Giải pháp về phƣơng thức canh tác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 110)

Phân tích ở Chƣơng 5 cho thấy, nông hộ trồng lúa luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nông hộ trồng lúa độc canh. Song, do đất hẹp, trồng lúa là nguồn thu nhập chính và áp lực về nhu cầu lƣơng thực nên chỉ có 11,5% nông hộ ở TP. Cần Thơ trồng lúa luân canh. Đa số nông hộ trồng lúa 3 vụ trong năm, mặc dù chỉ vụ Đông xuân có điều kiện sản xuất thuận lợi. Đối với vụ Hè thu và Thu đông, do bất lợi về thời tiết và thị trƣờng nên cả chất lƣợng lẫn giá bán lúa đều thấp, do đó hiệu quả kinh tế của nông hộ thấp (nhƣ đã chỉ ra ở Chƣơng 4 và Chƣơng 5). Để khắc phục tình trạng trên, cần có giải pháp cả từ phía nông hộ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc (nhà quản lý).

Theo các nhà nghiên cứu, mô hình luân canh cây lúa - đậu nành (2 vụ lúa xen 1 vụ đậu nành) sau 3 năm làm tăng hàm lƣợng đạm và lân, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Quang & Lê Thanh Phong, 2007). Mô hình trồng đậu nành luân canh sau vụ lúa Đông xuân còn làm gia tăng năng suất lúa và cải tạo đất. Việc luân canh này còn giúp cải tạo đƣợc lý tính và hóa tính của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nƣớc liên tục sang chế độ cây trồng cạn. Cây họ đậu còn giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất nhờ khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây đậu nành.

Luân canh còn làm giảm sự cạnh tranh của cỏ dại đối với cả cây lúa lẫn cây trồng cạn, bởi các loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc giảm lƣợng lây lan đáng kể cho lúa vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh với cây trồng cạn. Chuyển đổi từ độc canh 3 vụ lúa sang luân canh lúa - đậu làm tăng thu nhập kinh tế nông hộ, góp phần nâng cao đời sống (Nguyễn Công Thành, 2008). Luân canh đậu nành thay cho vụ lúa Hè thu đã giúp hộ gia đình huy động tốt hơn lao động gia đình, giảm thiểu rủi ro do giá lúa thấp và dịch hại (Phạm Văn Hiền & Vũ Văn Thu, 2007). Mặt khác, chuyển đổi mô hình độc canh lúa sang luân canh lúa - màu cũng ngăn chặn đƣợc dịch bệnh xảy ra trên cây lúa, từ đó làm giảm chi phí đầu tƣ để mang lại hiệu quả kinh tế hơn (Nguyễn Công Thành & cộng sự, 2010). Để cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, nông hộ cần phát triển sản xuất theo hƣớng đa dạng hóa nguồn thu nhập. Để làm điều đó, nông hộ cần canh tác 2 vụ lúa, xen canh 1 vụ màu, kết hợp với nuôi tôm, cá trên đồng ruộng và trồng cây ăn trái. Đồng thời, cần phát triển thêm các nghề mới từ các phụ phẩm của sản xuất (trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản).

Khi chuyển đổi từ độc canh lúa sang luân canh lúa - màu, nông hộ có thể sử dụng đất một cách linh hoạt, qua đó giúp cải tạo và nâng cao độ phì của đất, giúp bảo vệ môi trƣờng do giảm lƣợng phân và thuốc nông dƣợc và nguồn thu nhập đa dạng. Tuy nhiên, nông hộ cũng có thể gặp vài khó khăn nhƣ nhu cầu giống cho đầu vụ thƣờng không đƣợc đáp ứng đủ và phẩm chất hạt giống thƣờng không đảm bảo. Ngoài ra, khi trồng màu đòi hỏi công đầu tƣ lao động cao, thị trƣờng đầu ra và công nghệ chế biến để làm tăng giá trị cho nông sản. Do đó, nông hộ cần sự giúp đỡ của nhà quản lý.

Nhà quản lý

Các nhà quản lý cần phải có chính sách phát triển thị trƣờng KH - CN để chuyển giao TBKT cho nông hộ. Song, nếu muốn thành công thì phải thực hiện chính sách xã hội hóa, với sự tham gia của các tổ chức, cơ quan nghiên

cứu và DN vào hoạt động nghiên cứu và chuyển giao TBKT cho nông hộ (Nguyễn Văn Sánh & cộng sự, 2011). Trƣớc mắt, cần phối hợp nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm giữa các viện, trƣờng với DN và nông hộ về cải thiện k thuật canh tác, k thuật chọn giống, phòng trừ dịch bệnh, chế biến, bảo quản sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng và quản lý tài nguyên thiên nhiên b ng cách ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào quản lý và xử lý cơ sở dữ liệu môi trƣờng tự nhiên.

Có một số điểm cần lƣu ý về chuyển giao TBKT cho nông hộ trồng lúa. Thứ nhất, trình độ học vấn hạn chế và chỉ có một số ít nông hộ có mức sống khá (thƣờng là các nông hộ sản xuất hàng hóa giỏi và các chủ trang trại) mới có điều kiện tiếp thu k thuật tiên tiến và đầu tƣ lớn vào sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao. Thứ hai, nhiều nông hộ nghèo thiếu vốn, thiếu đất và thiếu thông tin thị trƣờng nên khả năng đầu tƣ cho sản xuất không lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế và lợi nhuận sản xuất không cao. Vì vậy, giúp nông hộ nghèo tiếp cận đƣợc các TBKT không thể b ng cách tối đa hóa lợi nhuận theo cơ chế thị trƣờng mà cần có tinh thần trách nhiệm, tức là “chuyển giao không tốn tiền”. Nói cách khác, hình thức chuyển giao TBKT cần đa dạng và có tính chuyên biệt cho từng nhóm nông hộ. Hình thức thích hợp đối với nông hộ là giúp họ tự hình thành các dự án nông - công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Nội dung chuyển giao phải phong phú, từ k thuật, quản lý đến thị trƣờng. Có nhƣ vậy, nông hộ mới tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất lúa.

Do trình độ học vấn quyết định khả năng tiếp thu và áp dụng TBKT của nông hộ nên thành phố cần đầu tƣ phát triển hệ thống trƣờng lớp ở nông thôn, cũng nhƣ chất lƣợng đội ngũ giáo viên và chất lƣợng giảng dạy. Đầu tƣ vào hệ thống giáo dục sẽ phát huy hiệu quả trong dài hạn, nhất là khi thu nhập của nông hộ không còn phụ thuộc nhiều vào đất đai mà phụ thuộc vào kiến thức, k năng và TBKT. Tuy nhiên, không thể chỉ trông cậy vào kinh phí từ ngân sách (bởi còn phải trang trải nhiều lĩnh vực khác). Kinh nghiệm của các địa phƣơng bạn là thực hiện xã hội hóa, nh m huy động các nguồn lực khác để phát triển cơ sở dạy nghề ở nông thôn và đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề hiện có.

Bên cạnh đó, cần cải tiến chất lƣợng dạy nghề cho lao động nông thôn, b ng cách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng chƣơng trình dạy nghề cho nông hộ và doanh nhân nông thôn về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và khả năng tiếp thị; đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn k thuật sản xuất cho nông hộ và k năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở. Các chƣơng trình tập huấn khởi sự doanh nghiệp (CEFE) thuộc Chƣơng

trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức, chƣơng trình tập huấn sử dụng internet ở nông thôn do Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Sở NN & PTNT thực hiện cần đƣợc triển khai rộng rãi. Ngoài ra, cần nhân rộng mô hình câu lạc bộ nông dân truy cập thông tin trên mạng internet đến Hội nông dân, tổ hợp tác và HTX nông nghiệp.

Hoạt động dạy nghề cần chuyển đổi theo hƣớng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Cụ thể, cần chuyển đổi hình thức theo ngành nghề sang dạy k năng và phạm vi đào tạo rộng để đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập. Thành phố cũng cần quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ k thuật ở địa phƣơng và nông hộ, bao gồm các kiến thức ứng dụng các k thuật tiên tiến, thực hiện các quy trình canh tác theo nhóm giống, tiểu vùng sinh thái, quy trình GAP, k thuật sau thu hoạch, quản lý kinh tế hộ và tiếp thị.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 110)