▪ Hệ sinh thái trên cạn
Rừng: diện tích rừng hiện có theo số liệu thống kê 2012 là 300.156 ha, trong đó có 256.943 ha rừng tự nhiên với các chủng loại gỗ có giá trị kinh tế cao dùng để chế biến đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ xuất khẩu như cẩm lai, giáng hương, dầu, sao, sến.... Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn có 43.213 ha rừng trồng với trữ lượng 23 triệu m3 gỗ, trên 25 triệum3 tre nứa và nhiều lâm sản, dược liệu quý.
Bảng 3.8: Đặc điểm tài nguyên rừng các huyện ven biển Bình Thuận
Huyện Rừng ngập mặn Rừng phòng hộ Rừng trồng Tp. Phan Thiết - - Có rừng phòng hộ ven biển, chủ yếu là rừng dương
Tuy Phong 219,48 ha rừng phòng hộ và rừng ngập mặn ven biển ở 3 xã: Hòa Phú, Hòa Minh và Hòa Thạnh (phi lao tuổi 15 - 29 tháng tuổi. Mật độ 258 - 700 cây/ ha)
Đẩy mạnh trồng rừng theo hướng xã hội hóa , trồng các giống cây chịu hạn cao: xoan, cốc, hành...
Bắc Bình Rừng nghèo (cây gỗ nhỏ,
cây bụi, cây tái sinh) sò đo, cóc, nhãn rừng, chai, dầu cát, gõ đỏ, thành ngạnh, găng... Tổng diện tích rừng đạt 98.996 ha.
Rừng phòng hộ (Lê Hồng Phong): thuộc diện rừng nghèo, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ, cây bụi. Tổng diện tích rừng 4.476,76 ha. Hàm Thuận Nam Diện tích rừng khoảng 20 ha ở xã Thuận Quý. Thực vật chủ yếu là đước, bần, mắm, sú, vẹt. Trước đây được sử dụng làm rừng phòng hộ.
- Rừng sản xuất chiếm 740 ha.
Hàm Tân Diện tích rừng khoảng 60ha ở xã Tân Thắng. Thực vật chủ yếu là đước, bần, mắm, sú, vẹt. Trước đây được sử dụng làm rừng phòng hộ. Diện tích đất rừng tự nhiên khoảng 17.712 ha. Rừng trồng chiếm khoảng 15.002 ha Thị xã La Gi
Diện tích 14 ha (đước trưởng thành), mật độ 1000 cây/ha. Trong đó Tân Tiến 9 ha; Tân Hải: 5 ha.
- Rừng phòng hộ ven biển: 410 ha. Rừng sản xuất: 3.954,1ha. Đảo Phú Quý -
10 ha tại khu vực núi Cấm > 300 ha rừng phòng hộ và rừng phân tán
Nguồn: [5]
Trong các năm gần đây, công tác bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên rừng được tăng cường, đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho các cá nhân quản lý. Hiện nay, Tỉnh đã giao khoán được 105.500 ha rừng cho các hộ dân, đạt 28% tổng diện tích đất rừng.
▪ Hệ sinh thái dưới nước
Nguồn lợi cá: vùng biển Bình Thuận có nền đáy khá bằng phẳng và có tiềm năng nguồn lợi dồi dào, thích hợp cho các loại nghề khai thác hải sản phát triển. Đối tượng đánh bắt gồm cá nổi ven bờ, cá nổi biển khơi (60%), cá tầng giữa và cá tầng đáy (40%).
Bảng 3.9: Thành phần các loài cá chiếm tỷ lệ >1%
STT Tên cá Tỷ lệ %
Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Cá Mối thường Saurida tumbil 31,14
2 Cá Mối vạch Saurida undosquamis 19,76
3 Cá Nục sồ Decapterus maruadsi 6,41
4 Cá Nục đỏ đuôi Decapterus kurroides 6,32
5 Cá Nục thuôn Decapterus lajang 3,91
6 Cá Trác ngắn Priacanthus macracanthus 2,94
7 Cá Tráo Selar crumenophthalmus 1,21
Nguồn: ACTTARE – Tháng 2/2005 [6]
Các bãi cá nổi của tỉnh Bình Thuận là Phan Rí - Phan Thiết, Hàm Tân - Vũng Tàu, Tây Nam Phú Quý. Các bãi cá đáy của tỉnh Bình Thuận là Phan Rí - Cà Ná, Phan Thiết - Vũng Tàu, Nam Phú Quý, Đông Bắc Phú Quý. Trong đó, các bãi cá Nam và Đông Bắc Phú Quý là quan trọng nhất, sản lượng khai thác có thể đạt 15.000 - 20.000 tấn/năm.
Nguồn lợi tôm: ngư trường khai thác tôm trọng điểm của Bình Thuận nằm ở phía Đông Nam đảo Phú Quý với thành phần tôm khai thác chủ yếu là: Penaeus merguiensis,
Panaeus indicus, Panaeus japonicus... Các loài tôm Vỗ (Họ Scyllaridae) tập trung chủ
yếu ở vùng nước xung quanh đảo Phú Quý.Thành phần và trữ lượng đánh bắt tôm chủ yếu trong vùng biển miền Trung được trình bày tóm tắt trong bảng 3.10.
