Thị trường tiêu thụ của công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Vĩnh Hà (Trang 56)

2- Thực trạng về phát triển thị trường của công tyTNHH Vĩnh Hà từ năm 2005 đến nay

2.1.2.Thị trường tiêu thụ của công ty

Trong những năm đầu tiên vùng thị trường tiêu thụ của công ty chỉ giới hạn trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Trong 10 năm đầu tư phát triển về mọi mặt đến nay thì thị trường tiêu thụ của công ty đã tương đối đa dạng, trên 22 tỉnh thành trên cả nước kéo dài từ miền Bắc đến các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ở những thị trường này Công ty đã phần nào khẳng định được chỗ đứng của mình và đang dần dần đi vào ổn định. Khối lượng tiêu thụ trên mỗi thị trường ngày càng tăng với tốc độ cao chứng tỏ sản phẩm của công ty đang trên đà phát triển và chiếm lĩnh được thị trường. Tình hình tiêu thụ theo thị trường được thể hiện qua biểu 08

Vĩnh Hà trong 5 năm từ 2005 đến nay

Từ biểu đồ 08 ta thấy rằng thị trường của công ty tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng,chiếm đến 63% thị phần của công ty. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì ngay từ năm đầu tiên mới hoạt động công ty đã tập trung vào phát triển thị trường ở khu vực đồng bằng sông Hồng, đến 3 năm sau thì công ty mới phát triển thị trường của mình sang các khu vực khác. Chính vì vậy sản lượng tiêu thụ ở khu vực này luôn ở mức cao. Các tỉnh ở khu vực đồng bằng Sông Hồng có sản lượng tiêu thụ lớn như Hà Tây( năm 2009 là 1198 tấn), Vĩnh Phúc(1908 tấn), Nam Định( 1083 tấn).

Đứng thứ hai về thị phần là khu vực Đông Bắc Bộ, chiếm 21% sản lượng tiêu thụ của công ty. Mặc dù số lượng tỉnh thành ở khu vực này sử dụng sản phẩm của công ty không nhiều nhưng vẫn có được thị phần lớn là do Tỉnh Bắc

63% 10%

21%6% 6%

Biểu đồ 07: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ bình quân theo thị trường của Vĩnh Hà từ năm 2005 đến nay

Đồng bằng sông hồng

Tây bắc bộ Đông bắc bộ Bắc trung bộ

Giang có sản lượng tiêu thụ rất lớn, năm 2009 là 2036 tấn.

Khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ trọng sản lượng tiêu thụ thấp nhất, chỉ 8%, bởi số lượng đại lý ở khu vực này rất ít, khách hàng còn mang tính chất nhở lẻ. Đó là do chính sách phát triển của công ty trong những năm vừa qua. Công ty chưa chú trọng phát triển ở khu vực này. Chính vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của khu vực Bắc Trung Bộ đang còn rất thấp.

Biểu 09: Tình hình tiêu thụ qua các thị TRƯỜNG của cÔNG TY Khối lượng( tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 Hà Tây 720 735 758 1.05 1.198 Bắc Ninh 306 315 321 461 682 Bắc Giang 485 529 518 843 2.036 Hải Dương 404 425 396 567 817 Hưng Yên 467 495 481 695 977 Phú Thọ 338 360 403 550 736 Vĩnh Phúc 902 917 935 1.373 1.908 Nam Định 542 564 569 775 1.083 Khác 1206 1560 1.764 2.324 2.263 Tổng 5370 5900 6150 8.640 11.700

Qua biểu 09, chúng ta nhận thấy thị trường Bắc Giang và thị trường Vĩnh Phúc là 2 thị trường tiềm năng nhất, có mức tiêu thụ lớn nhất. Đặc biệt là thị trường Bắc Giang. Năm 2005 sản lượng tiêu thụ ở thị trường này chỉ là 485 tấn, nhưng đến năm 2009 Bắc Giang đã vươn lên trở thành thị trường có sản lượng tiêu thụ lớn nhất của công ty là 2036 tấn, chỉ trong vòng bốn năm sản

lượng đã tăng lên hơn gấp bốn lần. Sở dĩ tốc độ phát triển sản lượng tiêu thụ ở Bắc Giang nhanh như vậy là do Bắc Giang là một tỉnh thành mà người dân chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, số lượng người dân chăn nuôi là rất nhiều. Trong những năm trước công ty đã mở rộng thị trường ở đây nhưng chưa nhận thấy tiềm năng ở thị trường này, chính vì vậy mà chưa tập trung phát triển ở thị trường này. Tuy nhiên đến năm 2008 công ty đã nhận thấy tiềm năng phát triển ở thị trường này và đã nỗ lực phát triển, mở rộng thêm đại lý và đưa 2 nhân viên phát triển thị trường về khu vực này để tìm kiếm khách hàng mới, cùng với đó là các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng như giảm giá sản phẩm và tăng tỉ lệ chiết khấu. Nhờ các chính sách phát triển hợp lý như vậy mà sản lượng tiêu thụ ở Bắc Giang tăng nhanh đến như vậy.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Vĩnh Hà (Trang 56)