Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 49)

Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Trong đó, đáng lƣu ý nhất diện tích đất canh tác - đại lƣợng có mối quan hệ phi tuyến (dạng chữ ∩) với hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (Dorward, 1999). Cụ thể, khi quy mô diện tích tăng dần từ nhỏ đến một mốc nhất định thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ sẽ tăng theo, bởi khi đó nông hộ có thể kiểm soát ngƣời lao động (phần lớn là lao động gia đình), lựa chọn yếu tố đầu vào (phân bón và nông dƣợc) phù hợp, với chất lƣợng đảm bảo (do nhu cầu không lớn) và có thể quản lý tốt hoạt động sản xuất. Khi quy mô diện tích tăng, nông hộ cũng sẽ dễ áp

dụng các k thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Tuy nhiên, khi quy mô diện tích đất canh tác của nông hộ vƣợt quá giới hạn hợp lý, nông hộ buộc phải thuê lao động và khó kiểm soát động cơ làm việc của họ. Ngoài ra, quy mô tăng nên các nông hộ sẽ cần lƣợng yếu tố đầu vào lớn hơn, do đó khó mua đƣợc các loại yếu tố đầu vào đảm bảo chất lƣợng, nhất là khi thiếu vốn sản xuất (nên thƣờng phải mua chịu) và thị trƣờng yếu tố đầu vào (vật tƣ nông nghiệp) kém phát triển. Khi đó, quy mô sản xuất cũng sẽ dần vƣợt quá khả năng quản lý của nông hộ (thƣờng bị giới hạn bởi trình độ học vấn). Hệ quả là hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ sẽ giảm dần.

Phƣơng thức bán lúa cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Nếu nông hộ có thể bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp (đặc biệt là khi thông qua hợp đồng đƣợc ký kết trƣớc), giá lúa sẽ cao hơn bởi ít bị “ép” giá và nông hộ có thể chủ động hoạch định kế hoạch sản xuất (nhất là trên phƣơng diện sử dụng yếu tố đầu vào - khía cạnh quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa). Ngƣợc lại, nếu phải bán lúa qua trung gian (thƣơng lái hay “cò” lúa) do áp lực trả nợ mua chịu vật tƣ nông nghiệp, nợ vay ngân hàng,12 thu nhập hay thiếu năng lực dự trữ thì nông hộ sẽ dễ bị đối tác áp đặt điều kiện bất lợi hay sẽ bị “ép” giá. Mặt khác, nếu bán lúa qua trung gian, giá sẽ bấp bênh, do đó nông hộ sẽ hạn chế sử dụng các yếu tố đầu vào đảm bảo chất lƣợng (bởi thƣờng đắt) nên năng suất lúa sẽ giảm. Khi đó, hiệu quả kinh tế của nông hộ sẽ giảm theo.

Phƣơng thức canh tác lúa cũng có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Nếu độc canh lúa (nhất là trong thời gian dài), chất hữu cơ trong đất sẽ suy kiệt vì không kịp bổ sung, do đó nông hộ phải bón phân mỗi lúc một nhiều nhƣng năng suất lúa vẫn có thể giảm và đất ngày càng bạc màu. Ngƣợc lại, luân canh cây lúa với cầy trồng khác (đặc biệt là đậu) sẽ làm cho chất hữu cơ trong đất đƣợc bổ sung liên tục và chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác theo hƣớng có lợi cho các loại cây trồng đƣợc canh tác. Lƣợng đạm trong đất tăng không những làm tăng năng suất lúa mà còn giúp nông hộ tiết kiệm đƣợc lƣợng phân bón hóa học phải mua trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ sẽ đƣợc cải thiện nếu luân canh lúa với cây trồng khác.

12

Do nhiều nông hộ vay vốn tín dụng theo vụ nên thời điểm thu hoạch cũng chính là thời điểm đáo hạn của nợ vay. Vì vậy, nông hộ thƣờng phải bán lúa gấp ngay sau khi thu hoạch để kịp trả nợ và đƣợc ngân hàng cho vay tiếp.

Điều quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa là nông hộ phải áp dụng đúng quy trình k thuật và sử dụng yếu tố đầu vào đúng số lƣợng, chất lƣợng và vào thời điểm phù hợp. Trong nhiều trƣờng hợp, nông hộ rất khó chọn đƣợc yếu tố đầu vào với chất lƣợng tốt, nhất là khi thị trƣờng đầu vào kém phát triển và nông hộ thiếu vốn để thanh toán tiền mua vật tƣ nông nghiệp, bởi thƣờng mua vật tƣ nông nghiệp vào đầu vụ. Do đó, nhiều nông hộ phải mua chịu vật tƣ nông nghiệp và phải chấp nhận các điều khoản của ngƣời bán (đại lý vật tƣ nông nghiệp), mà một trong những cách để ngƣời bán vật tƣ để tăng lợi nhuận là giảm chất lƣợng bởi nông hộ rất khó kiểm tra đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Ngƣợc lại, nếu mua vật tƣ b ng tiền mặt thì nông hộ sẽ có thể chủ động kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Các nông hộ thanh toán b ng tiền mặt cũng thƣờng khá giả nên các đại lý vật tƣ nông nghiệp khó áp đặt điều kiện của mình và phải bán sản phẩm với chất lƣợng tốt để giữ chân khách hàng. Do đó, tỷ trọng tiền mua chịu mua vật tƣ nông nghiệp cũng là yếu tố cần xem xét khi phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ, nhƣ đƣợc lƣu ý bởi Roosen & Hennessy (2003), Klemick & Lichtenberg (2008), Ma & cộng sự (2014) và Khor & Zeller (2014).

