Sự cần thiết phải phát triển thị trường tại công tyTNHH Vĩnh Hà

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Vĩnh Hà (Trang 38)

2.1. Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Tốc độ phát triển của ngành sản xuất thức ăn gia súc tăng nhanh, điều đó được thể hiện qua các mặt:

Về số lượng nhà máy: Trong những năm qua ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Theo thống kê của cục chăn nuôi, Số lượng nhà máy tăng từ 100 nhà máy năm 1996 đến 241 nhà máy năm 2005 và đến năm 2009 là 295 nhà máy. Số lượng các nhà máy chế biến TACN tăng lên là do có sự gia nhập thị trường TACN của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngòai đến từ Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, và đặc biệt là Trung Quốc. Hàng năm ngành sản xuất TACN Việt Nam sản xuất trung bình khoảng 3,5- 4 triệu tấn/năm.

Trong tổng số các nhà máy TACN thì khu vực tư nhân chiếm 75%, công ty cổ phần chiếm 3%, quốc doanh chiếm 11% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11%. Các nhà máy tư nhân có sản lượng 60% công suất thiết kế, trung bình 4900 tấn/năm. Các nhà máy quốc doanh tuy sản lượng lớn hơn 8300tấn/ năm nhưng chỉ đạt 45% công suất thiết kế, còn các nhà máy có vốn đầu tư của nước ngòai có sản lượng cực lớn 9000 tấn/năm đạt 84% công suất thiết kế.

Về cơ sở hạ tầng : trung bình các nhà máy tư nhân chỉ có 1 nhà kho diện tích từ 3000 đến 4000m2, các nhà máy quốc doanh và nước ngoài có 2-3 nhà kho với diện tích lớn hơn. Rất ít nhà máy tư nhân có các loại máy công nghiệp phục vụ công tác xử lí và bảo quản nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó nhà máy quốc doanh và nước ngoài thường có 4- 9 silô chứa, có ít nhất một máy sấy dựng để sấy ngô, cám gạo. Về kỹ thuật chế biến: kỹ thuật chế biến ngày càng được các công ty chú trọng. Trước đây các nhà máy thường sử dụng lỗ sàng nghiền bột cá thường 21mm, nhưng nay chỉ sử dụng lỗ sàng nghiền bột 5mm, đồng thời premix của các nhà máy hầu hết đều là nhập ngoại. Trên 95% nhà máy sử dụng máy vi tính để lập khẩu phần với giá

thành thấp, 50% nhà máy có phân tích nhanh giá trị dinh dưỡng nguyên liệu đầu vào làm cơ sở công thức tối ưu. Nhìn chung trong những năm gần đây việc nghiên cứu và đầu tư công nghệ cho chế biến TACNCN được quan tâm nhiều hơn, các phương pháp hiện đại để đánh giá giá trị dinh dưỡng TACNCN, công nghệ chế biến, cân bằng năng lượng, độ đạm, acid amin, vitamin, khoáng đang được quan tâm nghiên cứu.

Về chủng loại thức ăn: Chủng loại thức ăn được các công ty sản xuất ngày càng đa dạng. Ban đầu chỉ tập trung sản xuất các loại sản phẩm cho lợn, gia cầm, nhưng nay hầu như đã sản xuất TACNCN cho tất cả các loại vật nuôi như bò, tụm, cá, chim cút, đà điểu... Các sản phẩm thức ăn hỗn hợp trong những năm qua tăng rất mạnh, từ năm 2002 đến 2008 tăng trung bình 26,7%/ năm. Còn các sản phẩm thức ăn đậm đặc tăng trung bình 12,5%/năm.

Về sản lượng tiêu thụ: Sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng

nhanh trong giai đoạn 2002-2008, bình quân là 11,3%/năm.

BIỂU 01: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT TACN VIỆT NAM

Đơn vị: nghìn tấn Năm Thức ăn hỗn hợp Thức ăn đậm đặc Tổng số Tỷ lệ tăng BQ(%) 2002 2400 340 2740 2003 2650 400 3050 11,3 2004 2900 470 3370 10,5 2005 3240 490 3730 10,7 2006 3460 540 4000 7,2 2007 3810 620 4680 10,8 2008 4670 840 5510 17,7

Nguồn: Báo cáo ngành sản xuất TACN Việt Nam- Cục chăn nuôi

2.2. Phát triển thị trường là một tất yếu khách quan đối với công ty TNHH Vĩnh Hà

Thứ nhất, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa tương xứng với năng lực sản xuất của công ty.

Trước hết ta phân tích về cơ sở vật chất của công ty: Công ty TNHH Vĩnh Hà là một công ty sản xuất, kinh doanh do đó mà giá trị cơ sở vật chất của công ty tồn tại chủ yếu ở dưới dạng máy móc, vật kiến trúc, kho xưởng và thiết bị nghiên cứu. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất, công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty là rất lớn ( biểu 1).

Biểu 02: Tình hình cơ sở vật chất của công ty

ĐVT: triệu đồng

STT Tên tài sản Giá trị

1 Nhà xưởng, kiến trúc kho bãi 7500

2 Dây chuyền công nghệ 2500

3 Phương tiện vận tải 680

4 Tài sản khác 350

Tổng giá trị 11030

Nguồn: phòng kế toán- Cty TNHH Vĩnh Hà Qua biểu trên ta thấy rõ ràng công ty có một nguồn cơ sở vật chất khá lớn. Tổng tài sản của công ty đều trên 11 tỷ đồng. Với một nguồn lực cơ sở vật chất như vậy thì đó là một điều kiện rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất. Chính vì vậy công ty phải nghiên cứu, mở rộng sản xuất, phát triển thêm thị trường để tận dụng hết những tiềm lực mình đang có.

