Các phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 122)

6.2.2.1 Phương pháp trọng lượng

Dầu ô nhiễm dạng lỏng sẽ được sử lý bằng phương pháp trọng lượng để tách dầu và nước. Quy trình thực hiện như sau: đưa nước nhiễm dầu vào các hố có lót đáy để

lắng. Với phần dầu nổi trên bề mặt sẽ dùng thiết bị hút dầu (skimmer) để hút. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các thiết bị tách dầu/nước ở các cơ sở chế biến dầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý là cặn nước nhiễm dầu xử lý theo phương pháp này có thể phải xử lý sâu hơn vì hàm lượng hydrocacbon còn rất cao.

Phương pháp xử lý nước nhiễm dầu, kim loại:

Nước thải nhiễm dầu/kim loại nặng sẽ được xử lý dựa trên nguyên tắc tuyển nổi, kết tủa, tạo bông, lắng và lọc.

Theo đó, dầu được tách bằng phương pháp tuyển nổi sẽ được đưa sang bể điều hòa trước khi được bơm sang bể khuấy trộn nhanh để điều chỉnh pH, tạo bông và khử kim loại nặng. Sau khi qua hai bể lắng, một lần nữa nước thải sẽ được điều chỉnh pH trước khi qua bể lọc cát. Nước sau bể lọc sẽ được thải ra ngoài môi trường.

Bùn thải từ quá trình xử lý sẽ được đưa sang bể chứa bùn hoặc bể ép bùn và được đưa vào máy ép bùn. Bùn khô sau xử lý sẽ được chôn lấp theo quy trình và yêu cầu đối với việc chôn lấp chất thải nguy hại.

BỂ TÁCH DẦU BỂ TÁCH DẦU BỂ TÁCH DẦU BỂ TÁCH DẦU A

BỂ TẠO BÔNG BỂ LẮNG I BỂ LẮNG II BỂ ĐIỀU CHỈNH

PH B

BỂ TRUNG GIAN BỒN LỌC CÁT BỒN LỌC THAN BỂ NƯỚC RA sau xử Nước

BỂ CHỨA BÙN I BỂ CHỨA BÙN II BỂ NÉN BÙN MÁY ÉP BÙN NaOH PAC NaOH Chất khử H2SO4 A Nước nhiễm dầu/ kim loại nặng C D H2SO4

E Nước rửa ngược B

C Bùn khô đem

chôn lấp

E

Nước tách bùn

109

6.2.2.2 Phương pháp đốt bằng lò đốt 2 cấp

Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến ở các nước tiên tiến hiện nay. Lò đốt có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao. Lò đốt di động 2 cấp được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Ở Mỹ, lò đốt 2 cấp chiếm đến 70% số lò đốt chất thải nguy hại.

Cấu tạo của lò đốt 2 cấp bao gồm:

Buồng sơ cấp: là một tầng quay với tốc độ có thể điều chỉnh được, có nhiệm vụ

đảo trộn chất thải trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng từ (1- 5)/100 nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và tự động vận chuyển tro ra khỏi lò đốt. Phần đầu của lò đốt có lắp 1 béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng cho hệ thống lò đốt. Khi nhiệt độ đạt khoảng 8000C thì chất thải rắn mới được đưa vào để đốt. Ở giai đoạn đốt sơ cấp này, nhiệt độ lò quay khống chế ở 800 – 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ được nhiệt độ này thì bộ điều chỉnh béc phun dầu/gas sẽ tự động ngắt. Trường hợp nhiệt độ xuống thấp hơn 8000C thì bộ đốt sẽ tự động làm việc trở lại.

Buồng đốt thứ cấp: đây là buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi,

chưa cháy hết bay lên từ buồng sơ cấp. Nhiệt độ ở buồng đốt này thường là từ 950 – 1.1000C. Thời gian lưu của khí thải qua buồng đốt thứ cấp từ 1,5 – 2s. Hàm lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Trong buồng thứ cấp có các tấm hướng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt phun dầu vừa xáo trộn mạnh để cháy triệt để. Khí thải sau đó sẽ được làm nguội rồi qua hệ thống xử lý khí trước khi qua ống khói thải ra môi trường.

Ưu điểm chính của lò đốt là:

- Có khả năng đốt nhiều loại rác thải ở các trạng thái khác nhau; - Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải trong lò;

- Có khả năng xáo trộn cao và tiếp xúc hiệu quả với không khí trong thùng quay; - Giảm tối thiểu lượng rác thải.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì xử lý chất thải nhiễm dầu bằng phương pháp đốt bằng lò đốt 2 cấp cũng gặp một số khó khăn như: dễ bị cuốn các hạt bụi vào dòng khí; khó gia công lò và bị tổn thất một lượng nhiệt đáng kể trong tro thải.

Để có thể đánh giá được cụ thể hơn việc lựa chọn phương pháp đốt sử dụng lò đốt 2 cấp, sử dụng ma trận bán định lượng để so sánh với các công nghệ đốt khác. Cơ sở xây dựng thang điểm đánh giá công nghệ là dựa vào các ưu/nhược điểm của từng đặc điểm và đặc tính kỹ thuật các công nghệ đốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6.5: So sánh công nghệ đốt chất thải

Stt Loại chất thải Lò đốt 2 cấp Lò nhiệt phân Lò tầng sôi

1 Rác thải nhiệt lượng thấp

Có thể xử lý khi bổ sung nhiên liệu

Không phù hợp Tốt hơn vì cát có khả năng truyền nhiệt, nhiệt phân bố đều

4 2 5

2 Chất thải nhựa Có thể đốt ở nhiệt độ cao Phù hợp Nhiệt độ cao làm hạt cát bị vón cục 5 5 4 3 Chất thải lỏng nhiệt lượng thấp Có thể đốt trong lò đốt thứ cấp

Không phù hợp Tùy vào cấu tạo của buồng thứ cấp 5 1 4 4 Bùn có nhiệt lượng thấp Phù hợp 4 Không phù hợp 1 Phù hợp ở mức cao 5 5 Chất thải có kích thước lớn Có thể đốt Có thể đốt Cần phải tiền xử lý 5 5 3 6 Chất thải có tính kiềm Phù hợp ở mức cao Phù hợp ở mức cao cát bị vón cục 5 5 2 7 Tạo thành clinker, xỉ

Có thể chấp nhận Tạo ít tro Không cho phép tạo xỉ

4 5 2

8 Khả năng mất nước Có khả năng khử nước làm khô CT Có khả năng khử nước làm khô CT Làm khô chất thải nhanh, bắt lửa tốt 4 3 5

9 Hoạt động liên tục Không cần ngưng

để lấy tro Cần ngưng hoạt động Cần phải sàng tro ra khỏi cát liên tục

5 3 2

10 Chi phí vận hành Cao hơn lò tầng sôi

Thấp nhất Thấp hơn lò đốt 2 cấp

3 5 5

11 Phương pháp vận hành

Kiểm soát khí vào buồng đốt sơ cấp không khắt khe Kiểm soát khắt khe Cần áp suất cao để phun cát vào lò 5 4 3

12 Chi phí bảo trì Bảo trì vật liệu chịu lửa cần chi phí cao

Thấp Bảo trì theo chu kỳ thiết bị

3 5 4

13 Khó khăn khi bảo trì

Không quá khó Không khó khăn Phải bảo trì cơ học thiết bị đáy lò, thiết bị tiền xử lý và gia nhiệt

14 Mức độ xử lý bụi trong khói thải

Ít bụi trong khí thải

Rất ít bụi Nhiều bụi

4 5 3 15 Tiêu tốn năng lượng cho vận hành 4 5 3 16 Công suất đốt dùng cho việc đốt chất thải tập trung Cao Rất thấp Cao 5 0 5 17 Khả năng áp dụng Sử dụng nhiều ở nhà máy xi măng tại Việt Nam

Sử dụng phổ biến

tại Việt Nam Được sử dụng tại một số nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 5 2

Tổng cộng 72 66 60

Ghi chú: Mức điểm 5: tốt nhất đến điểm 1: xấu nhất

Như vậy, qua kết quả so sánh cho thấy lò đốt 2 cấp đạt số điểm cao và có nhiều ưu việt hơn các phương pháp khác. Do vậy, đây được xem là công nghệ phù hợp nhất để đốt chất thải công nghiệp và nguy hại của ngành dầu khí.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 122)