Ở TP. Cần Thơ, nông hộ bán khoảng 80% lƣợng lúa thu hoạch cho thƣơng lái, 8,4% cho cơ sở xay xát, 8,4% cho công ty lƣơng thực, 2,1% cho ngƣời bán lẻ và 1,1% cho ngƣời tiêu dùng. Thƣơng lái có nhiều kinh nghiệm, am hiểu địa bàn, tổ chức gọn nhẹ và rất cơ động có thể len lỏi vào vùng sâu, vùng xa, đến từng hộ để mua lúa trong điều kiện sông, kênh rạch ch ng chịt. Điều này các công ty lƣơng thực khó làm đƣợc. Mặt khác, do thiếu phƣơng tiện chuyên chở nên chỉ có 6% nông hộ tự chở lúa đi bán.31 Thƣơng lái tiến hành phân loại lúa theo các tiêu chuẩn và bán 52,7% lƣợng lúa cho doanh nghiệp, 25,2% cho ngƣời bán lẻ và một phần ít bán cho cơ sở xay xát (1,1%). Các cơ sở xay xát, sau khi hoàn thành xay xát, bán 2,3% lƣợng gạo cho ngƣời bán lẻ, 7,5% cho công ty lƣơng thực và 0,7% cho ngƣời tiêu dùng. Đối với ngƣời bán lẻ, họ chuyển toàn bộ gạo thu mua cho ngƣời tiêu dùng nội địa (29,6%). Đặc biệt, công ty lƣơng thực sau khi thu mua lúa gạo từ nông hộ, thƣơng lái và cơ sở xay xát, công ty tiến hành phân loại gạo để đóng bao bì, nhãn hiệu và bán ra thị trƣờng thông qua các siêu thị, cửa hàng đến tay ngƣời tiêu dùng nội địa (8,6%) và xuất khẩu (60%) (Biểu đồ 4.1).
Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi, 2011.
Biểu đồ 4.1. Hệ thống phân phối lúa gạo tại TP. Cần Thơ
Sơ đồ hệ thống phân phối lúa gạo trên có thể đƣợc khái quát thành các kênh phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ nhƣ trong Biểu đồ 4.1. Trong 6 kênh phân phối lúa gạo trên, chúng ta nhận thấy có 3 kênh chủ lực, đó là kênh 1, kênh 2 và kênh 3 vì những kênh này chuyển tải đƣợc khối lƣợng lúa gạo rất lớn. Qua đó, ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của thƣơng lái khi tham gia cả kênh 1 và kênh 2 (2 trong 3 kênh chủ yếu). Biểu đồ 4.2 cho ta thấy, lợi ích của các tác nhân tham gia qua các kênh phân phối nhƣ sau.
Lợi ích nhận đƣợc của nông hộ ở kênh 6 là nhiều nhất 100%, với lý do là nông hộ bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng (không thông qua trung gian), đồng thời nông hộ ít tốn chi phí vận chuyển vì những ngƣời tiêu dùng này ở cùng địa phƣơng. Bên cạnh đó, giá trị nhận đƣợc của nông hộ cũng khá cao trong các kênh nhƣ kênh 5B, 5A, 4, 2B và 3B với tỷ lệ lợi ích của nông hộ tƣơng ứng lần lƣợt là 55,7%, 55,3%, 54,3%, 52,0% và 51,9%.
Kênh Tác nhân
1
1 1A Nông hộ Thƣơng lái Cơ sở xay xát Hộ bán lẻ Ngƣời tiêu dùng
1B Công ty lƣơng thực
2 2
2A
Nông hộ Thƣơng lái Hộ bán lẻ Ngƣời tiêu
dùng
2B Công ty lƣơng thực
3 3
3A
Nông hộ Cơ sở xay xát Hộ bán lẻ Ngƣời tiêu dùng
3B Công ty lƣơng thực
4
4 Nông hộ Cơ sở xay xát Ngƣời tiêu
dùng 5
5 5A
Nông hộ Hộ bán lẻ Ngƣời tiêu
dùng
5B Công ty lƣơng thực
5
6 Nông hộ Ngƣời tiêu
dùng
Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi, 2011.
Biểu đồ 4.2. Kênh phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ
Lợi ích của thƣơng lái trong kênh 2 hiệu quả hơn kênh 1, với lợi ích nhận đƣợc trong kênh 2 là 22,5% (kênh 2A), 22,8% (kênh 2B) và giá trị nhận đƣợc trong kênh 1 là 15,0% (kênh 1A) và 15,8% (kênh 1B). Đó là vì ở kênh 2A và 2B, thƣơng lái bán trực tiếp cho ngƣời bán lẻ và công ty lƣơng thực mà không phải qua cơ sở xay xát nên nhận đƣợc giá trị cao hơn.
Cơ sở xay xát hoạt động rất hiệu quả trong kênh 4, chiếm 45,7% lợi ích của kênh, kế tiếp đó là kênh 3, với lợi ích nhận đƣợc là 22,7% (kênh 3A) và 23,6% (kênh 3B). Ở kênh 1, do phải mua lúa từ thƣơng lái nên hiệu quả của các cơ sở xay xát không cao, với lợi ích đƣợc hƣởng là 16,7% (kênh 1A) và 17,3% (kênh 1B). Tuy mua với sản lƣợng không lớn nhƣ thƣơng lái, cơ sở xay
xát và công ty lƣơng thực nhƣng nhìn chung lợi ích mà ngƣời bán lẻ nhận đƣợc trong các kênh cao hơn những đối tƣợng khác (trừ nông hộ), trung bình chiếm hơn 25% lợi ích của kênh và cao nhất là 44,7% trong kênh 5A. Lợi ích nhận đƣợc của công ty lƣơng thực trong các kênh 1B, 2B, 3B, 5B lần lƣợt là 20,6%, 25,2%, 24,5% và 44,3%. Trong kênh 5B, lợi ích của công ty lƣơng thực cao hơn các kênh còn lại là do công ty thu gom lúa trực tiếp từ nông hộ.
Nguyên nhân dẫn đến giá trị nhận đƣợc của nông hộ còn thấp trong hệ thống phân phối nhƣ sau: (i) quy mô sản xuất của nông hộ là nhỏ lẻ và manh mún; (ii) hệ thống phân phối lúa gạo chƣa hoàn thiện, thị trƣờng đầu ra của nông hộ không ổn định; (iii) nông hộ thiếu thông tin về thị trƣờng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; (iv) mối quan hệ mờ nhạt giữa nông hộ và các tác nhân trong hệ thống phân phối, đặc biệt là công ty lƣơng thực; (v) nông hộ bị hạn chế về nguồn lực sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ và khoa học k thuật và (vi) hệ thống tổ chức sản xuất lúa gạo hiện nay còn nhiều bất cập.
Hệ thống phân phối lúa gạo ở TP. Cần Thơ cho thấy, mặc dù nông hộ là những ngƣời tạo ra hạt lúa nhƣng với lợi ích nhận đƣợc chỉ đứng thứ 4 trong 5 tác nhân của hệ thống phân phối (nông hộ, thƣơng lái, cơ sở xay xát, ngƣời bán lẻ và doanh nghiệp). Một trong những nguyên nhân của hiện tƣợng trên là do sự hỗ trợ đầu ra cho nông hộ còn hạn chế. Thật vậy, 30,9% nông hộ đƣợc hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng đầu ra. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của nông hộ chƣa tƣơng xứng với những gì mà họ đã đầu tƣ, làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển bền vững của ngành hàng lúa gạo. Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra là nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ.