Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 52)

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (KHƯPSCTD) là nhằm đảm bảo cho tỉnh Bình Thuận có thể chủ động ứng phó với các tình huống tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như dầu tràn từ các nơi khác trôi dạt đến một cách nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường và các hoạt động Kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Bên cạnh đó, kế hoạch ƯPSCTD cũng giúp huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và các lực lượng địa phương để ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về kinh tế đến mức tối thiểu, bảo vệ môi trường, tài nguyên và đảm bảo sự phát triển bền vững trên vùng biển Bình Thuận.

Các định nghĩa

Dầu: dầu thô và các sản phẩm dầu được hiểu như sau:

- Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.

- Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả, dầu máy bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, dầu thủy lực. - Các loại khác: là dầu thải, nước thải lẫn dầu từ các hoạt động súc rửa, sửa chữa

tàu biển, tàu sông và các phương tiện chứa dầu.

Sự cố tràn dầu: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau , từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.

Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: là sự cố xảy ra với khối lượng lớn dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng,tài sản, môi trường và đời sống, sức khỏe của nhân dân.

nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.

Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu: là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị,ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sau sự cố tràn dầu.

Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: là các hoạt động làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh,môi trường sau sự cố tràn dầu.

Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó): là đầu mối tiếp nhận thông tin và đưa ra các quyết định cuối cùng về việc huy động lực lượng, phương pháp ứng cứu sự cố, thời điểm kết thúc quá trình ứng cứu…

Cấp ứng phó trực tiếp: trực tiếp thực hiện công tác ứng cứu sự cố tràn dầu ngoài hiện trường dưới sự chỉ đạo, quản lý của ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD) (cấp chỉ đạo ứng phó).

Kế hoạch ƯPSCTD: là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.

Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu: là phương án triển khai các hoạt động khẩn cấp để ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

Hiện trườngứng phó sự cố tràn dầu: là khu vực triển khai các hoạt động ngăn chặn, ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu.

Chỉ huy hiện trường: là người được phân công hoặc chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. Quyền hạn và trách nhiệm của chỉ huy hiện trường được qui định cụ thể trong Kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố tràn dầu của từng cơ sở, địa phương, đơn vị.

Cơ sở: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có hoạt động về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

Cơ sở gây tràn dầu: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây ra sự cố tràn dầu.

Chủ cơ sở gây tràn dầu: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở gây tràn dầu.

Bên gây ra ô nhiễm tràn dầu: là bất kỳ tổ chức, cá nhân gây ra tràn dầu.

ứng phó sự cố tràn dầu, nhân lực được huấn luyện đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

Nguồn lực ứng cứu: là toàn bộ vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực và nguồn tài chính phục vụ cho việc ứng cứu sự cố tràn dầu.

Diễn biến (của dầu tràn): thuật ngữ mô tả tổng hợp sự trôi dạt của vệt dầu và sự thay đổi tính chất của dầu (phong hóa) trong quá trình trôi dạt đó.

Thời gian huy động: thời gian tính từ khi nhận đựơc Báo động về sự cố cho tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng xuất phát để tới nơi xảy ra sự cố.

Thời gian ứng phó: là thời gian từ khi nhận đựơc Báo động về sự cố cho tới khi các nguồn lực đã sẵn sàng cho các hoạt động ứng cứu tại nơi xảy ra tràn dầu (thời gian huy động cộng với thời gian để di chuyển).

Bãi biển hy sinh: bãi biển có “giá trị về mặt môi trường thấp hơn” và/hoặc dễ làm sạch hơn so với các bãi biển lân cận, nơi sẽ chỉnh hướng cho vệt dầu trôi tới nhằm mục đích bảo vệ các phần bãi biển khác có giá trị cao hơn.

Khu vực ưu tiên bảo vệ: là khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường hoặc kinh tế xã hội cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố tràn dầu như rừng ngập mặn, dải san hô, khu bảo tồn sinh thái, khu dự trữ sinh quyển; điểm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; khu di tích lịch sử được xếp hạng; khu nuôi trồng thủy sản tập trung.

Khu vực hạn chế hoạt động: là khu vực được xác lập bởi các tọa độ trên hải đồ trên biển hoặc bằng các ranh giới, địa giới cụ thể trên bờ, ven biển để cảnh báo, hạn chế sự đi lại trong khu vực để đảm bảo an toàn khi tiến hành cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố dầu tràn.

Phong hóa (của dầu): sự thay đổi của dầu (hay các dung dịch bị tràn khác) trên biển/hoặc bãi biển theo thời gian như bay hơi, nhũ tương hóa, phân tán, hoà tan ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông báo: từ ngữ sử dụng để thông báo về sự cố, tai nạn tới cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công chúng. Một thông báo có thể đơn thuần chỉ là một thông tin, không nhất nhiết yêu cầu người nhận thông báo phải hành động hoặc chuẩn bị sẵn sàng cho hành động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình thông báo đi theo hướng từ dưới lên trên hoặc sang ngang.

Báo động: từ ngữ sử dụng để báo động cho các tổ chức để có hành động ứng cứu trong tình huống khẩn cấp. Người nhận phải có những phản ứng ngay khi được lệnh báo động. Trong một tổ chức ứng cứu khẩn cấp, quy trình báo động đi theo hướng từ trên xuống dưới.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom (Trang 52)