Diện tích đất canh tác lúa bình quân của nông hộ là 1,45 ha, trong đó có đến 17,2% nông hộ có diện tích trồng lúa từ 0,5 ha trở xuống (tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Lê Thông & cộng sự, 2011; Võ Thị Thanh Lộc & cộng sự, 2011; Lê Khƣơng Ninh, 2014). Diện tích canh tác nhỏ và manh mún
25Nguồn: Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
26Nguồn: Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.
nên rất khó để nông hộ ứng dụng khoa học - k thuật vào trong sản xuất, cũng nhƣ khó lựa chọn k thuật canh tác đạt năng suất cao và tiết kiệm chi phí nh m làm tăng thu nhập cho nông hộ.
Trong điều kiện đó của sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, diện tích gieo trồng lúa hầu nhƣ không tăng qua các năm nhƣng nhờ năng suất tăng đều đặn nên sản lƣợng tăng bình quân 3,82%/năm trong giai đoạn 2009 - 2013. Riêng năm 2013, diện tích gieo trồng lúa là 236.539 ha; năng suất bình quân là 5,79 tấn/ha (tăng 0,09 tấn/ha so với năm 2012); và sản lƣợng lúa là 1.370.354 tấn (tăng hơn 50.545 tấn so với năm 2012). Do nghề trồng lúa là nghề chính trong khi diện tích ngày càng thu hẹp nên nông hộ thƣờng sản xuất từ 2 đến 3 vụ trong năm. Hệ quả là lúa rất dễ bị nhiễm bệnh (vì trên đồng ruộng lúc nào cũng có lúa) và cần phải sử dụng thuốc liên tục, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng và chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác, để tăng năng suất, các nông hộ phải tăng sử dụng phân hóa học và sử dụng thuốc nông dƣợc để kiểm soát dịch bệnh và cỏ dại. Điều đó khiến cho môi trƣờng tự nhiên ô nhiễm trầm trọng và ảnh hƣởng tiêu cực đến cả thu nhập lẫn đời sống của nông hộ.
Bảng 4.5. Diện tích và sản lƣợng lúa của TP. Cần Thơ (2013)
Địa phƣơng Diện tích Tỷ trọng (%) Sản lƣợng Tỷ trọng (%)
Ninh Kiều 116 0,05 661 0,05 Ô Môn 16.529 6,98 89.768 6,55 Bình Thủy 3.449 1,46 18.595 1,36 Cái Răng 1.494 0,63 7.934 0,58 Thốt Nốt 14.734 6,22 88.776 6,48 Vĩnh Thạnh 64.520 27,28 382.382 27,90 Cờ Đỏ 67.800 28,66 392.089 28,61 Phong Điền 10.910 4,61 55.312 4,04 Thới Lai 56.987 24,09 334.837 24,34 Tổng cộng 236.539 100,00 1.370.354 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Theo Bảng 4.5, trong tổng số diện tích lúa cả năm 2013 của thành phố thì 4 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và Thới Lai chiếm đến 84,64%
(200.217 ha trong tổng số 236.539 ha). Trong năm, sản lƣợng lúa của 4 huyện này cũng chiếm tới 84,89% (1.164.620 tấn trong tổng số 1.370.354 tấn) sản lƣợng lúa của toàn thành phố. Mặc dù diện tích hầu nhƣ không tăng nhƣng nhờ các tiến bộ trong lai tạo giống và các biện pháp canh tác mới nên sản lƣợng lúa của thành phố tăng dần qua các năm, góp phần đáng kể vào sản lƣợng chung của vùng ĐBSCL và của cả nƣớc. Tuy nhiên, nông hộ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt, bắt nguồn từ việc sản xuất lúa phát triển không bền vững do thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn tài nguyên tự nhiên và ô nhiễm môi trƣờng bởi nông hộ ngày càng lạm dụng nông dƣợc để duy trì năng suất.
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở TP. Cần Thơ (2009 - 2013) Năm Diện tích (ha) Tốc độ tăng (%) Năng suất (tấn/ha) Tốc độ tăng (%) Sản lƣợng (tấn) Tốc độ tăng (%) 2009 208.790 - 5,45 - 1.138.058 - 2010 209.382 0,28 5,71 4,86 1.196.807 5,16 2011 224.636 7,29 5,74 0,44 1.289.713 7,76 2012 228.184 1,58 5,78 0,75 1.319.809 2,33 2013 236.539 3,66 5,79 0,16 1.370.354 3,38 Bình quân năm (%) 3,20 1,55 4,66
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất lúa của nông hộ lại phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc tính sinh học của cây lúa - quy định tính chất đặc thù tạo ra sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác nhƣ: Một là, trong sản xuất lúa, luôn có một độ trễ (khá) dài giữa thời điểm sử dụng yếu tố đầu vào và thời điểm thu hoạch. Trong khoảng thời gian đó, quá trình hình thành sản phẩm diễn tiến ra sao thƣờng khó có thể quan sát và kiểm soát để can thiệp kịp thời nh m tránh thiệt hại do đặc tính sinh học của cây lúa, điều kiện tự nhiên và dịch bệnh. Hai là, sản phẩm lúa gạo (cả về chủng loại, số lƣợng lẫn chất lƣợng) biến động theo không gian và thời gian do tính mùa vụ của sản xuất và tính chất cá thể (thiếu phối hợp) của chủ thể sản xuất (phần lớn là các nông hộ quy mô nhỏ và khác biệt nhau trên nhiều phƣơng diện nhƣ đất đai,
động cơ, vốn và trình độ k thuật). Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các chủ thể sản xuất để hình thành nên một thị trƣờng hiệu quả mặc dù rất quan trọng nhƣng lại hết sức khó khăn. Thiếu một thị trƣờng nhƣ vậy nên sản xuất lúa của nông hộ thƣờng gặp rất nhiều khó khăn và do đó nông hộ thƣờng không đạt đƣợc hiệu quả kinh tế.
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa phân theo vụ ở TP. Cần Thơ (2009 - 2013) Vụ 2009 2010 2011 2012 2013 Đông xuân DT (ha) 90.110 89.788 88.672. 87.770 87.985 NS (tấn/ha) 6,73 7,04 7,16 7,29 7,30 SL (tấn) 606.400 634.149 635.065 639.978 637.248 Tỷ trọng (%) 53,28 52,99 49,24 48,49 46,5 Hè thu DT (ha) 86.183 85.939 81.564 82.135 81.572 NS (tấn/ha) 4,74 4,96 5,20 5,19 5,26 SL (tấn) 409.060 426.844 424.239 426.847 429.822 Tỷ trọng (%) 35,94 35,67 32,89 32,34 31,37 Thu đông DT (ha) 32.497 33.655 54.400 58.279 66.982 NS (tấn/ha) 3,77 4,03 4,23 4,34 4,52 SL (tấn) 122.598 135.814 230.409 252.984 303.284 Tỷ trọng (%) 10,77 11,35 17,87 19,17 22,13
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2013.
Phần lớn nông hộ TP. Cần Thơ trồng lúa 3 vụ/năm. Bên cạnh đó, một số nông hộ trồng xen canh 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Cụ thể, hai vụ lúa chính là Đông xuân và Hè thu. Những hộ trồng độc canh 3 vụ lúa sẽ trồng thêm vụ lúa Thu đông. Vụ Đông xuân thƣờng xuống giống từ tháng 10 năm này đến tháng 2 năm sau thì thu hoạch. Tổng diện tích bình quân của vụ này thƣờng cao hơn vụ Hè thu do mùa này thuận lợi cho trồng lúa vì tiết kiệm đƣợc chi phí và năng suất cao. Về năng suất, vụ Đông xuân có năng suất cao (thƣờng là trên 7 tấn/ha ở mỗi quận, huyện). Trong khi đó, năng suất Hè thu có năng suất thấp hơn nhiều, do mƣa và dịch bệnh (chỉ trên 5 tấn/ha) và vụ Thu đông có năng suất thấp nhất. Nhƣng cả về sản lƣợng và năng suất thì vụ Đông xuân hơn hẳn các vụ còn lại do thuận lợi về thời tiết, khí hậu và ít sâu bệnh.
Trong vụ Hè thu, nông dân thƣờng xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6. Tuy nhiên, diện tích mùa này đang giảm dần, nguyên nhân là do giá lúa Hè thu thấp nhƣng chi phí sản xuất lại cao, làm
giảm lợi nhuận nên một số nông dân đã chuyển vụ lúa Hè thu sang trồng hoa màu nhƣ bắp, đậu, v.v. Trong vụ Thu đông, nông dân xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và thu hoạch vào tháng 10. Đây là vụ có diện tích gieo trồng và năng suất thấp nhất trong các vụ. Do vào thời gian này, các nông hộ thƣờng trồng một vụ màu để cải tạo đất cho vụ Đông xuân và mùa này thời tiết không thuận lợi cho trồng lúa, nhất là dịch bệnh hại lúa, nƣớc tƣới tiêu cũng không thuận lợi. Mặc dù hiệu quả của việc sản xuất lúa 3 vụ là không cao, nhƣng do nhiều nguyên nhân (áp lực về sản lƣợng, tập quán canh tác, hỗ trợ đầu vào, v.v.) nên chỉ có 11,5% nông hộ trồng luân canh.
Nếu xét trên khía cạnh chi phí thì chi phí sản xuất lúa bao gồm chi phí vốn, lao động, giống, chi phí phân bón, thuốc nông dƣợc, v.v. Tổ hợp các loại chi phí này khác biệt giữa vụ mùa. Một số loại chi phí (nhƣ lao động) phụ thuộc trực tiếp vào sản lƣợng thu hoạch. Một số khác (nhƣ phân bón và nông dƣợc) cần phải có ngay từ đầu vụ. Biến động sản lƣợng trong ngắn hạn xuất phát từ khả năng mà trong đó nông hộ có thể điều chỉnh lƣợng yếu tố đầu vào theo kỳ vọng của bản thân về giá lúa gạo trong tƣơng lai. Sợ rủi ro sẽ khiến nông hộ giảm sử dụng yếu tố đầu vào theo mức độ bất ổn của giá lúa gạo - đầu ra của sản xuất lúa. Hệ quả là sự không chắc chắn về giá lúa gạo sẽ có xu hƣớng làm giảm năng suất lúa và thu nhập của nông hộ.
Trong sản xuất lúa, hầu hết nông hộ TP. Cần Thơ đều phải mua yếu tố đầu vào (giống và vật tƣ nông nghiệp), thuê lao động và chi tiêu cho các khoản mục khác. Chi phí sản xuất của các vụ lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ là khá cao (vụ Đông xuân khoảng 17,3 triệu đồng/ha, vụ Hè thu khoảng 18,4 triệu đồng/ha và vụ Thu đông khoảng 18,5 triệu đồng/ha). Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 32,2% tổng chi phí sản xuất lúa). Chi phí có tỷ trọng cao thứ hai là chi phí thuốc nông dƣợc 27%. Tiếp theo là chi phí thu hoạch 12,6%, chi phí giống 10,7%, chi phí lao động 6,5% và chi phí tƣới tiêu 3,6%. Chi phí cao là do tập quán canh tác của nông hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thƣờng sử dụng yếu tố đầu vào quá liều lƣợng theo khuyến cáo (Phạm Lê Thông & cộng sự, 2011). Hành vi này đã làm tăng chi phí giá thành sản xuất và làm giảm lợi nhuận của ngƣời trồng lúa.