Đào tạo, diễn tập, cập nhật và phát triển kế hoạch

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 95)

4.13.1 Đào tạo, diễn tập

Để đảm bảo cho kế hoạch ƯPSCTD này được thực hiện một cách có hiệu quả cần phải thực hiện một chương trình tập huấn, huấn luyện thường xuyên cho các đơn vị, lực lượng trực tiếp tham gia, các cơ quan, đơn vị tham mưu về phương án, kế hoạch và thực hành diễn tập ở 7/10 huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Bình Thuận.

Chương trình huấn luyện

Chương trình huấn luyện phải phục vụ cho cả 4 đối tượng chính sau: các nhân viên làm nhiệm vụ ứng phó, các thành viên của Ban Chỉ huy ứng phó của các đơn vị cơ sở (chỉ huy khu vực, chỉ huy tại hiện trường...) và các ngư dân bao gồm:

vụ ứng phó. Các cán bộ này là các đội trưởng các đội ứng phó tại hiện trường, cán bộ làm sạch bờ biển, người liên lạc trong tổ chức ứng phó và các cán bộ trực tiếp vận hành thiết bị ứng phó,... Các cán bộ này có trách nhiệm huấn luyện cho các nhân viên ứng phó tối thiểu 2 lần/năm;

 Khóa tập huấn cho các thành viên Ban Chỉ huy ứng phó của các địa phương, đơn vị cơ sở cần tập trung vào chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật xử lý và lập kế hoạch điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị, các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động ứng phó tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tính chất và tác động của dầu tràn;

 Khóa tập huấn cho các thành viên Ban Chỉ huy ứng phó và cấp chỉ huy của các đơn vị cơ sở tập trung vào công tác quản lý và chỉ đạo công tác ứng phó, quản lý khủng hoảng và đánh giá chiến lược ứng phó, các vấn đề về môi sinh, môi trường, huỷ hoại tài nguyên và khả năng làm giảm tác động, các khía cạnh pháp lý, hợp tác quốc tế, thông tin đại chúng,...

 Khóa huấn luyện cho các ngư dân của các huyện, thị xã, thành phố ven biển về ý thức, trách nhiệm, cách phát hiện dầu tràn trên biển và quy trình, nội dung cần thông báo đến các cơ quan chức năng về sự cố, vệt dầu tràn.

Các khóa tập huấn, huấn luyện cần được tổ chức thường xuyên mỗi năm một (1) lần ngay sau khi kế hoạch UPSCTD này được ban hành.

Chương trình diễn tập

1. Diễn tập thông báo và báo động

Việc diễn tập phải được thực hiện mỗi năm một lần trên nguyên tắc không được báo trước và có thể liên quan đến tất cả tổ chức tham gia ứng phó hoặc một bộ phận nhằm thực hiện quy trình thông báo, báo động như mô tả trong phần: Quy trình Thông báo và thông tin liên lạc.

2. Diễn tập ứng phó trên bản đồ tại văn phòng

Tổ chức thực hành diễn tập ứng phó sự cố mỗi năm 1 lần cho các đơn vị, tổ chức, lực lượng và nhân dân tham gia ứng phó của tỉnh với một số tình huống tràn dầu cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình, kỹ thuật ứng phó, khả năng phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan tới hoạt động ứng phó;

đơn vị quản lý nhà nước cho Chủ tịch UBND tỉnh và các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng tham gia các hoạt động thực tế trong việc triển khai ứng phó sự cố tràn dầu nhằm từng bước bổ sung những thiếu sót, hoàn thiện kế hoạch ƯPSCTD và xác định nhu cầu huấn luyện bổ sung. Nội dung của diễn tập cần chú trọng vào:

- Mục tiêu, nội dung, tình huống đặt ra của kế hoạch ƯPSCTD;

- Đường dây thông tin liên lạc và hợp tác, phối hợp;

- Ra quyết định, ra lệnh điều động và nhận lệnh trong quá trình ứng phó;

- Trách nhiệm và nhiệm vụ của từng vị trí;

3. Diễn tập hành động thực tế ngoài hiện trường

Diễn tập ứng phó tại hiện trường cần phải được tổ chức mỗi năm một lần.Nội dung của diễn tập thực tế ngoài hiện trường bao gồm:

- Bố trí nguồn lực, thiết bị của địa phương;

- Vận hành và điều khiển các thiết bị ứng phó;

- Biện pháp thu gom và làm sạch bờ biển;

- Hệ thống thông tin liên lạc giữa các tàu thuyền tham gia ứng phó trên biển và các đơn vị ứng phó trên bờ;

- Kiểm tra kỹ năng, năng lực quản lý, điều hành các nguồn lực ứng phó của Chỉ huy tại hiện trường.

