Giải pháp về phƣơng thức bán lúa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 106)

Kết quả phân tích ở Chƣơng 5 cho thấy, phƣơng thức bán lúa trực tiếp sẽ giúp làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ. Nói cách khác, nếu chủ động bán lúa trực tiếp cho DN thì nông hộ sẽ có lợi hơn là bán cho thƣơng lái thông qua “cò” lúa (Fafchapms & Hill, 2005; Lê Khƣơng Ninh, 2013). Hiện nay, chỉ có 6% nông hộ sử dụng phƣơng tiện của gia đình

để chở lúa đi bán trực tiếp cho DN, mà hầu hết lệ thuộc vào “cò” lúa và thƣơng lái sử dụng ghe với công suất lớn đến mua lúa tại nhà hay ngay tại chân ruộng của nông hộ. Do đó, phi hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ còn cao.

Giải pháp cho vấn đề này là tăng cƣờng liên kết dọc giữa DN và nông hộ để rút ngắn kênh phân phối, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung gian. Mô hình liên kết dọc giữa DN và nông hộ theo tiêu chuẩn GlobalGAP là bƣớc phát triển từ việc sử dụng chƣơng trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và áp dụng các tiêu chuẩn của GlobalGAP nh m hƣớng đến việc sản xuất lúa chất lƣợng cao, an toàn và thỏa mãn các điều kiện đặt ra của các thị trƣờng “khó tính”. Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả nông hộ tham gia và cùng sản xuất theo một quy trình có kiểm soát. Nói cách khác, đây là mô hình Liên kết bốn nhà thật sự, trong đó DN và nông hộ là hai thành viên chủ chốt trong chuỗi giá trị, dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các nhà tài trợ phát triển. Song, theo Nguyễn Văn Sánh & cộng sự (2011), mối liên kết này hiện vẫn còn lỏng lẻo bởi chính các “nhà” phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khó tháo gỡ nên chƣa hỗ trợ một cách hiệu quả cho đối tác. Vì thế, mỗi nhà cần nhận ra hạn chế của bản thân để khắc phục.

Nông hộ

Thực tiễn khách quan cho thấy, các nông hộ trồng lúa vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ổn định thị trƣờng đầu ra cho hạt lúa. Nhƣợc điểm này khiến cho các DN không mặn mà với việc đảm bảo thị trƣờng đầu ra cho hạt lúa của nông hộ, bởi hành vi của các nông hộ rất khó dự đoán để kiểm soát và điều chỉnh. Nhiều nông hộ chủ động phá vỡ hợp đồng khi tìm đƣợc đầu mối tiêu thụ lúa với giá cao hơn hay đƣợc ƣu đãi hơn. Điều đó gây thiệt hại (nghiêm trọng) cho DN nên DN sẽ không ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông hộ. Hệ quả là nông hộ phải tự “bơi” trên thị trƣờng. Với năng lực hạn chế, nông hộ sẽ phải lệ thuộc vào lực lƣợng “cò” và thƣơng lái để bán lúa, nếu không thay đổi tƣ duy và hành vi khi tham gia thị trƣờng. Điều đó cho thấy, việc giáo dục nhận thức về luật và kiến thức kinh tế thị trƣờng cho nông hộ là một yêu cầu cấp thiết. Sản xuất và bán lúa theo hợp đồng sẽ giúp ổn định đầu ra, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho nông hộ.

Do canh tác theo lối truyền thống và không đƣợc chuẩn hóa theo phƣơng thức canh tác hiện đại nên hạt lúa do nông hộ sản xuất có chất lƣợng không đồng nhất. Hệ quả là DN gặp nhiều khó khăn hay rất tốn kém trong khâu chế biến cũng nhƣ đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng, nhất là ở thị

trƣờng nƣớc ngoài có thu nhập cao. Nông hộ thƣờng sản xuất theo phong trào nên lúa dễ bị thừa mứa vào vụ thu hoạch và khó có thể tìm nguồn tiêu thụ với giá tốt nh m đảm bảo lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Với quy mô sản xuất nhỏ, thiếu thị trƣờng đầu ra nên các nông hộ có xu hƣớng tự cạnh tranh nhau b ng cách giảm giá bán, làm ảnh hƣởng đến chính bản thân. Nếu bán lúa trực tiếp cho DN b ng cách tuân thủ hợp đồng, giá bán sẽ cao hơn, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ. Vì vậy, nông hộ cần liên kết sản xuất theo mô hình Cánh đồng lớn nh m ổn định đầu vào và đầu ra thông qua các hợp đồng đƣợc ký kết với DN (Bộ NN&PTNT, 2012).

