Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 55)

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đƣợc thu thập từ các cơ quan hữu quan nhƣ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê TP. Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ và các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nƣớc đã đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

Số liệu sơ cấp

Để mẫu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể các nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, luận án xác định cỡ mẫu b ng công thức của Yamane (1967):

399 05 , 0 733 . 114 1 733 . 114 05 , 0 1 1 2 2 2           N N e N N n (3.13)

Trong đó, n là số nông hộ tối thiểu cần khảo sát, N là số nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ năm 2013 và e là sai số lấy mẫu.

Do số nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ năm 2013 là 114.733 và sai số lấy mẫu là 0,05 nên số nông hộ tối thiểu cần khảo sát là 399.13

Vì vậy, để đảm bảo tính khoa học và trong điều kiện cho phép, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp b ng cách phỏng vấn trực tiếp 815 nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ, thông qua phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền - bốn huyện chiếm hơn 80% diện tích và sản lƣợng lúa của thành phố.14

Các xã (thị trấn) có số đông nông hộ trồng lúa do phòng NN&PTNT của các huyện giới thiệu. Cụ thể, huyện Cờ Đỏ có thị trấn Cờ Đỏ, xã Đông Thắng, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Hƣng, Thới Xuân và Trung Hƣng. Huyện Vĩnh Thạnh có các xã Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi, Thạnh Quới, Thạnh Thắng và Thạnh Tiến. Huyện Thới Lai có các xã Định Môn, Đông Bình, Đông

13Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ.

Thuận, Tân Thạnh, Tân Thới, Thới Thạnh, Trƣờng Thành và Xuân Thắng. Huyện Phong Điền có các xã Giai Xuân, Tân Thới và Trƣờng Long. Căn cứ vào danh sách nông hộ trồng lúa ở từng ấp của các xã nói trên, cứ ba hộ tác giả chọn phỏng vấn một hộ, sử dụng bảng hỏi soạn sẵn và đƣợc chỉnh lý sau nhiều lần khảo sát thử. Do địa bàn từng ấp n m liền kề nhau trong xã nên việc phỏng vấn hết số nông hộ đƣợc chọn ở ấp này mới chuyển sang ấp khác sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu khảo sát. Phân phối mẫu khảo sát trên các huyện đƣợc trình bày trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân phối mẫu khảo sát trên địa bàn các huyện15

Huyện Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Cờ Đỏ 278 34,1 Vĩnh Thạnh 250 30,7 Thới Lai 173 22,4 Phong Điền 104 12,8 Tổng cộng 815 100,0

Số liệu đƣợc thu thập bao gồm các thông tin chủ yếu về nông hộ sản xuất lúa ở thành phố trên các khía cạnh:

+ Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ: nhân khẩu, lao động, giới tính, trình độ học vấn, dân tộc, nghề nghiệp của chủ hộ và quan hệ xã hội.

+ Hoạt động sản xuất lúa của nông hộ: năng suất, sản lƣợng, diện tích canh tác, giá bán sản phẩm, số lƣợng lao động tham gia sản xuất và chi phí sản xuất.

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm: giá, nơi tiêu thụ, phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp và gián tiếp), mua vật tƣ nông nghiệp và tình hình tiếp cận thông tin thị trƣờng đầu vào và đầu ra.

3.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

+ Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả thực trạng hoạt động sản xuất lúa của nông hộ và các khía cạnh có liên quan khác.

+ Để ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ, luận án sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng tham số thông qua hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function) với phần sai số hỗn hợp.

15

Phân phối mẫu này rất phù hợp với diện tích đất lúa của các huyện đƣợc khảo sát (xem Bảng 4.5, Chƣơng 4).

+ Nh m đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy Tobit để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ.

+ Cuối cùng, luận án tổng hợp kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho nông hộ ở TP. Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói chung.

Chƣơng 4

THỰC TRẠNG SẢN UẤT A Ở TH NH PH CẦN THƠ

TP. Cần Thơ là cửa ngõ, đầu mối giao thƣơng quan trọng của ĐBSCL - vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt Nam - và có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, do mới đƣợc chia tách từ một tỉnh nông nghiệp (Cần Thơ cũ) vào năm 2004 nên sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận ngƣời dân nông thôn, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu của thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Lĩnh vực sản xuất chính của nông hộ ở Cần Thơ là trồng lúa và chăn nuôi. Ngoài ra, còn có các hoạt động phi nông nghiệp dƣới các hình thức nhƣ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (kể cả du lịch), buôn bán nhỏ, v.v. Do tính đặc thù về điều kiện tự nhiên và truyền thống nên có gần 89.000 ha, trong tổng số 115.432 ha đất sản xuất nông nghiệp đƣợc dành để canh tác lúa (77,1%). Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong vùng ĐBSCL, có đến 80% nông hộ TP. Cần Thơ tham gia sản xuất lúa và xem đây là nguồn thu nhập chính của gia đình.16

4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 4.1.1 Vị trí địa lý 4.1.1 Vị trí địa lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TP. Cần Thơ n m bên bờ Tây sông Hậu, Bắc giáp tỉnh An Giang, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long. Thành phố n m ở trung tâm ĐBSCL, trên trục giao thƣơng giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mƣời và TP. Hồ Chí Minh.

TP. Cần Thơ cách TP. Hồ Chí Minh 169 km, cách TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) 178 km, cách TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) 128 km và cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu. Với vị trí này, Cần Thơ nối liền các trung tâm kinh tế của vùng, thuận lợi để hình thành các mối quan hệ liên vùng và với quốc tế. Thành phố đã và đang củng cố hệ thống cảng biển, sân bay để tạo đà phát triển. Cầu Cần Thơ đang đƣợc vận hành, nối liền các tỉnh miền Tây trên trục quốc lộ 1A và với TP. Hồ Chí Minh.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm địa hình

TP. Cần Thơ n m ở đồng b ng châu thổ với đặc điểm chung là thấp và b ng phẳng. Độ cao trung bình khoảng 1 m so với mặt nƣớc biển, 90% diện tích có độ cao phổ biến từ 0,2 - 1 m và 10% diện tích có độ cao từ 1,5 - 1,8 m. Địa hình của thành phố có thể chia thành các dạng nhƣ sau:

Đồng bằng bãi bồi n m dọc theo sông Hậu, gồm địa phận các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt. Nhờ có phù sa bồi đắp nên đây là khu vực cao nhất thành phố, đặc biệt là ở các gờ đất ven sông.

Bồn trũng xa sông n m cách xa sông Hậu, do không đƣợc bồi đắp phù sa nên có địa hình trũng thấp, chủ yếu ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và một phần huyện Phong Điền. Do địa hình trũng thấp, khó thoát nƣớc nên thƣờng xuyên bị ngập lâu trong suốt mùa mƣa và đầu mùa khô.

Khí hậu

TP. Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hƣởng của hệ thống hoàn lƣu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dƣơng tới. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt. Chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50C). Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C, nhiệt độ thấp nhất là 19,70C và cao nhất là 34,40C. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.300, tổng lƣợng bức xạ bình quân h ng năm là 150 kcal/cm2. Ðộ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6% và chênh lệch không lớn giữa các tháng. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 2 và tháng 3.

Lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 1.946 mm, số ngày mƣa trung bình 189. Lƣợng mƣa có sự phân hóa theo vùng nhƣng không rõ rệt. Nhìn chung, khu vực Tây Bắc có lƣợng mƣa lớn hơn khu vực Đông Nam thành phố. Mƣa ở TP. Cần Thơ phân hóa theo mùa rất sâu sắc, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung từ 92 - 97% lƣợng mƣa cả năm. Nhìn chung, khí hậu ở TP. Cần Thơ khá ổn định, ít có thiên tai, nhƣng sự phân hóa rõ rệt của khí hậu thƣờng xuyên gây ra khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông ngòi

TP. Cần Thơ có hệ thống sông rạch khá dày. Ngoài các sông trong hệ thống sông Hậu, còn có các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Các con sông này nối với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn bộ lãnh thổ thành phố. Sông Hậu là một nhánh của sông Cửu Long, với đoạn chảy qua TP. Cần Thơ có chiều dài khoảng 60 km, chiều rộng khoảng 800 - 1.500 m. Tổng lƣợng nƣớc

đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 41% tổng lƣợng nƣớc của cả hệ thống sông Cửu Long. Lƣu lƣợng nƣớc bình quân của sông Hậu tại Cần Thơ là 14.800 m3/s. Sông Cần Thơ chảy theo một vòng cung bao quanh các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều rồi đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Ở nơi giao nhau với sông Hậu, chiều rộng mặt sông lên đến 200 m. Sông có nguồn nƣớc ngọt quanh năm nên có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với thành phố nhƣ cung cấp nƣớc cho sản xuất, sinh hoạt, giao thông và du lịch. Sông Cần Thơ nếu đƣợc khai thác và bảo vệ tốt sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế và vẻ m quan cho TP. Cần Thơ.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều sông rạch khác nhƣ sông Ô Môn, sông Bình Thủy, sông Thốt Nốt, rạch Cái Khế và rạch Đầu Sấu. Bên cạnh các sông rạch tự nhiên, thành phố cũng có nhiều kênh rạch nhân tạo nhƣ kênh Cái Sắn, kênh Xà No, kênh Thị Đội, kênh Bốn Tổng, v.v. Các con kênh này nối liền hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố, tạo thành mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch ch ng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lúa).

Tài nguyên đất

TP. Cần Thơ n m bên bờ sông Hậu, thƣờng xuyên đƣợc bồi đắp phù sa và có nguồn nƣớc ngọt quanh năm. Đất đai chủ yếu là đất phù sa, về đặc điểm có thể chia thành các loại:

- Đất phù sa ven sông hình thành do sự bồi đắp phù sa h ng năm của sông Hậu. Loại đất này phân bố dọc theo sông Hậu, từ Thốt Nốt đến Cái Răng và trên các cù lao giữa sông. Đất rất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, thành phần cơ giới tốt. Đất có thể canh tác 2 - 3 vụ lúa/năm và các cây trồng h ng năm khác.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng phân bố thành một dải tiếp giáp với dải đất phù sa ven sông. Dải đất này có chiều rộng không đồng nhất, phía đầu nguồn thuộc huyện Thốt Nốt có diện tích khá hẹp, diện tích tăng dần về phía hạ lƣu. Loại đất này có thể canh tác lúa 2 vụ/năm, hoa màu và cây công nghiệp.

- Đất phù sa glây hình thành trên những vùng trũng thƣờng xuyên bị ngập nƣớc, phân bố trên địa bàn các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt và một phần huyện Phong Điền. Do bị ngập nƣớc nhiều tháng trong năm, đất bị yếm khí tạo thành tầng tích tụ glây màu xám xanh.

- Đất phù sa nhiễm phèn chủ yếu phân bố ở hai huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình. Sự hình thành đất nhiễm phèn gắn liền với quá trình tạo khoáng FeS trong đất.

Sinh vật

Tài nguyên thực vật của TP. Cần Thơ ít đa dạng. Thành phố không có rừng, mà chỉ có một số vƣờn sinh thái. Thảm thực vật của TP. Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nƣớc, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn và bình bát. Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nƣớc, mây nƣớc, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen và bông súng.

Tài nguyên khoáng sản

TP. Cần Thơ có một số loại khoáng sản nhƣ than bùn có nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày trên 1 m, rộng 15 - 30 m, kéo dài khoảng 30 km, trữ lƣợng 30 - 150 nghìn tấn, tập trung ở Ô Môn và Thốt Nốt. Sét gạch ngói đã phát hiện đƣợc 3 điểm lớn, chất lƣợng tốt với tầng đất dày 1 - 2 m và tổng trữ lƣợng khoảng 16,8 triệu m3. Sét dẻo n m cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa nhiều khoáng vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp. Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh và cù lao Khế. Nƣớc khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lƣu áp 16 lít/s.

Tóm lại, TP. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của vùng ĐBSCL và có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, thƣơng mại dịch vụ. Song, do mới đƣợc thành lập từ một tỉnh thuần nông (tỉnh Cần Thơ cũ) nên sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nghề canh tác lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với vị trí là trung tâm vùng ĐBSCL, n m trên trục giao thoa giữa vùng tứ giác Long Xuyên với bán đảo Cà Mau và Đồng Tháp Mƣời có điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu, đất đai thổ nhƣỡng và sông ngòi rất tƣơng đồng với các địa phƣơng khác trong khu vực. Vì vậy, TP. Cần Thơ là địa phƣơng có tính đại diện cao nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của vùng ĐBSCL.

4.2. Tình hình phát triển kinh tế 4.2.1.Dân số và lao động 4.2.1.Dân số và lao động

TP. Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam. Xét về số dân của các thành phố trực thuộc Trung ƣơng, TP. Cần Thơ xếp thứ 4. Theo Tổng cục Thống kê, dân số của TP. Cần Thơ năm 2013 là 1.232.260 ngƣời,

mật độ dân số là 875 ngƣời/km2, gấp 2,04 lần mật độ dân số của vùng ĐBSCL (427 ngƣời/km2

). Mặc dù là thành phố trực thuộc trung ƣơng nhƣng tỷ lệ dân cƣ nông thôn còn lớn (33,68%) và sống chủ yếu phụ thuộc vào đất đai, trong khi khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập rất hạn chế do các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ chƣa phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TP. Cần Thơ có nguồn lao động dồi dào, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm đến 44,22% dân số. Song, lao động qua đào tạo nghề lại rất thấp, đa số là lao động phổ thông. Chẳng hạn, số lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý vào khoảng 650.342 ngƣời, nhƣng số qua đào tạo nghề chuyên môn chỉ vào khoảng 32,13%.17 Đó là mâu thuẫn giữa quy mô với chất lƣợng của nguồn nhân lực của thành phố. Cơ cấu lao động của thành phố đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông thôn, tăng tỷ trọng lao động thành thị nhƣng với tốc độ chậm. Đến năm 2013, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,4% tổng số lao

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 55)