- Đối với các sự cố tràn dầu nhỏ, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận sẽ chủ trì, lập kế hoạch, phương án kỹ thuật xử lý cụ thể cùng phối hợp các lực lượng xung kích và nhân dân trên địa bàn khắc phục, làm sạch môi trường.
- Đối với các sự cố tràn dầu lớn, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ kiến nghị UUBQGTKCN điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị từ NASOSđể phối hợp xử lý và chỉ đạo xử lý. Nếu sự cố vượt quá mức độ của NASOS, UBND tỉnh sẽ báo cáo UBQGTKCN để điều động lực lượng, phương tiện và thiết bị ứng phó.
- Đối với vùng biển cách bờ ngoài 20 km, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm ứng phó tràn dầu quy mô cấp cơ sở xảy ra tại khu vực khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu 1.1 Ban chỉ huy
Chỉ đạo chiến lược về ứng phó tràn dầu trên phạm vi toàn tỉnh;
Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác ứng phó sự cố tràn dầu và trình UBND tỉnh phê duyệt;
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác ứng phó và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn tỉnh;
Huy động các nguồn lực ứng phó tại địa phương, liên hệ và phối hợp các nguồn ứng phó bên ngoài như nguồn lực của NASOS cũng như các nguồn lực thuộc PVN;
Hướng dẫn các ngành, các cấp, các địa phương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu;
Chủ động và tổ chức phối hợp với các lực lượng, các phương tiện của các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện công tác ứng phó tràn dầu kịp thời. Phối hợp với các địa phương khác và lực lượng ứng phó khu vực phía Nam để thực hiện việc ứng phó và làm sạch môi trường;
Giải quyết vấn đề về nhân sự;
Giải quyết các vấn đề có liên quan đến luật pháp;
Giải quyết việc đền bù và các vấn đề còn tồn tại;
Chịu trách nhiệm duy nhất về phát ngôn với công luận và báo giới về thông tin liên quan đến sự cố tràn dầu.
1.2 Nhóm điều hành hoạt động
Thành viên chính của nhóm điều hành hoạt động bao gồm lãnh đạo của Sở TN&MT, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công An tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ, UBND TP Phan Thiết và Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh.
Chức năng và nhiệm vụ chính của nhóm điều hành hoạt động bao gồm:
Đánh giá sự cố ban đầu;
Xác định các nguồn lực cần thiết và các nguồn bổ sung;
Xác định các hoạt động cho chiến lược ứng phó đã chọn;
Xác định khu vực sự cố và phạm vi hoạt động;
Điều hành các hoạt động ngăn chặn và thu gom cơ học;
Hướng dẫn hoạt động đốt dầu tại chỗ (nếu có thể) hoặc thu gom vận chuyển tập kết tới địa chỉ theo quy định;
Hướng dẫn hoạt động tẩy rửa, khôi phục đường bờ;
Hướng dẫn hoạt động vận chuyển, chứa, và xử lý chất thải v.v…
1.3 Nhóm an toàn, sức khỏe và môi trường
Thành viên chính của nhóm phụ trách về sức khỏe, an toàn và môi trường bao gồm các lãnh đạo của Sở TN&MT, sở KHCN, sở NNPTNT, Sở Văn hóa, Du lịch và
Thông tin (VH, DL &TT),…
Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá diễn biến của dầu tràn và đề xuất chiến lược ứng phó dựa trên các điều kiện rủi ro có thể xảy ra;
Xác định tình trạng dầu tràn: hướng di chuyển, khối lượng (dựa vào kết quả mô hình lan truyền dầu và thông tin thu thập từ hiện trường);
Đánh giá và đề xuất chiến lược ứng phó trong giai đoạn đầu dựa trên những thông tin ban đầu từ báo cáo sự cố, số liệu, dự báo khí tượng thủy văn, tính chất của vệt dầu, chuyển kết quả và tham mưu xử lý cho Trưởng ban chỉ huy ƯPSCTD;
Đôn đốc và giám sát việc khảo sát quá trình trôi dạt dầu, hướng trôi dạt và ước tính mức độ thiệt hại môi trường;
Xác định và ưu tiên các nguồn nhạy cảm (trên cơ sở bản đồ nhạy cảm môi trường của tỉnh và tình hình trôi dạt của vệt dầu);
Hướng dẫn hoạt động đánh giá thiệt hại kinh tế và nguồn lợi môi trường;
Chuẩn bị các báo cáo về tình hình sự cố;
1.4 Nhóm phụ trách hậu cần
Nhóm phụ trách hậu cần bao gồm lãnh đạo các Sở Giao thông vận tải, Kế hoạch & Đầu tư, các Cảng vụ trong khu vực (Phan Rí Cửa, Phan Thiết, La Gi và Phú Quý), Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh,…
Chức năng và nhiệm vụ chính của nhóm bao gồm:
Liên lạc với các đơn vị vận chuyển để đảm bảo các nguồn lực ứng phó được vận chuyển kịp thời đến nơi xảy ra sự cố;
Cung cấp các nguồn ứng phó dự trữ;
Củng cố các kho chứa;
Thực hiện việc kiểm tra và bảo trì thiết bị;
Cung cấp mạng lưới, thiết bị thông tin liên lạc;
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về: thức ăn, nước uống, phương tiện tẩy rửa, nhiên liệu...