Doanh nghiệp

DN đóng vai trò then chốt trong việc giúp làm tăng giá trị cho hạt lúa thông qua việc đảm bảo thị trƣờng đầu ra cho nông hộ. Nơi nào có sự tham gia của DN tâm huyết thì nông hộ nói chung và nông hộ trồng lúa nói riêng nơi đó có điều kiện cải thiện đáng kể về thu nhập. Muốn hạt lúa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà nhập khẩu, cần có sự phối hợp giữa quy trình sản xuất và chế biến sao cho phù hợp với nhu cầu của từng thị trƣờng. Nếu không làm đƣợc điều đó thì khó có thể xây dựng đƣợc chuỗi giá trị mạnh nên sản phẩm không đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà nhập khẩu. Mô hình Cánh đồng mẫu l n với vai trò trung tâm của DN là bƣớc tiến quan trọng trong các cố gắng hợp lý hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, nhƣng chỉ là một phần trong chuỗi giá trị (Bộ NN&PTNN, 2012). Điều quan trọng tiếp theo là cần xây dựng các chợ đầu mối ở các địa bàn sản xuất lúa quan trọng, với cụm DN chế biến làm hạt nhân, từ đó phát triển các dịch vụ khác nhƣ bao bì, đóng gói, giao nhận và chế biến. Sau khi xây dựng nên chuỗi giá trị cho sản phẩm có chất lƣợng thì tiến đến xây dựng thƣơng hiệu gạo của DN từ hạt lúa do nông hộ sản xuất. Thƣơng hiệu chỉ có thể đƣợc quảng bá rộng rãi để nhiều ngƣời biết thông qua chiến lƣợc quảng cáo toàn diện, từ nông hộ đến DN, cơ quan truyền thông và Chính phủ, nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến đã chỉ ra.

Nhà khoa học

Thiếu phƣơng tiện nghiên cứu và điều kiện tiếp cận nguồn tƣ liệu cập nhật (đặc biệt là từ nƣớc ngoài) còn hạn chế nên sản phẩm của các nhà khoa học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế. Sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học chƣa đƣợc chuyển giao, áp dụng rộng rãi và có hệ thống nên ít đƣợc quan tâm và chƣa giúp hỗ trợ nông hộ tìm đƣợc phƣơng thức bán lúa có lợi cho mình. Gần đây, ở TP. Cần Thơ cũng đã có một số dự án, công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị lúa gạo (đặc biệt chú trọng thị trƣờng đầu ra). Song, do nhiều nguyên nhân (nhƣ thẩm định kết quả nghiên cứu chƣa chặt chẽ

và khách quan) nên kết quả của các nghiên cứu này chƣa đủ tính khả thi để đƣợc áp dụng vào thực tế nh m xử lý các vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Yếu điểm trên cần đƣợc khắc phục - cùng với tăng cƣờng đầu tƣ công cho công tác nghiên cứu khoa học - để các nhà khoa học có thể đóng góp nhiều hơn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là sản xuất lúa ở các địa bàn trọng điểm. Ngoài ra, kiến thức kinh tế thị trƣờng còn giúp nông hộ biết nắm bắt thông tin của thị trƣờng để lựa chọn phƣơng thức cũng nhƣ thời điểm bán lúa cho phù hợp, tránh bị “ép” giá. Các kiến thức này bên cạnh việc tự tìm hiểu, các chủ hộ còn đƣợc trang bị bởi các nhà khoa học.

Nhà nƣớc

Trong chuỗi liên kết các nhà, Nhà nƣớc đóng vai trò cốt lõi, giúp nông hộ tránh đƣợc sự bấp bênh trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Song, trong thời gian qua Nhà nƣớc chƣa làm tốt vai trò của mình, bởi chƣa điều phối đƣợc các “nhà” khác và thực thi các chính sách hỗ trợ cần thiết cho nông hộ trồng lúa. Nói cách khác, nhiều chính sách phát triển liên quan đến tam nông thực chất chỉ mang lợi ích cho DN và thƣơng lái chứ không phải nông hộ, chẳng hạn nhƣ chính sách mua lúa gạo tạm trữ. Chính sách của Chính phủ cần chú trọng hỗ trợ trực tiếp cho các nông hộ sản xuất lúa.