Sau diễn tập phải có tổng kết, nhật xét, đánh giá và rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện kế hoạch ƯPSCTD ngày một sát tình hình thực tế của tỉnh.

4.13.2 Cập nhật kế hoạch

Kế hoạch ƯPSCTD cho tỉnh Bình Thuận thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa theo thời gian với các thông tin cần được cập nhật bao gồm:

- Tình hình các sự cố tràn dầu xảy ra trong khu vực và trên thế giới. Tham khảo công nghệ, biện pháp ứng phó, khắc phục và những kinh nghiệm học tập được từ những sự cố đó;

- Kinh nghiệm ứng phó thực tế trong những sự cố gần nhất;

- Thông tin về thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự,địa chỉ liên lạc, sđt..của tất cả những người liên quan đến KHƯPSCTD Tỉnh Bình Thuận, chiến lược ứng cứu;

- Các thông tin, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo;

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

- Thay đỏi về địa hinh đường bờ…Thay đổi về nguồn lực tham gia ƯPSCTD của tỉnh và TT ƯPSCTD miền Nam;

- Các điều kiện, dữ liệu môi trường đo đạc được hằng năm…

4.13.3 Phát triển kế hoạch

Bên cạnh việc cập nhật để dần hoàn thiện, tùy theo định hướng trong tương lai, kế hoạch ƯPSCTD cho tỉnh Bình Thuận có thể phát triển theo các phương hướng sau:

- Kết hợp với kế hoạch phòng chống tràn đổ hóa chất, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn… để tạo thành kế hoạch ứng cứu sự cố chung cho toàn tỉnh;

- Sử dụng các công nghệ làm sạch tiên tiến, phát triển công nghệ, vật liệu phục vụ ứng phó tràn dầu phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Đầu tư, mở rộng năng lực ứng phó sự cố để phát triển dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu cho các doanh nghiệp dầu khí trên địa bàn.

4.14 Quản lý, triển khai và thực hiện kế hoạch 4.14.1 Quản lý kế hoạch 4.14.1 Quản lý kế hoạch

Kế hoạch ƯPSCTD cho tỉnh Bình Thuậndo UBND Tỉnh ban hành và ra các quyết định về việc phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan ban ngành có liên quan, đảm bảo các cấp đều nắm rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Sau đó, ban chỉ huy ƯPSCTD Tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện kế hoạch:

- Quyết định về việc lựa chọn phương pháp ƯPSCTD thích hợp tại từng thời điểm;

- Ra các văn bản chỉ đạo trong công tác ứng cứu, đào tạo, diễn tập…đảm bảo kế hoạch vận hành hiệu quả;

Cập nhật, chỉnh sửa, phát triển kế hoạch cho phù hợp xu thế phát triển của Tỉnh và dựa trên kinh nghiệm thực tế từ những lần diễn tập, ứng cứu;

4.14.2 Triển khai và thực hiện

Các công việc triển khai

Kế hoạch ƯPSCTD này sẽ được hoàn thành và đệ trình lên UBQGTKCN để phê duyệt trước khi bàn giao lại cho tỉnh triển khai thực tế. Các công việc tiếp theo sẽ được

thực hiện bao gồm:

- Ra quyết định phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng trong bộ máy ƯPSCTD;

- Đầu tư một số trang thiết bị và đào tạo nguồn lực phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Tỉnh;

- Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo chuyên môn cho từng đối tượng;

- Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố tràn dầu theo kế hoạch đã dự trù trong báo cáo;

- Thu thập bổ sung các số liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội, kỹ thuật ứng phó tràn dầu đối với từng trường hợp để cập nhật và bổ sung hoàn thiện kế hoạch.

Các đơn vị thực hiện

- UBND tỉnh chịu trách nhiệm ra các quyết định về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ huy ƯPSCTD của Tỉnh;

- Sở TNMT sẽ tư vấn về việc lựa chọn trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu phù hợp với điều kiện của Tỉnh;

- Ban chỉ huy ƯPSCTD sẽ tổ chức công tác đào tạo cho từng đối tượng trong bộ máy ƯPSCTD và tổ chức diễn tập định kỳ;

- Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, Sở TNMT, Sở NNPTNT, Ban chỉ huy PCLB & TKCN, UBND các huyện ven biển… phối hợp thực hiện công tác ƯPSCTD theo chỉ đạo của Ban chỉ huy.

