4.2.1.Dân số và lao động
TP. Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam. Xét về số dân của các thành phố trực thuộc Trung ƣơng, TP. Cần Thơ xếp thứ 4. Theo Tổng cục Thống kê, dân số của TP. Cần Thơ năm 2013 là 1.232.260 ngƣời,
mật độ dân số là 875 ngƣời/km2, gấp 2,04 lần mật độ dân số của vùng ĐBSCL (427 ngƣời/km2
). Mặc dù là thành phố trực thuộc trung ƣơng nhƣng tỷ lệ dân cƣ nông thôn còn lớn (33,68%) và sống chủ yếu phụ thuộc vào đất đai, trong khi khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập rất hạn chế do các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ chƣa phát triển.
TP. Cần Thơ có nguồn lao động dồi dào, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm đến 44,22% dân số. Song, lao động qua đào tạo nghề lại rất thấp, đa số là lao động phổ thông. Chẳng hạn, số lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý vào khoảng 650.342 ngƣời, nhƣng số qua đào tạo nghề chuyên môn chỉ vào khoảng 32,13%.17 Đó là mâu thuẫn giữa quy mô với chất lƣợng của nguồn nhân lực của thành phố. Cơ cấu lao động của thành phố đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông thôn, tăng tỷ trọng lao động thành thị nhƣng với tốc độ chậm. Đến năm 2013, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,4% tổng số lao động, trong khi lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,4% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 34,2%.
Bảng 4.1. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên ở TP. Cần Thơ (2010 - 2013) Năm Tổng số (ngƣời) Nam (ngƣời) Nữ (ngƣời) Thành thị (ngƣời) Nông thôn (ngƣời) ao động đang làm việc đến 1/7 hàng năm Số lƣợng (ngƣời) So với tổng số lao động (%) 2010 588.340 353.121 235.219 317.791 300.108 588.340 100,00 2011 622.825 387.389 235436 320.312 302.513 595.006 95,53 2012 663.677 374.494 289.183 432.212 231.465 636.428 95,89 2013 675.055 379.704 295.351 450.622 224.433 650.342 96,20
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Do lao động nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao, đa số là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo nghề nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. Năm 2013, số lao động tham gia lao động trong các ngành kinh tế chỉ
chiếm 96,20%, tỷ lệ thất nghiệp chung là 3,80% (tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn là 4,74%),18
còn lại là lao động thiếu việc làm mùa vụ. Nhƣ vậy, áp lực về giải quyết việc làm cho lao động của thành phố trong những năm sắp tới là rất lớn, đòi hỏi thành phố phải có chiến lƣợc để nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên nông thôn, đồng thời với phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Riêng trong lĩnh vực trồng lúa, số năm đi học bình quân của chủ hộ là 6,9. Trình độ học vấn của chủ hộ nói riêng, của lao động nói chung là khá thấp, gây khó khăn trong việc tiếp cận các TBKT trong hoạt động sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ.
4.2.2. Kết cấu hạ tầng
Các khoản đầu tƣ công nh m phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và tăng thu nhập cho nông hộ. Vì vậy, trong giai đoạn 2009 - 2013, ngân sách Nhà nƣớc đã đầu tƣ 6.545,62 tỷ đồng vào khu vực nông nghiệp và nông thôn (bình quân mỗi năm 1.309 tỷ đồng/năm, gấp 2,5 lần so bình quân giai đoạn 2004 - 2008). Tuy nhiên, công tác quản lý yếu kém (tỷ lệ thất thoát trong đầu tƣ công cao), đầu tƣ dàn trải, chƣa tập trung vào các công trình trọng điểm nh m phát huy hiệu quả kinh tế. Mặt khác, do chỉ trông chờ vào đầu tƣ công, chính quyền địa phƣơng chƣa kích thích đƣợc sự tham gia đầu tƣ của các thành phần kinh tế khác nên chất lƣợng của hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cần Thơ vẫn còn thấp.
Thủy lợi. Tầm quan trọng của đầu tƣ phát triển hệ thống thủy lợi là giúp giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực của các biến động thất thƣờng của tự nhiên bởi nông hộ ít phải phụ thuộc vào lƣợng mƣa trong việc đƣa ra quyết định sản xuất. Ở TP. Cần Thơ, việc nạo vét kênh nội đồng, củng cố, nâng cấp bờ bao, đắp đập thời vụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ, đƣợc chính quyền và nông hộ quan tâm thực hiện. Song, do lƣợng phù sa bồi lắng hàng năm lớn nên hệ thống kênh, mƣơng nhanh bị bồi lắng. Mặt khác, do kinh phí đầu tƣ hạn chế và công tác quản l ý vốn đầu tƣ lỏng lẻo nên hiệu quả tƣới tiêu của các công trình thủy lợi chƣa cao.
Ở TP. Cần Thơ, hàng năm ngƣời dân đóng góp trên 41% tổng kinh phí phát triển giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2013, có 32/36 xã nông thôn có đƣờng ô tô đến trung tâm.19
Tuy nhiên, trong sản xuất lúa gạo, việc hình thành các cụm ngành đã thể hiện nhiều điểm bất hợp lý. Hầu hết, các cụm nhà máy
18Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
đều n m ở các trục giao thông chính và ngày càng phình to, do đƣợc đầu tƣ thêm về giao thông nhƣng rất xa đồng ruộng, trong khi hệ thống giao thông nông thôn yếu kém cả đƣờng thủy lẫn đƣờng bộ.
Điện. Điện lƣới quốc gia đã phủ đến 100% các xã, ấp với 611,51 km đƣờng dây trung thế, 1.533,24 km đƣờng dây hạ thế và 86.801 trạm biến áp đạt yêu cầu k thuật theo quy định.20 Tuy nhiên, đa số nông hộ chỉ sử dụng điện cho nhu cầu thắp sáng. Do thu nhập thấp nên nông hộ ở TP. Cần Thơ chƣa mua sắm đƣợc các tiện nghi sử dụng điện khác cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất.
Thông tin - liên lạc. Ngày nay thông tin đƣợc xem là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất - kinh doanh do rút ngắn thời gian lƣu thông và làm tăng giá trị của hàng hóa. Song, nông hộ lại bị bất lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ viễn thông (điện thoại và internet) là do hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn TP. Cần Thơ kém phát triển.
Chợ nông thôn. Hệ thống các chợ nông thôn trên địa bàn thành phố đƣợc tập trung đầu tƣ xây mới và cải tạo, nâng cấp nh m phục vụ cho nhu cầu giao thƣơng, tiêu thụ nông sản hàng hóa, tạo nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ. Đến cuối năm 2013, có 23/36 xã có chợ, trong đó có 09 chợ theo quy hoạch đạt chuẩn.21 Tuy nhiên, hệ thống chợ này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân là chủ yếu. Do chính sách thƣơng mại chƣa khuyến khích, phần nữa là do hạn chế về vốn nên hệ thống chợ nông thôn chƣa có tác dụng trong cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông hộ.
Tóm lại, ở nƣớc ta nói chung và ở TP. Cần Thơ nói riêng, hệ thống chính sách chƣa mang tính khuyến khích, bên cạnh tâm lý trông chờ vào Chính phủ và tích lũy của nông hộ còn rất thấp. Những điều này làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ở Cần Thơ kém phát triển, nhất là hạ tầng chƣa đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Điều đó cũng lý giải một phần vì sao hiệu quả kinh tế và thu nhập của nông hộ ở TP. Cần Thơ còn thấp.
4.2.3.Kinh tế
Từ sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, kinh tế của TP. Cần Thơ đã từng bƣớc phát triển và chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng trƣởng kinh tế khá cao (bình quân 13,79% mỗi năm). Cơ cấu kinh tế chuyển
20Nguồn: Sở Công thƣơng TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
dịch theo hƣớng tích cực và thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng dần qua các năm.
Bảng 4.2 cho thấy, mặc dù tăng trƣởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ là khá cao nhƣng do quy mô nhỏ nên đóng góp của ngành nông nghiệp cho kinh tế thành phố vẫn rất quan trọng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ của thành phố cũng phát triển xoay quanh các ngành sản xuất nông, lâm và thủy sản. Do quy mô nền kinh tế tăng nên thu nhập bình quân đầu ngƣời cũng tăng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) tăng từ 31,066 triệu đồng năm 2009 (tƣơng đƣơng 1.750 USD) lên thành 62,719 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.984 USD) đến năm 2013 (Bảng 4.3).
Bảng 4.2. Giá trị tổng sản phẩm của TP. Cần Thơ (2009 - 2013)
Năm Tổng (tỷ đồng) Nông, lâm và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2009 36.955 4.791 12,97 15.736 42,58 15.395 41,66 2010 46.635 4.918 10,55 20.701 44,39 18.816 42,49 2011 55.906 6.126 10,96 18.721 33,49 29.859 53,41 2012 67.153 6.170 9,19 21.961 32,70 37.751 58,11 2013 77.287 6.138 7,94 25.098 32,47 44.621 59,59
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Nhƣ vậy, thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố tăng nhanh trong những năm gần đây, cụ thể là các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 với tốc độ tƣơng ứng là 8,43%, 16,55%, 19,03% và 13,37%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn, trong đó có nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ chỉ là 25,8 triệu đồng/ngƣời/năm (2013),22
khá thấp so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố năm 2013 (62,719 triệu đồng).23
Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất lúa của nông hộ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá đầu vào, đầu ra nhiều biến động, thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro, giao thông đi lại khó khăn và thiếu vốn đầu tƣ vào sản xuất. Mặt khác, sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa nông hộ trồng lúa và doanh nghiệp làm cho phần lớn lợi nhuận trong
22Nguồn: Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
chuỗi giá trị lúa gạo chuyển vào các tác nhân trung gian (doanh nghiệp, thƣơng lái và “cò” lúa).
Bảng 4.3. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của TP. Cần Thơ (2009 - 2013)
Năm Giá hiện hành (1.000 đồng) Giá hiện hành (đô-la ỹ) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2009 31,066 1.750 - 2010 38,869 2.018 8,43 2011 48,924 2.340 16,55 2012 53,597 2.563 19,03 2013 62,719 2.984 13,37
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
4.3. Sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ
Giống nhƣ ở các địa phƣơng trong vùng ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ chủ yếu đƣợc thực hiện bởi nông hộ. Thu nhập của nông hộ ở TP. Cần Thơ chủ yếu là từ nông, lâm và thủy sản (70,37%),24 thu nhập từ các ngành khác là rất thấp. Tuy đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhƣng việc đƣợc giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản và động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện. Kinh tế nông hộ ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất và nâng cao sản lƣợng nông nghiệp. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế chƣa cao nên thu nhập của nông hộ còn thấp.
Bảng 4.4 cho thấy, tỷ trọng của các ngành chăn nuôi, dịch vụ và các hoạt động khác ngày càng tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 9,25% vào năm 2009 lên 9,72% vào năm 2013. Ngành dịch vụ và các hoạt động khác năm 2013 có tỷ trọng 6,99% trong toàn ngành nông nghiệp và tăng gấp 2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, do đặc thù về điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất ở TP. Cần Thơ, ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao và vẫn là ngành chủ yếu (tỷ trọng của ngành trồng trọt năm 2009 là 87,28% và năm 2013 là 83,29%).
Nông sản chủ lực của TP. Cần Thơ là lúa, thủy sản và trái cây đƣợc sản xuất chủ yếu bởi nông hộ và đƣợc tiếp thị thông qua hệ thống thƣơng lái và DN. Tuy nhiên, thủy sản và trái cây chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (do các ngành này đòi hỏi phải có điều kiện tự nhiên phù hợp và k thuật canh tác tƣơng đối phức
tạp). Vì thế, sản phẩm chủ lực vẫn là lúa. Thật vậy, ở TP. Cần Thơ cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL, gần 80% nông hộ vẫn chọn nghề truyền thống là canh tác lúa.25
Với diện tích canh tác lúa chiếm 77,10% diện tích sản xuất nông nghiệp, hàng năm nông hộ thành phố sản xuất lúa với sản lƣợng trên 1 triệu tấn và có lƣợng gạo hàng hóa khoảng từ 500.000 đến 600.000 tấn.26
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) ở TP. Cần Thơ (2009 - 2013)
Năm
Tổng (tỷ đồng)
Trồng trọt Chăn nuôi hoạt động khác Dịch vụ và Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2009 6.856 5.984 87,28 634 9,25 238 3,47 2010 7.852 6.837 87,08 608 7,75 406 5,18 2011 9.844 8.540 86,75 976 9,91 328 3,33 2012 10.000 8.268 82,69 1.066 10,66 666 6,66 2013 10.279 8.562 83,29 999 9,72 718 6,99
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Tóm lại, trồng lúa vẫn là nghề chính của phần lớn nông hộ ở TP. Cần Thơ.27 Vì vậy, phân tích thực trạng sản xuất, thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu ra, cũng nhƣ rủi ro trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo để nhận diện các yếu kém của nó là rất quan trọng. Qua đó, ta có thể lý giải vì sao thu nhập của nông hộ trồng lúa lại thấp, dẫn đến hiện tƣợng nhiều nông hộ có tâm lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không tiếp tục canh tác, không muốn tiếp tục gắn bó với nông thôn, với nghề trồng lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung. Tâm lý này làm nảy sinh các hệ quả tiêu cực, làm hạn chế khả năng phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế của thành phố nói chung.
4.4. Thực trạng sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ
Diện tích đất canh tác lúa bình quân của nông hộ là 1,45 ha, trong đó có đến 17,2% nông hộ có diện tích trồng lúa từ 0,5 ha trở xuống (tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Thông & cộng sự, 2011; Võ Thị Thanh Lộc & cộng sự, 2011; Lê Khƣơng Ninh, 2014). Diện tích canh tác nhỏ và manh mún
25Nguồn: Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
26Nguồn: Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
nên rất khó để nông hộ ứng dụng khoa học - k thuật vào trong sản xuất, cũng nhƣ khó lựa chọn k thuật canh tác đạt năng suất cao và tiết kiệm chi phí nh m làm tăng thu nhập cho nông hộ.
Trong điều kiện đó của sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, diện tích gieo trồng lúa hầu nhƣ không tăng qua các năm nhƣng nhờ năng suất tăng đều đặn nên sản lƣợng tăng bình quân 3,82%/năm trong giai đoạn 2009 - 2013. Riêng năm 2013, diện tích gieo trồng lúa là 236.539 ha; năng suất bình quân là 5,79 tấn/ha (tăng 0,09 tấn/ha so với năm 2012); và sản lƣợng lúa là 1.370.354 tấn (tăng hơn 50.545 tấn so với năm 2012). Do nghề trồng lúa là nghề chính trong khi diện tích ngày càng thu hẹp nên nông hộ thƣờng sản xuất từ 2 đến 3 vụ trong năm. Hệ quả là lúa rất dễ bị nhiễm bệnh (vì trên đồng ruộng lúc nào cũng có lúa) và cần phải sử dụng thuốc liên tục, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng và chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác, để tăng năng suất, các nông hộ phải tăng sử dụng phân hóa học và sử dụng thuốc nông dƣợc để kiểm soát dịch bệnh và cỏ dại. Điều đó khiến cho môi trƣờng tự nhiên ô nhiễm trầm trọng và ảnh hƣởng tiêu cực đến cả thu nhập lẫn đời sống của nông hộ.