Với giá trị cơ sở vật chất của công ty lớn như vậy tuy nhiên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Hà trong những năm qua chưa thực sự cao, mặc dù doanh thu đã tăng nhanh qua từng năm, điều này được thể hiện qua biểu 02

Biểu 03: TìNH HìNH SảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY QUA 03 NĂM

STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2007 2008 2009 08/07 09/08 BQ

1 Doanh thu bán hàng 37.753.218.463 49.258.186.458 65.429.575.145 130,47 132,83 131,652 Doanh thu thuần bán hàng 36.425.563.011 47.532.440.880 63.160.431.487 130,49 132,88 131,68 2 Doanh thu thuần bán hàng 36.425.563.011 47.532.440.880 63.160.431.487 130,49 132,88 131,68 3 Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.327655.452 1.725.745.578 2.269.143.658 129,98 131,49 130,73 4 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 278.235.157 351.829.374 424.264.454 26,45 20,59 23,34

5 Lợi nhuận khác 0 0 14.256.500 - - -

6 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.049.420.295 1.373.916.204 1.844.879.204 130,92 134,28 132,59

Nguồn: phòng kế toán- Cty TNHH Vĩnh Hà

Cụ thể doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty có tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm từ 2007 đến 2009 là 131,65%. trong khi đó tổng lợi nhuận trước thuế có tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 132,59%, lớn hơn tốc độ phát triển của doanh thu, chứng tỏ việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế không cao hơn tốc độ phát triển của doanh thu được bao nhiêu. Dự tốc độ phát triển cao nhưng lợi nhuận của công ty vẫn chưa thể vươn đến con số 2 tỷ mỗi năm. Đó không phải là một con số quá cao cho một công ty sản xuất kinh doanh có đầu tư về cơ sở vật chất lớn như Vĩnh Hà. Chính vì vậy công ty phải biết tận dụng hết những năng lực mình đang có, mở rộng sản xuất hơn nữa, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Có phát triển thị trường thì mới đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận của công ty tương xứng với tiềm lực hiện có của công ty. Tăng cường phát triển thêm thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.

Thứ hai, phát triển thị trường để áp ứng được sự cạnh tranh ngày càng cao. Thị trường chế biến thức ăn chăn nuôi có rấtt nhiều doanh nghiệp có vị thế rất lớn như Con Cũ, DABACO, CP, Cargill... Lại càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, vì vậy sức cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn. Chính vì vậy mà thị trường cũ của công ty không có gì là đảm bảo. Đứng trước áp lự cạnh tranh cao như

vậy, muốn đứng vững trên thị trường thì bắt buộc công ty một mặt phải có những biện pháp cụ thể để duy trì được thị trường cũ, khách hàng cũ, đồng thời không ngừng phát triển, tìm kiếm thêm thị trường mới.

Thứ ba, phát triển thị trường để khai thác được những thị trường tiềm năng. Có những thị trường tiềm năng mà công ty chưa khai thác được. Đó là các tỉnh ở miền Trung và đặc biệt là các khu vực phía Nam. Thị trường của công ty chỉ mới tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc Bộ. Sản phẩm của công ty cũng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc Trung Bộ, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ ở khu vực này không nhiều, hệ thống kênh phân phối đang nhỏ lẻ. Với những thị trường tiềm năng chưa khai thác này, việc phát triển được ở những thị trường này sẽ đem đến cho công ty nhiều lợi nhuận

Thứ tư, phát triển thị trường để đạt được mục tiêu đặt ra của công ty. Xu thế ngành kinh tế là càng ngày càng đi lên, càng phát triển, công ty cũng chưa thể thỏa mãn với những gì mình đang có. Mục tiêu dài hạn của công ty là trở thành một doanh nghiệp có vị thế lớn trong ngành. Muốn đạt được như vậy thì công ty phải không ngừng phát triển thị trường, nâng cao cả sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của mình, đưa sản phẩm của công ty có mặt trong tất cả các vùng trong cả nước, đưa thương hiệu sản phẩm của công ty vào tâm trí người nông dân.

Thứ năm, phát triển thị trường để hạn chế rủi ro về kinh tế: Việc chỉ tập trung vào một vùng thị trường nhất định có những rủi ro rất lớn. Khi có thiên tai hay điều kiện chăn nuôi không thuận lợi, các dịch bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường của công ty. Việc dàn trải thị trường đều ở từng khu vực, từng vùng sẽ hạn chế được rủi ro khi thiên tai hay dịch bệnh xảy ra ở một số khu vực hay tỉnh thành nào đó, đặc biệt là khi sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thế giới ngày càng mạnh, dịch bệnh ngày càng nhiều và càng khó dự đoán.

Thứ sáu, phát triển thị trường để đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận kinh doanh của công ty. Khi tình hình kinh tế có những biến động bất thường, không thuận lợi cho tình hình sản xuất của công ty như tỉ giá tăng, giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao,

làm cho chi phí sản xuất của công ty ngày càng tăng, khiến lợi nhuận trên một sản phẩm giảm lại. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình thì đòi hỏi công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ của mình. Để làm được điều đó thì công ty phải phát triển thị

trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Chính vì vậy công ty phải phát triển thị trường để luôn đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Vĩnh Hà (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w