Đơn vị hỗ trợ

- Trung tâm Quốc gia ƯPSCTD khu vực miền Nam và UBQGTKCN sẽ hỗ trợ UBND tỉnh Bình Thuận triển khai các hoạt động ứng cứu tràn dầu trong trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá năng lực xử lý của Tỉnh;

- PVN sẽ hỗ trợ UBND tỉnh liên lạc với các nhà thầu dầu khí trong khu vực triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng cứu;

- Các sở TN&MT, sở NN&PTNT, Bộ đội biên phòng, Ủy ban nhân dân các huyện,… của các tỉnh trong khu vực lân cận phối hợp ứng cứu sự cố trong trường hợp cần thiết;

Trong trường hợp cần thiết, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ thuê thêm một số chuyên gia trong nước để tham gia tư vấn cho Ban chỉ huy ƯPSCTD cũng như tham gia vào các hoạt động chỉ đạo ứng phó, khắc phục sự cố.

CHƯƠNG 5: BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH THUẬN 5.1 Bản đồ nhạy cảm môi trường của tỉnh Bình Thuận

Bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận và đảo Phú Quý được xây dựng dựa trên chương trình ESIMAPS được lập trình bằng ngôn ngữ Avenue trên nền Arcview, trong đó chỉ số nhạy cảm môi trường tổng thể tại một ô được tính bằng trung bình cộng của chỉ số nhạy cảm môi trường các lớp chuyên đề trong ô theo công thức:

FSIV : Chỉ số nhạy cảm môi trường cho một ô tính toán

X : Tổng số lớp nhạy cảm chuyên đề

Y (I) : Số đặc tính trong lớp Ith trong 1 ô tính ID (IJ) : Chỉ số nhạy cảm của đặc tính Jth trong lớp Ith

Bộ bản đồ nhạy cảm môi trường ven biển từ mũi Cà Ná đến cửa sông Đu Đủ bao gồm 6 mảnh tỉ lệ 1/50.000 phân theo từng huyện/thành phố/thị xã ven biển và 1 bản đồ tổng thể chotoàn tỉnh Bình Thuận và đảo Phú Quý tỉ lệ 1/100.000.

5.1.2 Phương pháp xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường

Bản đồ nhạy cảm môi trường được thành lập dựa trên cơ sở 3 lớp sau:

BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG

CHỈ SỐ NHẠY CẢM ĐƯỜNG BỜ

CHỈ SỐ NHẠY CẢM TÀI NGUYÊN VEN BỜ

CHỈ SỐ NHẠY CẢM TRÊN BỜ      x x FSIV I I y J IJ ID I y 1 ) ( 1 ( )

Chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI) là hệ số trung bình cho biết độ nhạy cảm của môi trường khi có tràn dầu. Chỉ số ESI được chia thành 6 cấp độ như sau:

Mức độ nhạy cảm ESI

Độ nhạy cảm thấp 1

Độ nhạy cảm trung bình thấp 2

Độ nhạy cảm trung bình 3

Độ nhạy cảm trung bình cao 4

Độ nhạy cảm cao 5

Độ nhạy cảm rất cao 6

Phương pháp xác định chỉ số ESI đường bờ

Dựa vào cách phân loại đường bờ của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) 3/2002 [7] cho điều kiện đường bờ đặc trưng của Việt Nam. Độ nhạy cảm đường bờ được phân loại dựa theo các yếu tố sau:

 Độ hở đường bờ, năng lượng sóng và thủy triều:

- Đường bờ năng lượng cao chịu ảnh hưởng đều đặn của sóng lớn và dòng thuỷ triều mạnh. Dầu bám vào có thể nhanh chóng được làm sạch một cách tự nhiên sau vài ngày hoặc một tuần;

- Đường bờ năng lượng sóng trung bình thường chịu ảnh hưởng của bão thường niên và sóng cao theo mùa. Dầu bám vào sẽ được làm sạch khi xuất hiện năng lượng sóng cao, có thể sau vài ngày hoặc vài tháng sau khi có tràn dầu.

- Đường bờ năng lượng sóng thấp bị chắn năng lượng sóng và thuỷ triều. Dầu bám vào có thể có thể làm sạch một cách tự nhiên nhưng chậm (sau vài năm).

bãi biển giữa triều lên cao nhất và triều xuống thấp với các mức độ sau:độ nghiêng lớn (> 30 độ), độ nghiêng trung bình (từ 5 đến 30 độ) vàphẳng (< 5 độ).

 Vật liệu đường bờ: gồm nền đá và vật liệu nhân tạo, trong đó:

- Nền đá bao gồm cả không thấm nước và thấm nước phụ thuộc vào sự có mặt của trầm tích bề mặt trên cùng của nền đá. Thành phần trầm tích trên mặt gồm: bùn (0,06mm); cát mịn và trung bình (0,06 – 1mm); cát thô(1 – 2mm); sỏi mịn (2 – 4mm); sỏi nhỏ (4 – 64mm); sỏi vừa (64 – 256mm); đá cuội (> 256mm). - Vật liệu nhân tạo: gồm đá hộc hoặc đá vụn có kích cỡ khác nhau hay các đê

biển được xây dựng bằng xi măng cốt thép.

 Mức độ đa dạng sinh học đường bờ:là một thành phần không thể thiếu khi xét đến chỉ số nhạy cảm. Đường bờ có phủ thảm thực vật hoặc là môi trường sống đa dạng và phong phú của các loài thực vật và động vật như đầm lầy, cửa sông ven biển, rừng ngập mặn sẽ có chỉ số nhạy cảm cao hơn khu vực khác.

Bảng 5.1: Chỉ số nhạy cảm đường bờ

Mức độ nhạy cảm ESI Phân loại đường bờ

Thấp 1

- Đường bờ đá hở

- Đường bờ nhân tạo, kết cấu rắn

- Đường bờ dạng vách đá hở với nền mài mòn nhẹ - Đường bờ dạng đá hở bị sóng cắt thành từng bậc Trung bình thấp 2 - Đường bờ dạng bãi cát hạt mịn đến trung bình

- Đường bờ dạng bãi cát thô có bờ nghiêng nhẹ

Trung bình 3 - Đường bờ dạng bãi cát lẫn sỏi

- Cồn cát trộn sỏi với độ dốc nhẹ

Trung bình – cao 4 - Đường bờ dạng bãi sỏi

- Đường bờ dạng bãi triều hở (cây đầm lầy)

Cao 5

- Đường bờ dạng bãi triều kín - Đường bờ có than bùn - Đường bờ thấp phủ bởi thực vật Rất cao 6 - Rừng ngập mặn - Đầm nước mặn/lợ - Lãnh nguyên thấp và ngập nước

Phương pháp xác định ESI tài nguyên gần bờ

Kỳ (NOAA), ESI tài nguyên gần bờ bao gồm các nguồn tài nguyên sau:

Trong đó, môi trường sống gần bờ bao gồm: thảm cỏ biển, san hô, rong biển và bãi ngập triều,... còn khai thác tài nguyên chính là các khu vực đánh bắt thủy hải sản.

Dựa vào đặc điểm các loại tài nguyên gần bờ, tầm quan trọng cũng như khả năng bị ảnh hưởng do dầu tràn, ESI tài nguyên gần bờ được phân loại như sau.

Bảng 5.2: ESI đối với tài nguyên sinh học gần bờ

Tài nguyên sinh học Mức độ nhạy cảm ESI (1-6) Ghi chú 1. Môi trường sống

Cỏ biển, rong biển

-Vùng ngập triều Rất cao 6 Năng suất sinh học cao, nơi gặm cỏ của Dugong và rùa biển, độ sâu <6m, độ che phủ >25%.

-Vùng dưới triều Cao 5 Độ sâu >6m, độ che phủ <25%. Rạn san hô

- Vùng ngập triều Rất cao 6 Môi trường phức hợp với độ đa dạng cao và số loài phong phú, độ sâu phân bố < 6m, độ che phủ > 25%.

- Vùng dưới triều Cao 5 Độ sâu phân bố > 6m, độ che phủ <25%

2. Khai thác tài nguyên

Bãi cá Cao 5 >1.500 km

2

Trung bình 3 500 – 1.500 km2

Bãi tôm Cao 5 >1.500 km

2

Trung bình 3 500 – 1.500 km2

Bãi nghêu Cao 5 >1.500 km

2

Tài nguyên sinh học Mức độ nhạy cảm ESI (1-6) Ghi chú 3. Trứng cá và ấu trùng Mật độ trứng cá và

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)