Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 35)

Nhƣ đã đề cập, hiệu quả trong sản xuất của nông hộ trồng lúa đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nƣớc. Song, các nghiên cứu tiên phong chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế hay tài chính nên chƣa cho thấy vai trò quan trọng của các chính sách giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ trồng lúa. Để góp phần khắc phục điều đó, các nghiên cứu gần đây đã vận dụng phƣơng pháp tham số và phi tham số để ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL nói riêng cũng nhƣ cả nƣớc nói chung.

Nghiên cứu của Hien & Suzuki (2003) về hiệu quả k thuật trong sản xuất lúa ở ĐBSCL sử dụng phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên và tiến hành khảo sát thực địa đối với 120 nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ƣớc lƣợng cho thấy hiệu quả k thuật trung bình là 86,23%, 79,55% và 80,24% đạt đƣợc bởi các nông hộ trồng lúa lần lƣợt vào vụ Đông xuân, Xuân hè và Hè thu. Đồng thời, nghiên cứu còn phát hiện r ng, lƣợng phân hóa học và chi phí cho

thuốc trừ sâu có ảnh hƣởng tiêu cực tới năng suất lúa. Mặt khác, lƣợng phân lân, kali và chi phí cho thuê máy móc có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất lúa. Song, các đầu vào này đƣợc nông hộ sử dụng chƣa hiệu quả. Quy mô sử dụng đất, đa dạng giống lúa, ứng dụng IPM và k thuật sạ lúa, cùng với sự sẵn có tín dụng, có ảnh hƣởng tích cực lên hiệu quả k thuật. Năng suất bình quan tổn thất do phi hiệu quả k thuật là tƣơng đối cao, với 727,03 kg và 705,93 kg/héc-ta lần lƣợt vào vụ Đông xuân và Hè thu. Đồng thời, các nông hộ với quy mô từ 1 - 3 héc-ta đạt hiệu quả cao nhất và mức độ “thất thoát” năng suất thấp nhất.

Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) đƣợc Quan Minh Nhựt (2005) sử dụng để đo lƣờng khả năng sinh lời và hiệu quả quy mô của nông hộ trong hai mô hình canh tác đƣợc lựa chọn ở huyện Chợ Mới (An Giang). Với nguồn dữ liệu đƣợc thu thập trong giai đoạn 2004 - 2005, cách tiếp cận phân tích bao dữ liệu (DEA) và phân tích chi phí - lợi ích (CBA) đƣợc sử dụng để ƣớc tính hiệu quả quy mô của nông hộ và lợi nhuận tƣơng ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông hộ với mô hình luân canh mang lại lợi nhuận hiệu quả hơn nông hộ với mô hình độc canh lúa. Hiệu quả quy mô của nông hộ luân canh cũng cao hơn nông hộ với mô hình độc canh lúa.

Huỳnh Trƣờng Huy & cộng sự (2008) phân tích hiệu quả quy mô và hiệu quả k thuật của 261 hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL thông qua phƣơng pháp DEA và SFA. Kết quả phân tích DEA cho thấy, hiệu quả k thuật sản xuất lúa của nông hộ đạt trên 75%. Đồng thời, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả k thuật bao gồm diện tích canh tác, vốn đầu tƣ, chi phí phân bón và nông dƣợc. Trong khi đó, kết quả ƣớc lƣợng các tham số của mô hình SFA cho thấy có ảnh hƣởng của các yếu tố phi hiệu quả k thuật ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, các yếu tố nhƣ diện tích canh tác và vốn đầu tƣ có mối quan hệ dƣơng đối với hiệu quả k thuật của hộ sản xuất. Ngƣợc lại, năng suất biên của các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón và nông dƣợc có tác động âm đối với hiệu quả k thuật. Nghiên cứu còn cho thấy, hiệu quả k thuật và hiệu quả quy mô của hộ sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu đạt khá cao, mặc dù phần lớn các hộ chƣa đạt hiệu quả k thuật tối ƣu. Trong số các mô hình canh tác đƣợc khảo sát thì mô hình sản xuất luân canh đạt hiệu quả cao hơn những mô hình độc canh. Hiệu quả k thuật của hộ sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố nhƣ diện tích canh tác, vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó, trình độ học vấn và việc ứng dụng khoa học - k thuật của nông hộ cũng góp phần ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả k thuật.

Phạm Lê Thông (1998) và Phạm Lê Thông & cộng sự (2010) sử dụng hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên để ƣớc lƣợng hiệu quả k thuật,

hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL. Mức hiệu quả đạt đƣợc của từng nông hộ là tỷ số giữa năng suất và lợi nhuận đạt đƣợc so với mức cao nhất có thể, với đầu vào là giá và các yếu tố ngẫu nhiên có thể ảnh hƣởng kết quả của hoạt động sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức hiệu quả kinh tế đạt đƣợc là chƣa cao. Đông xuân là vụ có mức hiệu quả bình quân cao nhất, nhƣng cũng chỉ khoảng 72%. Con số này của vụ Hè thu và Thu đông lần lƣợt là 56% và 59%. Nguyên nhân là do thiếu thông tin nên nông hộ khó có thể lựa chọn đƣợc đầu vào và đầu ra tối ƣu. Theo kết quả nghiên cứu, trong các yếu tố ảnh hƣởng đến mức hiệu quả kinh tế đạt đƣợc, có đến khoảng 90% các yếu tố mà nông hộ có thể kiểm soát.

Phạm Lê Thông (2011) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để ƣớc lƣợng hiệu quả k thuật của hai vụ lúa Hè thu và Thu đông ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình của các nông hộ trong vụ Hè thu và Thu đông lần lƣợt là 4,70 và 4,30 tấn lúa/héc-ta. Với cùng một lƣợng đầu vào, năng suất vụ Hè thu cao hơn vụ Thu đông khoảng 6%. Mức hiệu quả k thuật đạt đƣợc trong hai vụ lúa lần lƣợt là 86% và 83%. Phần phi hiệu quả do chƣa đạt hiệu quả tối đa, gây thất thoát khoảng 770 kg/hécta trong vụ Hè thu và 850kg/hécta trong vụ Thu đông. Có sự chênh lệch lớn trong năng suất cũng nhƣ hiệu quả giữa các nông hộ do k thuật không đồng bộ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, đây là tiềm năng lớn để nông hộ cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện đƣợc k thuật canh tác.

Một nghiên cứu khác của Phạm Lê Thông (2011) về hiệu quả k thuật và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng lúa thông qua hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên hệ thống dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ 477 nông hộ trồng vụ Đông xuân giai đoạn 2008 - 2009 ở 4 tỉnh thuộc ĐBSCL là Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An. Đây là các địa phƣơng có diện tích trồng lúa lớn trong Vùng. Các nông hộ sản xuất lúa đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất bình quân của các nông hộ là 7,20 tấn lúa/hécta, có thể thu lãi khoảng 20 triệu đồng/hécta (chƣa tính chi phí lao động gia đình). Mức hiệu quả k thuật và hiệu quả kinh tế đạt đƣợc lần lƣợt là 85% và 72%. Phần kém hiệu quả đã gây thất thoát khoảng 1,20 tấn lúa/hécta và 3,20 triệu đồng/hécta. Có sự chênh lệch lớn trong năng suất cũng nhƣ hiệu quả giữa các nông hộ là do k thuật không đồng bộ và khả năng lựa chọn đầu vào tối ƣu khác biệt. Kết quả này cho thấy, có cơ hội lớn cho nông hộ cải thiện năng suất nếu cải thiện k thuật, khả năng nắm bắt và lựa chọn đầu vào tối ƣu tƣơng ứng với giá cả. Kết quả nghiên cứu

cũng cho thấy, việc tham gia tập huấn k thuật của nông hộ sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận đạt đƣợc.

Khai & Yabe (2011) đo lƣờng hiệu quả k thuật (TE) trong sản xuất lúa và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả k thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở Việt Nam, thông qua hệ thống dữ liệu về mức sống dân cƣ ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2006 (VLSS 2006) với phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên b ng hàm sản xuất Cobb - Douglas. Hiệu quả k thuật đƣợc xác định xấp xỉ 81,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến mức độ hiệu quả k thuật là lao động chuyên sâu trong canh tác lúa, thủy lợi và học vấn. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi hệ số TE, trong khi các chính sách nông nghiệp đã không giúp nông hộ trồng lúa hiệu quả hơn.

Linh (2012) này ƣớc lƣợng hiệu quả k thuật b ng cả phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu và biên ngẫu nhiên thông qua số liệu khảo sát đối với nông hộ trồng lúa ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra r ng, hiệu quả k thuật chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi giáo dục và đặc điểm khu vực. Bên cạnh đó, phân tích tính hiệu quả của quy mô cũng chỉ ra r ng, nhiều nông hộ ở Việt Nam có quy mô nhỏ hơn mức tối ƣu, đặc biệt là ở miền Trung. Tính phi hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ rất đáng kể, do đó nông hộ có tiềm năng đáng kể trong việc giảm chi phí để tăng hiệu quả. Nhìn chung, nông hộ có thể giảm khoảng 30 - 69% chi phí, tùy thuộc vào phƣơng pháp sử dụng đầu vào. Do tầm quan trọng của sản xuất lúa đối với thu nhập, an ninh lƣơng thực, việc làm và xuất khẩu ở Việt Nam, lợi ích từ việc gia tăng hiệu quả của nông hộ là rất quan trọng. Hiệu quả trong sản xuất lúa của các nông hộ đƣợc khảo sát còn chịu ảnh hƣởng bởi giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Phân tích cũng chỉ ra r ng, việc gia tăng quy mô đất có ảnh hƣởng đáng kể trong việc cải thiện tính hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ. Bên cạnh đó, yếu tố khu vực cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả k thuật. Đồng b ng sông Hồng, nơi có mật độ dân cƣ cao, diện tích đất nhỏ, có phƣơng pháp tƣới tiêu của vùng đất thấp và có phƣơng pháp canh tác trồng lúa gạo thâm canh lao động cao là khu vực có hiệu quả k thuật tốt nhất. ĐBSCL – nơi sản xuất ra hơn một nửa tổng sản lƣợng lúa gạo của cả nƣớc lại – có nhiều tiềm năng hơn trong việc nâng cao hiệu quả k thuật. Đây là một trong những vùng trồng lúa tốt nhất của thế giới và vẫn có khả năng để tăng diện tích trồng lúa. Hầu nhƣ tất cả các vùng đất có thể canh tác đang đƣợc canh tác thâm canh ở miền Bắc trong khi chỉ có 67% diện tích đất có thể canh tác đang đƣợc canh tác ở ĐBSCL. Mặt khác, các yếu tố nhƣ tỷ lệ lao phi nông nghiệp hoặc chính sách hỗ trợ không ảnh hƣởng

đáng kể đến hiệu quả k thuật của nông hộ. Các chính sách dẫn đến việc cải thiện giáo dục, chất lƣợng đất đai và diện tích đất sẽ có lợi cho việc cải thiện hiệu quả k thuật cho nông hộ.

Hoang & Yabe (2012) nghiên cứu về tác động của các yếu tố môi trƣờng đến lợi nhuận của ngƣời trồng lúa ở Đồng b ng sông Hồng của Việt Nam. Bộ dữ liệu đƣợc khảo sát từ 349 nông hộ trồng lúa b ng các cuộc phỏng vấn cá nhân. Cả hai phƣơng pháp tiếp cận OLS và MLE đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Việc ƣớc tính các biên lợi nhuận ngẫu nhiên với cách tiếp cận hai giai đoạn đã đƣợc sử dụng để đo lƣờng lợi nhuận. Kết quả cho thấy hiệu quả lợi nhuận bình quân là khoảng 75%, tùy đặc điểm cụ thể của nông hộ. Bên cạnh đó, sự thay đổi của các yếu tố cũng ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả lợi nhuận, bao gồm sâu bệnh, độ phì của đất, việc áp dụng tƣới tiêu và ô nhiễm nguồn nƣớc. Kết quả chỉ ra r ng, nông hộ nên áp dụng k thuật gieo sạ theo hàng và cải thiện các yếu tố nói trên để đạt đƣợc hiệu quả lợi nhuận cao, đặc biệt là cần quan tâm đến việc cải thiện chất lƣợng nƣớc tƣới tiêu. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy các hiệu quả tƣơng tự giữa phƣơng pháp tiếp cận OLS và MLE. Môi trƣờng làm thay đổi hiệu quả lợi nhuận của sản xuất lúa gạo. Nông hộ có thể nhận đƣợc lợi nhuận khoảng 150 đô-la M /hecta nếu có thể kiểm soát đƣợc các yếu kém trong sản xuất. Vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, nông hộ phải vƣợt qua một số trở ngại mang đặc thù nhƣ lao động và quy mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, có một số vấn đề liên quan đến chính sách mà Chính phủ cần hỗ trợ nông hộ tối đa hóa lợi nhuận nhƣ hợp thửa để giảm thiểu số thửa và gia tăng quy mô nông hộ, công nghệ và chất lƣợng nƣớc. Các công nghệ tiên tiến nhƣ gieo sạ theo hàng hoặc máy móc nên đƣợc áp dụng trong canh tác lúa. Đây là những gợi ý Chính sách mà chính phủ nên xem xét để phát triển sản xuất lúa gạo ở Đồng b ng sông Hồng.

Nguyễn Hữu Đặng (2012) phân tích sự thay đổi của hiệu quả k thuật đối với các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008 – 2011, dựa vào hệ thống dữ liệu bảng thu thập trong 2 năm (2008 và 2011) từ 155 nông hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc Trăng. Sử dụng hàm sản xuất biên Cobb - Douglas, kết hợp với phân tích tính phi hiệu quả k thuật, nghiên cứu đã chỉ ra r ng hiệu quả k thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu là 88,96%. Với các nguồn lực hiện có và các k thuật phù hợp thì sản lƣợng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 11,04%. Tuy nhiên, hiệu quả k thuật đang có xu hƣớng giảm, từ 89,2% vào năm 2008 giảm xuống còn 88,7% vào năm 2011. Các yếu tố đầu vào nhƣ đất đai, lao động, chủng loại giống và việc điều chỉnh giảm lƣợng

phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng trƣởng sản lƣợng của nông hộ trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó, tập huấn k thuật, tham gia hiệp hội nghề nghiệp và tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả k thuật của nông hộ. Ngƣợc lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ và tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả k thuật trong sản xuất lúa của nông hộ đƣợc khảo sát.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)