Giống nhƣ ở các địa phƣơng trong vùng ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp ở TP. Cần Thơ chủ yếu đƣợc thực hiện bởi nông hộ. Thu nhập của nông hộ ở TP. Cần Thơ chủ yếu là từ nông, lâm và thủy sản (70,37%),24 thu nhập từ các ngành khác là rất thấp. Tuy đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhƣng việc đƣợc giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản và động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện. Kinh tế nông hộ ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất và nâng cao sản lƣợng nông nghiệp. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế chƣa cao nên thu nhập của nông hộ còn thấp.
Bảng 4.4 cho thấy, tỷ trọng của các ngành chăn nuôi, dịch vụ và các hoạt động khác ngày càng tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 9,25% vào năm 2009 lên 9,72% vào năm 2013. Ngành dịch vụ và các hoạt động khác năm 2013 có tỷ trọng 6,99% trong toàn ngành nông nghiệp và tăng gấp 2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, do đặc thù về điều kiện tự nhiên và truyền thống sản xuất ở TP. Cần Thơ, ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao và vẫn là ngành chủ yếu (tỷ trọng của ngành trồng trọt năm 2009 là 87,28% và năm 2013 là 83,29%).
Nông sản chủ lực của TP. Cần Thơ là lúa, thủy sản và trái cây đƣợc sản xuất chủ yếu bởi nông hộ và đƣợc tiếp thị thông qua hệ thống thƣơng lái và DN. Tuy nhiên, thủy sản và trái cây chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (do các ngành này đòi hỏi phải có điều kiện tự nhiên phù hợp và k thuật canh tác tƣơng đối phức
tạp). Vì thế, sản phẩm chủ lực vẫn là lúa. Thật vậy, ở TP. Cần Thơ cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL, gần 80% nông hộ vẫn chọn nghề truyền thống là canh tác lúa.25
Với diện tích canh tác lúa chiếm 77,10% diện tích sản xuất nông nghiệp, hàng năm nông hộ thành phố sản xuất lúa với sản lƣợng trên 1 triệu tấn và có lƣợng gạo hàng hóa khoảng từ 500.000 đến 600.000 tấn.26
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) ở TP. Cần Thơ (2009 - 2013)
Năm
Tổng (tỷ đồng)
Trồng trọt Chăn nuôi hoạt động khác Dịch vụ và Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2009 6.856 5.984 87,28 634 9,25 238 3,47 2010 7.852 6.837 87,08 608 7,75 406 5,18 2011 9.844 8.540 86,75 976 9,91 328 3,33 2012 10.000 8.268 82,69 1.066 10,66 666 6,66 2013 10.279 8.562 83,29 999 9,72 718 6,99
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Tóm lại, trồng lúa vẫn là nghề chính của phần lớn nông hộ ở TP. Cần Thơ.27 Vì vậy, phân tích thực trạng sản xuất, thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu ra, cũng nhƣ rủi ro trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo để nhận diện các yếu kém của nó là rất quan trọng. Qua đó, ta có thể lý giải vì sao thu nhập của nông hộ trồng lúa lại thấp, dẫn đến hiện tƣợng nhiều nông hộ có tâm lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không tiếp tục canh tác, không muốn tiếp tục gắn bó với nông thôn, với nghề trồng lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung. Tâm lý này làm nảy sinh các hệ quả tiêu cực, làm hạn chế khả năng phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế của thành phố nói chung.