Bảng 3.10: Thành phần và trữ lượng đánh bắt tôm chủ yếu trong vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận
Vùng
biển Thành phần tôm đánh bắt chủ yếu
Khả năng khai thác (tấn) Trữ lượng tôm ước tính (tấn) Ninh Thuận – Bình Thuận
Penaeus merguiensis, Penaeus indicus, Penaeus penicillatus, Penaeus plebenus, Ibacus ciliatus, Thenus orientalis, Panulirus ornatus, Panulirus penicillatus, Panulirus longipes, Panulirus versicolor, Panulirus homarus, Panulirus stimpsoni, Linuparus trigonus, Nephrops thompsoni, N. sinensis, N. japonicus, Penaeus teraoi.
245-270 490-540
Vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận có ngư trường khai thác tôm he ở khu vực cửa Phan Rí, Hàm Tân, cửa Phan Rang vào mùa Bắc. Ngư trường khai thác tôm rồng ở khu vực Cà Ná, Mũi Kê Gà vào mùa Nam. Tôm Vỗ thường tập trung ngoài khơi còn tôm Hùm thường được người dân nuôi dưới hình thức thả lồng bè trên biển.
Nguồn lợi mực: do địa hình đáy phức tạp, không thuận lợi đối với nghề kéo đáy nên mực khai thác chủ yếu bằng nghề câu và vó mực. Phạm vi hoạt động hẹp, chủ yếu quanh các đảo nhỏ và rạn đá ngầm. Có thể chia làm hai vụ:
+ Vụ Nam (từ tháng 5 - 10, chủ yếu từ tháng 8 – 9): mực ống phân bố ven bờ vùng biển Đông Bắc đảo Phú Quý và vùng biển ven bờ từ Mũi Né đến Hàm Tân. Thời điểm này, mực nang phân bố rải rác nên sản lượng khai thác thấp.
+ Vụ Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): mực ống phân bố xa bờ, quanh đảo Phú Quý, nhất là phía Đông Bắc của đảo. Sản lượng khai thác thấp hơn so với vụ Nam. Còn mực Nang thì phân bố ở vùng biển từ Đông Bắc đến Đông Nam đảo Phú Quý và sản lượng khai thác cao hơn vụ Nam.
Theo kết quả ước tính trữ lượng mực nang vùng biển miền Trung của Bùi Đình Chung năm 1995 [6], trữ lượng mực trong vùng biển Bình Thuận được thể hiện như sau.
Bảng 3.11: Trữ lượng mực nang theo các tuyến độ sâu
Độ sâu (m) Trữ lượng (tấn) Tỷ lệ (%) < 50m 3.900,4 28,8 50-100 3.855,7 28,3 100-200 4.504,6 33,3 > 200m 1.300, 5 9,6 Tổng 13.541,2 100
Nguồn: Ước tính trữ lượng mực nang vùng biển miền Trung [6]
Nguồn lợi san hô: tập trung nhiều ở ngoài khơi Đông Nam Việt Nam. San hô là một trong những loài rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống. Trong khu vực, các rạn san hô tập trung chính ở Cù Lao Cau (đảo Hòn Cau), mũi Cà Ná, Phú Quý và Côn Đảo.
+ Cù Lao Cau: rạn san hô phân bố ở hầu hết vùng nước nông quanh đảo, nhiều vùng dọc theo bờ biển từ Cà Ná đến Vĩnh Hảo và trên một số bãi cạn. Rạn riềm không điển hình phân bố chủ yếu ở phía bắc và đông Cù Lao Cau. Ngoài ra, trong vịnh còn có một số rạn dạng mảng. Độ phủ san hô khá cao ở khu vực quanh đảo, trung bình gần 43% với các giống chiếm ưu thế là: Montipora, Acropora, Porites, Hydnophora. Có 134 loài thuộc 48 giống san hô cứng 28 loài san hô mềm, 2 loài san hô sừng và 2 loài
thủy tức. San hô khu vực xung quanh đảo có tính đa dạng cao hơn khu vực ven bờ.
+ Đảo Phú Quý: tổng số loài ghi nhận được là 192 loài thuộc 56 giống, 15 họ. Trong đó, họ Faviidae có số giống cao nhất với 15 giống (chiếm 26,79%), kế đến là họ Fungiidae
có 7 giống (chiếm 12,5%). Các họ khác có từ 1 đến 3 giống.Đảo Phú Quý là khu vực có rạn san hô phân bố ở cả 4 hướng Bắc – Nam – Đông – Tây của đảo. Rạn san hô ở đây thuộc dạng viền bờ điển hình, rộng tới trên 1000 m, riêng rạn ở phía Tây đảo rộng tới 2.000 m. Do độ trong của nước biển đảo Phú Quý cao, nên san hô ở đây phân bố đến độ sâu tới 42 m.
Hình 3.3: Sơ đồ phân bố san hô vùng ven biển Bình Thuận
Nguồn lợi cỏ biển: diện tích cỏ biển ở khu vực Đông Nam Bộ chỉ còn khoảng 500-600 ha; trong đó ở đảo Phú Quý (Bình Thuận) là 300 ha và Côn Đảo khoảng 200 ha. Ở vùng Vĩnh Hảo (Bình Thuận) và Ninh Hải (Ninh Thuận) có một số ít cỏ biển với diện tích không đáng kể. Các loài cỏ biển ở đảo Phú Quý (Bình Thuận) là Thalassia hemprichii, Cymodocea rotundata, Syringodium isoetifolium, Halophila ovalis, Halophila minor, Halophila uninervis.
Các thảm cỏ biển là nơi sinh cư, nơi đẻ trứng và nơi trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển khác như rong biển, động vật đáy, cá biển, bò sát biển. Bước đầu đã phát hiện được 125 loài động vật đáy và 158 loài rong biển sống trong và dưới thảm cỏ biển. Số loài động vật đáy trong các thảm cỏ biển thường cao hơn ở ngoài thảm cỏ từ 1,5 - 2 lần. Trong thảm cỏ biển còn có nhiều loài kinh tế sinh sống như: ngao, ngó đen, ngó đỏ, hến, cua, cá, hải sâm... Do có sinh lượng lớn, các thảm cỏ biển đã tạo ra nguồn vật chất hũu cơ khá lớn cho môi trường ven bờ. Cỏ biển không chỉ cung cấp sản phẩm sơ cấp
trực tiếp vào hệ sinh thái ven bờ mà còn cung cấp vật bám cho các loài tảo bám bì sinh, một dạng quần thể có năng suất sinh học cao hơn chính cỏ biển. Ngoài ra, cỏ biển còn là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật không xương sống, bò sát, cá biển, thú biển (trong đó có loài Dugong là loài quý hiếm và đang có nguy cơ bị tiệt chủng). Nguồn lợi động vật hai mảnh vỏ: trữ lượng động vật 2 mảnh vỏ trên 50.000 tấn với khả năng khai thác hàng năm từ 25.000 - 30.000 tấn. Trong đó, các loài có giá trị kinh tế và khả năng khai thác cao như: sò lông, sò điệp, dòm, nâu, điệp Nhật Bản, điệp nguyệt... Trong những năm gần đây, người ta còn khai thác các đối tượng mới: sò Chôm, Bàn Mai và nghêu lụa. Một số bãi thủy đặc sản của vùng biển Bình Thuận như:
+ Các bãi Sò lông (Anadara antiquata): phân bố ở vùng sát bờ vịnh Mũi Né và vịnh Phan Rí. Chúng thường nằm cách bờ khoảng 0,5 - 1m và chiếm diện tích khoảng 8ha.
+ Bãi Điệp quạt (Chlamys nobilis): phân bố chủ yếu ở khu vực ven bờ mũi Dinh, trong vịnh Tuy Phong và vùng nước ven bờ từ Mũi Gió đến Mũi Né. Các bãi này thường nằm cách xa hơn các bãi sò lông (cách bờ 2 - 3km), diện tích khoảng 50ha, trong đó vùng có mật độ cao chiếm khoảng 10ha.
Động vật quý hiếm cần được bảo vệ: trong khu vực tỉnh Bình Thuận, đa số các loài quý hiếm cần được bảo vệ như động vật có vú, cá và động vật không xương sống được đưa vào sách Đỏ tập trung tại khu bảo tồn biển hòn Cau. Các loài động vật quý hiếm cần bảo vệ tại khu vực này bao gồm:
+ Động vật thân mềm: có 119 loài thân mềm ghi nhận tại vùng biển Hòn Cau, trong đó có 23 loài quý hiếm (theo sách Đỏ IUCN (2009)). Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên số lượng khai thác đã giảm sút rất nhiều do khai thác bừa bãi, phá hủy môi trường sống.
+ Da gai:có 32 loài da gai ghi nhận tại vùng biển Hòn Cau, trong đó có 5 loài quý hiếm (theo Sách Đỏ IUCN (2009)) (chiếm 15,6% tổng số loài da gai của khu vực). Số loài ghi nhận được tại điểm khảo sát cũng không nhiều (từ 3 - 10 loài/điểm), trong đó khu vực phía Đông và Đông Bắc đảo Hòn Cau có số lượng loài cao hơn (từ 7 - 10 loài) so với phía Đông Bắc.
+ Giáp xác:hiện có 46 loài giáp xác ghi nhận tại vùng biển Hòn Cau, trong đó có 10 loài quý hiếm (chiếm 21,7% tổng số loài của khu vực). Vùng biển Hòn Cau cũng được xác định là môi trường phân bố của Tôm hùm bông Panulirus ornatus và Tôm hùm đỏ Panulirus versicolor.