Trong thời gian qua, nông nghiệp nƣớc ta nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng đã chứng minh đƣợc lợi thế so với các nƣớc. Cụ thể, nông nghiệp đã đảm đƣơng khá tốt vai trò làm chỗ dựa cho thị trƣờng yếu tố đầu vào và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Trong khi đó, công nghiệp (với tỷ suất đầu tƣ lớn) lại chƣa trở thành đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên, nhƣ chƣa cung cấp đầy đủ máy móc, thiết bị, phân bón và nông dƣợc cho hoạt động sản xuất lúa. Dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất lúa rất nghèo nàn và kém phát triển. Trái lại, nông hộ phải tự khắc phục hậu quả về môi trƣờng do chất thải công nghiệp (phần lớn đƣợc xả thẳng ra hệ thống sông rạch, ao hồ nên phát tán rất rộng và rất nhanh). Nhiều vùng nông thôn không thể xây dựng mô hình VietGAP hay GlobalGAP bởi nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm dùng cho tƣới tiêu bị nhiễm kim loại nặng, vƣợt chuẩn cho phép. Đó là các khía cạnh mà chính sách của Chính phủ cần điều tiết để đảm bảo quyền lợi cho nông hộ sản xuất lúa.

Công nghệ sau thu hoạch yếu bởi chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, dẫn đến thất thoát đến 2 triệu tấn lúa/năm (Phan Hiếu Hiền, 2009). Đầu tƣ nghiên cứu cho sau thu hoạch cần đƣợc định hƣớng bởi chính sách và hỗ trợ từ nguồn ngân sách từ Chính phủ. Trên nguyên tắc, DN có thể chủ động làm việc này vì qua đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình, nhƣng thực tế cho

thấy các DN rất ít quan tâm đến điều đó, bởi vẫn đang phải giải quyết các vấn đề khó khăn đƣợc cho là bức thiết hơn. Trong khi đó, nông hộ lại không đủ năng lực để đầu tƣ quy mô lớn do thiếu vốn. Vì vậy, Nhà nƣớc cần quan tâm ban hành các chính sách khuyến khích đầu tƣ, kể cả đầu tƣ nƣớc ngoài, vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng (bến cảng, kho bãi, chợ đầu mối, giao thông nông thôn, thông tin liên lạc và lƣới điện) phát triển chƣa đủ nhanh để hỗ trợ tích cực cho tam nông thì TP. Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung sẽ khó có thể phát huy hết tiềm năng và lợi thế. Đầu tƣ vào hệ thống giao thông nông thôn có tác dụng rõ ràng trong phát triển nông thôn bởi gia tăng khả năng lƣu thông hàng hóa, giảm chi phí đi lại và thông tin thị trƣờng thông suốt. Đầu tƣ vào đây cần lƣợng vốn lớn nên chỉ có Chính phủ mới có thể đảm đƣơng nổi, có thể trên nguyên tắc Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm (hợp tác công tƣ). Song, cần lƣu ý hiện tƣợng lợi dụng chủ trƣơng này của Nhà nƣớc để đặt ra rất nhiều kiểu đóng góp bắt buộc rất nặng đối với nông hộ.

Dịch vụ nông nghiệp phát triển rất chậm, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất nông hộ trồng lúa và chƣa trở thành nguồn thu nhập quan trọng của ngƣời dân nông thôn, mặc dù đây là địa bàn chính của các hoạt động sau thu hoạch nhƣ lò sấy, kho chứa, xay xát, đóng gói và cung ứng vật tƣ nông nghiệp. Các nhà quản lý cần có sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ (các chính sách ƣu đãi) để DN và nông hộ đầu tƣ phát triển mạnh trong lĩnh vực này. Đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ sau thu hoạch (nhƣ lò sấy, kho chứa, xay xát, đóng gói và cung ứng) không chỉ giúp nông hộ chủ động trong khâu bán lúa mà còn tạo điều kiện để nông hộ đa dạng hóa và nâng cao thu nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)