1.5 Nhóm phụ trách Quản trị - Tài chính
Nhóm phụ trách quản trị - tài chính gồm lãnh đạo các Sở tài chính, Công An, Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Công ty Bảo hiểm tỉnh,… Chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông trong khu vực sự cố;
Cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp;
Củng cố thiết bị, nhân lực;
Xử lý các vấn đề bảo hiểm;
Giải quyết các yêu cầu thực hiện công việc, đơn đặt hàng;
Giải quyết vấn đề kinh phí ứng phó, làm sạch môi trường;
Giải quyết các hợp đồng đàm phán, bảo trì;
Thiết lập chức năng thanh tra.
Ngoài các lĩnh vực này, khi cần thiết BCH.ƯPSC còn có thể linh hoạt điều động nhiều bộ phận khác để xử lý tùy theo mức độ của sự cố.
Chỉ huy tại hiện trường
Giám đốc Sở TN&MT là người Chỉ huy tại hiện trường cùng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh người chỉ huy trực tiếp các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, điều hành lực lượng Đội ứng phó để giảm thiểu tối đa các thiệt hại và tuân theo chiến lược chung do BCH.ƯPSCTD đề ra.
Trực tiếp chỉ đạo đội ứng phó tràn dầu hoạt động trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình để xử lý sự cố đúng quy trình kỹ thuật;
Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trong suốt quá trình thực hiện theo sự chỉ đạo chiến lược ứng phó chung và theo chiến lược ứng phó cụ thể do Trưởng BCH.ƯPSCTD quyết định;
Dựa trên các tài liệu do nhóm an toàn và môi trường cung cấp về lượng dầu tràn, điều kiện thời tiết, tốc độ trôi dạt dầu và các tài nguyên môi trường đang bị đe dọa, Chỉ huy tại hiện trường có nhiệm vụ tính toán nhu cầu nguồn lực (ở đâu, lúc nào, cần gì) và đề xuất với Trưởng ban cung cấp bổ sung nguồn lực khi cần thiết;
Đánh giá hiệu quả ứng phó và chiến lược ứng phó hiện tại, báo cáo cho Trưởng BCH.ƯPSCTD đề nghị bổ sung thêm nguồn lực hoặc thay đổi chiến lược ứng phó nếu cần nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong ứng phó;
Lập kế hoạch và đưa ra giải pháp xử lý dầu ô nhiễm sau khi thu gom các chất thải lẫn dầu, chịu trách nhiệm tìm nơi chứa tạm thời;
Khi có lệnh huy động, tất cả các thành viên của Đội ứng phó tràn dầu phải có mặt tại địa điểm tập trung đã qui định trong vòng 2 giờ, chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ, thiết bị cho các hoạt động ứng phó được BCH.ƯPSCTD đề ra dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Đội ứng phó tràn dầu.
Đội trưởng Đội ứng phó tràn dầu là người chỉ huy các hoạt động ứng phó tại hiện trường và có nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy tại hiện trường;
Phổ biến tình hình và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đội ứng phó theo chỉ đạo về chiến lược và phương pháp ứng phó;
Phối hợp với bộ phận hậu cần bố trí lực lượng ứng phó và các thiết bị cần thiết;
Tổ chức và chỉ đạo việc sử dụng các trang thiết bị ứng phó tràn dầu;
Thường xuyên báo cáo cho Chỉ huy tại hiện trường về tiến độ thực hiện công việc, hiệu quả của công tác ứng phó tràn dầu, khó khăn cần khắc phục, nhu cầu cấp thiết, đặc biệt khả năng tàng trữ dầu sau khi thu gom;
Nắm vững diễn biến tình hình, sự cố, khả năng có thể xảy ra và đề xuất với Chỉ huy tại hiện trường hỗ trợ kịp thời khi cần thiết (dịch vụ ứng phó tràn dầu, trang thiết bị v.v…);
Tổ chức thực hiện việc làm sạch đường bờ theo hướng dẫn của cố vấn môi trường.