Nhƣ vừa phân tích trong Chƣơng 5, mối quan hệ giữa diện tích đất canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ là phi tuyến, có dạng ∩. Nếu quy mô đất canh tác nhỏ hơn một trị số nhất định (5,0842 ha), sự gia tăng của quy mô đất canh tác sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ. Tuy nhiên, khi diện tích đất canh tác vƣợt quá mốc đó, nông hộ sẽ phải thuê mƣớn (thêm) lao động và khó kiểm soát hành vi của họ. Đồng thời, khi quy mô tăng, nông hộ sẽ cần lƣợng yếu tố đầu vào lớn hơn, do đó khó mua đƣợc các loại yếu tố đầu vào đảm bảo chất lƣợng và vào đúng thời điểm, nhất là khi thiếu vốn sản xuất và thị trƣờng yếu tố đầu vào kém phát triển nên bị
thao túng bởi các đại lý vật tƣ nông nghiệp. Vì thế, hiệu quả kinh tế của nông hộ sẽ giảm đi.
Do đó, đối với các nông hộ có điều kiện tốt nhƣng quy mô diện tích đất nhỏ, cần xem xét phát triển theo hƣớng tích tụ ruộng đất (đầu tƣ mua thêm hay thuê đất để trồng lúa) nh m tận dụng tính kinh tế quy mô. Đặc biệt, nông hộ có thể hình thành mô hình kinh tế trang trại hay tham gia Cánh đồng mẫu l n. Các nông hộ không có các ƣu thế trên cần mạnh dạn chuyển sang nghề khác (đặc biệt là các nghề phi nông nghiệp), với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Chính quyền có thể hỗ trợ tiếp cận vốn và đào tạo nghề để chuyển dịch lao động nông thôn sang các lĩnh vực dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp.38 Điều này nh m mục tiêu là chỉ sản xuất lúa ở những vùng thuận lợi đối với các nông hộ có đủ năng lực (tài chính) và kinh nghiệm sản xuất với quy mô phù hợp.
Tuy nhiên, nhƣ vừa đề cập, khi quy mô tăng quá mức hợp lý thì nông hộ sẽ cần lƣợng yếu tố đầu vào lớn, do đó khó mua đƣợc các loại yếu tố đầu vào đảm bảo chất lƣợng, nhất là khi thiếu vốn sản xuất và thị trƣờng yếu tố đầu vào kém phát triển, dẫn đến sự bất lợi của nông hộ khi tham gia thị trƣờng. Ngoài ra, do trình độ học vấn thấp nên quy mô diện tích quá lớn sẽ vƣợt quá khả năng quản lý của nông hộ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất sẽ giảm. Để khắc phục tình trạng trên, nông hộ cần thay đổi mô hình sản xuất thông qua các phƣơng thức sau.
Thứ nhất là cần hợp tác sản xuất b ng cách tham gia HTX. HTX sẽ giúp nông hộ khắc phục nhƣợc điểm là trình độ học vấn thấp nên năng lực quản lý bị giới hạn. Các HTX tổ chức theo lối hiện đại sẽ tạo ra mối quan hệ tƣơng trợ giữa các nông hộ để khắc phục tính phi hiệu quả khi diện tích canh tác vƣợt quá tầm kiểm soát của bản thân. HTX còn giúp cung cấp dịch vụ đầu vào (vật tƣ nông nghiệp, giống và lao động) cho xã viên với giá tốt theo hình thức bán trả chậm (thay cho đại lý vật tƣ nông nghiệp). Tiền ứng trƣớc đƣợc thu hồi b ng cách mua lại sản phẩm của xã viên. Ƣu thế của các xã viên HTX là sản phẩm đƣợc bán với giá cao (hơn bên ngoài) nhờ áp dụng k thuật canh tác đƣợc chuẩn hóa và không phải “qua tay” thƣơng lái và “cò” lúa. B ng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp k thuật, giám sát dịch bệnh và sử dụng nông dƣợc thân thiện với môi trƣờng, HTX sẽ giúp xã viên tránh đƣợc rủi ro trong sản xuất và đảm bảo chất lƣợng lúa để nâng cao hiệu quả kinh tế.
38
Du lịch nông thôn là một thế mạnh của ĐBSCL nhƣng đến nay chƣa đƣợc khai thác đầy đủ để tạo thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Các quốc gia đất chật, ngƣời đông (nhƣ Hà Lan) tận dụng rất tốt cơ hội này nên đã tạo ra thu nhập cao cho ngƣời dân nông thôn.
Tuy HTX mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên nhƣng, trong quá trình hoạt động, các HTX có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nên chƣa thể phát huy tối đa vai trò tích cực của mình. Để HTX phát triển, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ cần hỗ trợ chứng nhận sản phẩm và đầu ra (liên kết với DN) để thu hút nông hộ tham gia HTX. Thay vì áp dụng các chính sách nhƣ trợ giá hay hỗ trợ khó khăn thì với cơ chế chính sách khoa học và thông thoáng, Chính phủ có thể giúp HTX hoạt động ổn định và có thể cạnh tranh trên thị trƣờng.
Thứ hai, các phân tích về hệ thống phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung cho thấy, mặc dù nông hộ là ngƣời trực tiếp tạo ra hạt lúa nhƣng với lợi ích nhận đƣợc chỉ đứng thứ tƣ trong số năm tác nhân chính của kênh phân phối lúa gạo (nông hộ, thƣơng lái, cơ sở xay xát, ngƣời bán lẻ và DN) do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết trong sản xuất nên bị chi phối bởi thƣơng lái và “cò” lúa. Để khắc phục điều đó, bên cạnh việc tham gia HTX, nông hộ còn có thể phát triển sản xuất theo mô hình công ty cổ phần. Các công ty cổ phần đƣợc thành lập trên cơ sở cùng vùng quy hoạch và sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, có kho bảo quản, nhà máy chế biến hàng hóa, có kênh phân phối sản phẩm với thƣơng hiệu uy tín và có thị trƣờng đầu vào ổn định. Công ty phân công lao động rõ ràng và chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực cụ thể để phát huy tối đa ƣu thế của các nguồn lực (kể cả vật chất lẫn con ngƣời). Đất của nông hộ góp vào công ty đƣợc quy ra thành cổ phần theo giá thị trƣờng, nông hộ đƣợc chia cổ tức theo tỷ lệ góp vốn cổ phần và đƣợc phân phối lợi nhuận trên cơ sở hiệu quả của công ty.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ là hàm bậc hai của quy mô đất canh tác. Với quy mô đất canh tác nhỏ, sự gia tăng của quy mô đất canh tác sẽ làm cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ cũng gia tăng. Do đó, các nông hộ có điều kiện tốt nhƣng quy mô nhỏ cần phát triển theo hƣớng tích tụ ruộng đất (đầu tƣ mua thêm hay thuê đất) để tận dụng tính kinh tế quy mô. Khi diện tích đất canh tác vƣợt quá ngƣỡng, nông hộ cần liên kết sản xuất theo mô hình HTX hoặc công ty cổ phần để phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực.