Giải pháp về tiền nhàn rỗi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 118)

với hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. Vốn là yếu tố đầu vào then chốt của sản xuất lúa, bởi nông hộ rất cần vốn để kịp thời mua vật tƣ, giống, máy móc và thuê mƣớn lao động với số lƣợng đầy đủ và chất lƣợng tốt nh m đảm bảo tính thời vụ và phòng ngừa rủi ro bắt nguồn từ sự thất thƣờng của thị trƣờng, thời tiết và dịch bệnh. Theo Rahman (2003), Feng & cộng sự (2010), Lê Khƣơng Ninh (2014), tiền nhàn rỗi giúp nông hộ chủ động xử lý các bất thƣờng trƣớc khi vay đƣợc vốn tín dụng. Trong khi đó, số tiền tiết kiệm trung bình của nông hộ sản xuất lúa TP. Cần Thơ khá thấp (6,6 triệu đồng/năm).40 Vì vậy, cần phải có giải pháp từ cả hai phía (nông hộ và nhà quản lý) để khắc phục vấn đề này.

Nông hộ

Về phía nông hộ cần chú ý tích lũy để dành vốn dự phòng. Muốn vậy, nông hộ cần tận dụng cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập b ng các sáng kiến kết hợp trồng lúa, làm vƣờn (cây ăn trái), trồng rẫy (rau màu), chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, sản phẩm phụ của chăn nuôi (chất thải và phân hữu cơ) đƣợc sử dụng cho vƣờn cây, ao cá và để sản sinh năng lƣợng (biogaz),

qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng độ phì nhiêu của đất, giảm ô nhiễm môi trƣờng và tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn, các nông hộ định cƣ ở những nơi có hệ sinh thái phong phú có thể tận dụng mặt nƣớc dọc bờ kênh để nuôi cá, tôm hay nuôi cá xen trồng lúa. Nông hộ cũng có thể tranh thủ hỗ trợ từ các chƣơng trình xóa đói - giảm nghèo của Chính phủ để tiến hành nuôi bò nh m tận dụng lao động nhàn rỗi và nguồn cỏ tự nhiên dồi dào. Các nông hộ sống ở vùng ven đô thị, các làng nghề hay các địa điểm du lịch cần tận dụng cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua hoạt động buôn bán nhỏ, làm dịch vụ (chăm sóc sắc đẹp, mở nhà trọ, giữ xe, chạy xe ôm, phụ hồ và giữ trẻ) hay làm thuê.

Tài khoản tiết kiệm cho nông hộ là một giải pháp khác giúp nông hộ điều hòa biến động thu nhập qua từng năm nh m giảm thiểu ảnh hƣởng của thiệt hại do rủi ro gây ra. B ng cách gởi thu nhập vào tài khoản tiết kiệm vào các năm có thu nhập cao, nông hộ sẽ xây dựng nên một nguồn qu để sử dụng vào những năm thu nhập thấp, mà đặc biệt là để ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra. Chính phủ có thể giúp khuyến khích các khoản tiết kiệm này b ng cách có các chính sách ƣu đãi đối với tiền gởi theo dạng này của nông hộ. Đồng thời, nông hộ cũng nên liên doanh, liên kết theo nhóm hộ và tổ hợp tác nh m kịp thời hỗ trợ nhau khi cần thiết. Bên cạnh đó, phát triển mô hình góp vốn xoay vòng để hỗ trợ lẫn nhau và nâng cao ý thức tiết kiệm của nông hộ cũng rất cần

40

thiết.

Nhà quản lý

Để giúp cho nông hộ đa dạng hóa nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập, các nhà quản lý cần triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới để thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Để cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa nh m nâng cao khả năng tích lũy của họ, vai trò của Chính phủ bên cạnh việc tạo lập các thị trƣờng phát triển, cung cấp dịch vụ công, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, v.v. còn là ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến thu nhập và tích lũy của nông hộ trên nhiều phƣơng diện. Do đó, thông qua việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách khoa học để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trƣởng kinh tế, Chính phủ có thể thúc đẩy phát triển sản xuất lúa - nguồn thu nhập chính của nông hộ nói chung và nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng. Do nền kinh tế là một chỉnh thể nên chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ cần nhất quán để nông hộ có thể điều chỉnh kỳ vọng, hành vi và chiến lƣợc của mình sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong các chính sách vĩ mô, hệ thống chính sách về xuất khẩu gạo có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Vì vậy, Chính phủ cần cân nhắc thành lập một cơ quan độc lập có chức năng giám sát, đánh giá, phân tích về chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động và toàn bộ ngành hàng lúa gạo để cung cấp thông tin đáng tin cậy. Cơ quan này có thể là một viện nghiên cứu chuyên ngành về lúa gạo làm đầu mối để phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong thu thập thông tin. Ở trung ƣơng, Hiệp hội lƣơng thực phải là nơi cung cấp thông tin về giá xuất khẩu và chi phí chế biến - xuất khẩu của một số DN Nhà nƣớc. Đối với địa phƣơng, Sở NN&PTNT phối hợp với Cục Thống kê chịu trách nhiệm tổ chức khảo sát định kỳ theo vụ để thu thập thông tin về giá vật tƣ đầu vào, chi phí sản xuất, năng suất và giá thành. Trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ giúp Chính phủ hoạch định các chính sách về sản xuất và kinh doanh lúa gạo, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Nâng cao hiệu quả của chính sách sản xuất và xuất khẩu lúa gạo là hết sức quan trọng nh m cân đối và bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, DN, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng lúa gạo trong nƣớc. Nguyên tắc căn bản là tôn trọng quy luật thị trƣờng và quan hệ cung cầu. Cơ chế xuất khẩu nên đƣợc thay đổi theo hƣớng áp dụng công cụ thuế xuất khẩu. Vai trò điều phối của Chính phủ cần đƣợc chú trọng vào các chức năng bình ổn giá, dự trữ quốc gia,

điều tiết nguồn thu b ng công cụ thuế xuất khẩu và cải thiện yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa gạo. Chức năng dự trữ quốc gia nên đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ chính để bảo đảm an ninh lƣơng thực và bình ổn giá. Cần thiết coi hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành kinh doanh có điều kiện để thúc đẩy việc hoàn thiện quy trình thu mua, dự trữ, chế biến, xuất khẩu nh m mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất và đạt đƣợc phân phối giá trị gia tăng hợp lý. Để giảm chi phí sản xuất và thất thoát sau thu hoạch, cần kiểm soát chi phí đầu vào và cải thiện cơ giới hóa thu hoạch. Các chính sách mới cần phải đƣợc áp dụng theo một lộ trình đƣợc xây dựng hợp lý và công bố trƣớc để hệ thống DN có thời gian chuẩn bị. Quá trình thực thi phải đƣợc giám sát chặt chẽ với sự hỗ trợ của hệ thống cung cấp thông tin độc lập và tin cậy.

Nói chung, chính sách kinh tế vĩ mô cần chú trọng vào ổn định nền kinh tế, bởi sự bất ổn của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự trì hoãn của các quyết định đầu tƣ do tính chất khó chuyển nhƣợng của tài sản đã qua sử dụng. Cụ thể, khi nền kinh tế biến động bất thƣờng thì nông hộ sẽ không dám mạnh dạn đầu tƣ, bởi e r ng nếu nền kinh tế tiếp tục suy thoái thì lúa sẽ khó tiêu thụ và tài sản đƣợc mua sắm hay đầu tƣ để dùng vào sản xuất sẽ khó sang nhƣợng nên sẽ bị thua lỗ (nặng nề). Trì hoãn đầu tƣ sẽ làm giảm đầu tƣ, thu nhập, tích lũy và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ.

6.6. Giải pháp khoảng cách địa lý

Hiện nay, địa bàn sản xuất lúa chủ yếu của thành phố n m ở các vùng nông thôn cách xa các trục lộ giao thông, các trung tâm thị trấn, thị xã và các trung tâm mua bán. Nhƣ kết quả phân tích ở các phần trƣớc, ở những vùng này việc đi lại rất khó khăn (cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy), hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, điều kiện giao tiếp về thông tin liên lạc và TBKT rất hạn chế. Trong khi đó, hầu hết các cụm nhà máy xay xát - chế biến đều n m cạnh các trục giao thông chính nhƣng lại rất xa điểm sản xuất lúa của nông hộ. Mặt khác, hệ thống chợ nông thôn (đặc biệt là chợ đầu mối) ở địa bàn thành phố kém phát triển, khiến cho việc giao lƣu hàng hóa, tìm hiểu thông tin thị trƣờng và TBKT của nông hộ trồng lúa còn rất nhiều khó khăn. Do đó, cần phải có giải pháp khắc phục với sự phối hợp của nông hộ với các chủ thể có liên quan.

Nông hộ

Nông hộ cần chủ động đầu tƣ mua sắm các phƣơng tiện giao thông phù hợp để phục vụ tạo thuận lợi cho việc giao tiếp, mua yếu tố đầu vào và bán lúa. Nông hộ cần có phƣơng án tích lũy để mua các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt để theo dõi nắm bắt thông tin thị trƣờng và TBKT,

bên cạnh việc thành lập các tổ liên kết để sinh hoạt phổ biến thông tin về tình hình sản xuất, tình hình thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nông hộ cùng tham gia với Nhà nƣớc để phát triển kết cấu hạ tầng (góp tiền, hiến đất và ủng hộ công lao động), hoặc tham gia dƣới hình thức đầu tƣ khai thác kinh doanh.

Nông hộ cần xem xét thay đổi dần tập quán sinh sống trải dài theo bờ sông, bờ kênh và biệt lập với trung tâm. Sẽ tốt hơn nếu nông hộ định cƣ ở các cụm dân cƣ, quy hoạch gần với các trung tâm thị tứ, thị trấn - nơi có hệ thống giao thông thủy bộ phát triển để chủ động trong việc mua các yếu tố đầu vào cũng nhƣ bán lúa với giá tốt. Thật vậy, nhƣ đã phân tích, nếu tự chở lúa bán trực tiếp cho DN (đặc biệt là theo hợp đồng), nông hộ sẽ bán đƣợc giá cao hơn và không bị thƣơng lái “ép” giá nên lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nhà quản lý

Trong một giai đoạn nhất định, các nhà quản lý cần ƣu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó ƣu tiên cho giao thông, thông tin liên lạc và chợ đầu mối. Đặc biệt, các cụm DN chế biến lúa gạo cần đƣợc quy hoạch phù hợp với các vùng chuyên canh sản xuất lúa của thành phố. Theo Mu & van de Walle (2007), Yamano & Kijima (2010, Candelon & cộng sự (2013), hệ thống kết cấu hạ tầng tốt (thủy lợi, đƣờng giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, bến cảng, kho bãi và chợ đầu mối) sẽ góp phần tăng cƣờng khả năng trao đổi và mua bán sản phẩm, qua đó làm tăng thu nhập của nông hộ trồng lúa

Giao thông. Hệ thống giao thông phát triển làm cho yếu tố đầu vào dồi dào hơn nên nông hộ có thể mua đƣợc yếu tố đầu vào chất lƣợng cao với giá cả hợp lý, qua đó làm tăng năng suất và thu nhập. Hệ thống giao thông phát triển khích lệ DN và thƣơng lái tiếp cận nông hộ để mua lúa tận gốc. Hoạt động này làm tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng lúa gạo và giảm số tác nhân tham gia kênh phân phối sản phẩm. Qua đó, nông hộ sẽ bán lúa với giá hợp lý hơn bởi không bị “ép” giá. Vì vậy, thành phố cần tập trung phát triển hệ thống giao thông cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy ở nông thôn.

Bên cạnh đó, thành phố cần nạo vét các sông rạch cũ, tránh để bồi lắng và nghiên cứu mở một số tuyến mới phù hợp để giảm khoảng cách từ nơi trồng lúa đến các trung tâm, chợ và các cơ sở xay xát, chế biến. Cần tận dụng tốt hệ thống giao thông nông thôn hiện có và từng bƣớc nâng cấp theo hƣớng đảm bảo phục vụ xe cơ giới vận chuyển hàng hóa, nh m kích thích DN mua lúa của nông hộ tận gốc. Trong dài hạn, thành phố cần quy hoạch lại hệ thống giao thông và các cơ sở xay xát, chế biến theo hƣớng thuận tiện cho việc tiêu

thụ lúa của nông hộ, nh m giảm chi phí trong khâu lƣu thông và tăng hiệu quả trong sản xuất lúa.

Thông tin - liên lạc. Ngày nay, thông tin đƣợc xem là yếu tố đầu vào tối cần thiết của sản xuất - kinh doanh do giúp rút ngắn thời gian lƣu thông và làm tăng giá trị của hàng hóa. Song, hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn TP. Cần Thơ còn nhiều điểm hạn chế, nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 4. Để nông hộ tiếp cận tốt hơn nữa với những thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ các TBKT, thành phố cần dành phần kinh phí thỏa đáng để phát triển hệ thống viễn thông. Có thể tận dụng mô hình công tƣ kết hợp, trong đó Nhà nƣớc đóng đƣợc vai trò định hƣớng mục tiêu phát triển dài hạn và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, để dựa trên đó khu vực tƣ nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

Chợ (đầu mối) nông thôn. Nhƣ đã đề cập, hệ thống chợ nông thôn và các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố bố trí khá bất cập, biệt lập với điểm sản xuất lúa và nơi cƣ trú của nông hộ. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin về thị trƣờng, làm cho đa số nông hộ bị “ép” giá khi bán lúa cũng nhƣ tiếp cận thị trƣờng vật tƣ nông nghiệp. Mặt khác, do khoảng cách đến chợ xa nên đa số nông hộ bán lúa “tƣơi” cho thƣơng lái ngay tại chân ruộng hay tại nhà, bởi khó có điều kiện tham gia thị trƣờng do không có phƣơng tiện vận chuyển, trong khi khoảng cách lại quá xa.

Chợ đầu mối sẽ góp phần tăng cƣờng khả năng trao đổi và mua bán sản phẩm, qua đó làm tăng thu nhập của nông hộ trồng lúa. Do đó, thành phố cần quy hoạch và bố trí lại hệ thống chợ nông thôn và hoàn thiện các chợ đầu mối, bảo đảm để khoảng cách giữa nơi cƣ trú và điểm sản xuất lúa của nông hộ gần với các chợ hơn, nh m thuận tiện cho việc giao thƣơng mua bán các yếu tố đầu vào và lúa của nông hộ. Việc quy hoạch phát triển các khu chợ đầu mối cần gắn với khu dân cƣ nông thôn, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị. Đô thị hóa sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

6.7. Giải pháp hỗ trợ đầu ra

Kết quả ƣớc lƣợng trong Chƣơng 5 cho thấy, nếu đƣợc hỗ trợ để tiếp cận thông tin về thị trƣờng đầu ra thì nông hộ sẽ đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cao hơn. Cụ thể, khi đƣợc hỗ trợ, nông hộ sẽ nắm đƣợc thông tin thị trƣờng tốt hơn, giúp sản xuất đúng nhu cầu thị trƣờng, không bị ngƣời mua “ép” giá và bán đƣợc giá cao. Ngƣợc lại, giá lúa bấp bênh khiến cho nông hộ dễ chọn lựa sử dụng các loại đầu vào rẻ tiền (thƣờng chất lƣợng thấp) để giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro do không thể dự đoán đƣợc kết quả đầu ra. Mặt

khác, khi có thông tin tốt về giá lúa, nông hộ có thể lựa chọn thời điểm, đối tƣợng và phƣơng thức bán lúa sao cho có lợi nhất (Lƣu Thanh Đức Hải, 2005; Võ Thị Thanh Lộc & Nguyễn Phú Son, 2011). Song, hiện chỉ có 30,9% nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ đƣợc hỗ trợ tiếp cận thông tin về thị trƣờng đầu ra.41 Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ, cần có giải pháp khắc phục, với sự nỗ lực của cả nông hộ lẫn các nhà quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông hộ

Để ra quyết định sản xuất hợp lý, nông hộ cần chủ động nâng cao kiến thức về kinh tế thị trƣờng - điểm yếu nhất của nông hộ hiện nay. Theo kết quả khảo sát, nông hộ ở TP. Cần Thơ thƣờng sản xuất theo phong trào khi thấy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 118)