với giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Huỳnh cùng các chuyên gia tiến hành làm việc với các ban ngành địa phương cũng như dựa trên các thông tin, bộ bản đồ nhạy cảm hiện có của tỉnh Bình Thuận để xây dựng thành công Kế hoạch ƯPSCTD cho Tỉnh nhằm ứng phó hiệu quả với các sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến vùng nước của tỉnh Bình Thuận nhằm giảm thiểu các thiệt hại đến môi trường và kinh tế xã hội.
Đề tài “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gomײַ được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định của Việt Nam và Thế giới liên quan đến nội dung của đề tài. Đề tài mang tính đặc thù riêng đó là thực hiện xây dựng kế hoạch ƯPSCTD và đề xuất biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom cho riêng tỉnh Bình Thuận một cách chi tiết và đầy đủ theo luật định và phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, về góc độ kỹ thuật thì một số vận dụng kỹ thuật xây dựng bản đồ như GIS trong xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, các đề xuất về quy trình phục hồi môi trường sau sự cố tràn dầu trong các nội dung thực hiện của đề tài là lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
Có thể nhận thấy, đề tài đã thực hiện một khối lượng lớn các công việc như: nghiên cứu cơ sở lý thuyết về xây dựng kế hoạch ƯPSCTD, biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu và các biện pháp làm sạch, tái tạo bờ biển hiện đang được áp dụng rộng rãi trên Thề giới để có thể ứng dụng và đề xuất thực hiện cho tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp và trao đổi với phía Tỉnh để có được các thông tin cập nhật cho kế hoạch của Tỉnh để kế hoạch ƯPSCTD được sử dụng hữu ích trong quá trình ứng phó với các sự cố tràn dầu trên địa bàn Tỉnh.
Với thực trạng và những khó khăn trong việc xử lý chất thải nhiễm dầu hiện nay do chưa có cơ sở xử lý tại địa phương, tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp phù hợp đối với tỉnh Bình Thuận để có thể thực hiện hiệu quả việc thu gom và xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom từ sự cố.
Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận là một địa phương có các đặc điểm về địa hình và đường bờ có những đặc thù như: bãi cát, bãi sỏi lẫn cát, bãi bùn và bờ đá,… nên việc xem xét các biện pháp làm sạch và tái tạo đường bờ, môi trường ven biển cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Theo đó, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
cụ thể và chi tiết cho vấn đề này cũng như đã đưa ra quy trình thực hiện lựa chọn biện pháp làm sạch bờ biển và những lưu ý cần thiết trong quá trình thực hiện để tỉnh Bình Thuận có thể ứng dụng trong thực tế ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn của mình.
7.2 Kiến nghị
Qua nghiên cứu cho thấy, tỉnh Bình Thuận là nơi có khả năng bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu cao và có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi sinh vùng biển cũng như thiệt hại về kinh tế - xã hội. Do vậy, cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn đối với việc khai thác dầu khí ở ngoài khơi, hệ thống ống dẫn dầu, quá trình vận chuyển dầu trên biển nhằm hạn chế tổn thất, rò rỉ dầu ở mọi hình thức.
Trong trường hợp có sự cố xảy ra thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành địa phương và trung ương nhằm xử lý nhanh, hiệu quả để giảm thiểu các thiệt hại đến môi trường và nguồn lợi ven biển. Ngoài ra, cần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường đến từng cá nhân, cơ sở để có thể thông tin sự cố ngay khi bắt đầu để công tác ứng phó sự cố của Tỉnh được hiệu quả.
Từ kết quả nghiên cứu này, có thể ứng dụng cho xây dựng Kế hoạch ứng phó tràn dầu cho các địa phương ven biển có các điều kiện tương tự như tỉnh Bình Thuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T.S Nguyễn Đức Huỳnh (2012). Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu trên biển, ven biển cấp trung ương và địa phương.
2. Trung tâm NCPT An toàn và Môi trường Dầu khí (…). Báo cáo điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận – Xây dựng bộ bản đồ nhạy cảm môi trường tỉnh Bình Thuận.
3. Viện Dầu khí Việt Nam – TRUNG Trung tâm NCPT An toàn và Môi trường Dầu khí(…). Làm sạch bờ biển và quản lý chất thải trong ứng cứu tràn dầu. 4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2009). Khảo sát và đề xuất phương án xây dựng cơ
sở xử lý chất thải dầu khí khu vực Đông Nam Bộ.
5. T.S Nguyễn Đức Huỳnh (2012). Tổ chức làm sạch môi trường do dầu tràn vào bờ biển.
6. Guidance on applying the waste hierarchy to hazardous waste (2011). www.defra.gov.uk