Ở nông thôn, các mối quan hệ xã hội (hay cộng đồng) truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giao tiếp và là khía cạnh phản ánh uy tín của một cá nhân. Vì vậy, mối quan hệ quen biết đƣợc củng cố theo thời gian giữa nông hộ và các đại lý vật tƣ nông nghiệp sẽ là yếu tố đảm bảo đối với giá, chất lƣợng và cả mức độ sẵn có của vật tƣ nông nghiệp do các đại lý vật tƣ thƣờng ƣu ái cho các chủ hộ có mối quan hệ thâm tình (kể cả ở hình thức mua chịu lẫn trả tiền mặt) (Lê Khƣơng Ninh & Cao Văn Hơn, 2013; Khor & Zeller, 2014). Nói cách khác, mối quan hệ này sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ, bởi nông hộ có thể mua vật tƣ nông nghiệp với giá và chất lƣợng tốt vào đúng thời điểm với số lƣợng theo đúng yêu cầu.

Bên cạnh các yếu tố trên, vốn cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Vốn là yếu tố đầu vào then chốt của sản xuất nông nghiệp bởi nông hộ rất cần vốn để kịp thời mua vật tƣ, giống, máy móc và thuê mƣớn lao động với số lƣợng đầy đủ và chất lƣợng tốt nh m đảm bảo tính thời vụ và phòng ngừa rủi ro bắt nguồn từ sự thất thƣờng của thị trƣờng, thời tiết và dịch bệnh. Do đó, nếu có tiền nhàn rỗi (vàng, tiền tiết kiệm hay tiền tham gia hụi) càng nhiều thì nông hộ sẽ càng dễ chủ động (đặc biệt là về thời điểm, số lƣợng và chất lƣợng) trong việc mua đầu vào, thuê lao động, v.v. để giúp cây lúa đạt năng suất cao hơn, do đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa (Feng & cộng sự, 2010; Rahman, 2003). Nhƣ

vừa đề cập, số lƣợng lao động gia đình tham gia sản xuất càng nhiều thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ càng tăng bởi lao động gia đình luôn có động cơ làm việc và tinh thần trách nhiệm cao hơn lao động thuê đối với các khoản chi phí và kết quả sản xuất của nông hộ (Heltberg, 1998).

Ở nông thôn, chủ hộ luôn đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của nông hộ, kể cả trên phƣơng diện sản xuất lẫn đời sống. Vì vậy, kinh nghiệm tích lũy của chủ hộ (nhất là các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất lúa) sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Cụ thể, việc lựa chọn k thuật canh tác, giống lúa và loại yếu tố đầu vào (phân bón và nông dƣợc) để đảm bảo tính mùa vụ - yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp - và phù hợp với đặc tính sinh học của cây lúa của chủ hộ nhiều kinh nghiệm sẽ ƣu việt hơn so với các nông hộ có chủ hộ ít kinh nghiệm (Mariano & cộng sự, 2012). Bên cạnh kinh nghiệm, học vấn của chủ hộ cũng là yếu tố cần quan tâm khi phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Đó là vì học vấn cao sẽ giúp chủ hộ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt k thuật sản xuất mới, xu hƣớng thay đổi của môi trƣờng tự nhiên, thị trƣờng, v.v. để có thể sử dụng hợp lý các loại yếu tố đầu vào (nhất là phân bón và nông dƣợc) để đảm bảo năng suất cho cây lúa và chất lƣợng sản phẩm (Strauss & cộng sự, 1991).

Các nông hộ sống gần trung tâm xã, huyện hay thị xã sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin thị trƣờng và kiến thức về k thuật sản xuất để giúp làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa (Mu & van de Walle, 2007; Yamano & Kijima, 2010; Tadesse & Shively, 2013). Hoạt động sản xuất lúa của nông hộ còn gắn liền với đặc điểm sinh học của cây lúa, môi trƣờng tự nhiên, thông tin và khả năng tiếp cận thị trƣờng các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh này giúp cây lúa phát triển tốt nhất, phù hợp với đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên và tiêu thụ đƣợc dễ dàng sẽ làm tăng hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ. Các kiến thức này, bên cạnh việc tự tìm hiểu, các chủ hộ còn đƣợc trang bị thông qua hoạt động khuyến nông của các tổ chức chuyên môn. Thông qua các hoạt động đó, công tác khuyến nông sẽ giúp làm tăng hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ (Strauss & cộng sự, 1991; Poulton & cộng sự, 2010; Elias & cộng sự, 2013). Cụ thể, khi đƣợc hỗ trợ tiếp cận các nguồn đầu vào (giống, phân và thuốc nông dƣợc) chất lƣợng hay đƣợc mua chịu đầu vào với lãi suất thấp, nông hộ có thể chủ động trong việc chăm sóc lúa, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao hơn. Ngoài ra, hộ đƣợc cung cấp thông tin thị trƣờng hay hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra sẽ có giá bán cao hơn, gia tăng hiệu quả kinh tế của hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)