Giải pháp về mua vật tƣ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 113)

Kết quả phân tích ở Chƣơng 5 cho thấy, tỷ trọng số tiền mua chịu vật tƣ trong tổng số tiền mua vật tƣ nông nghiệp của nông hộ càng lớn thì tính phi hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ càng cao. Thật vậy, yếu tố quan trọng đối với hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa là nông hộ phải áp dụng đúng quy trình k thuật và sử dụng yếu tố đầu vào đúng liều lƣợng, chất lƣợng và vào thời điểm phù hợp. Theo các nghiên cứu trƣớc (Klemick & Lichtenberg, 2008; Lê Khƣơng Ninh, 2013; Lê Khƣơng Ninh & Cao Văn Hơn, 2013), trong nhiều trƣờng hợp, nông hộ rất khó chọn đƣợc yếu tố đầu vào với chất lƣợng phù hợp (tốt), nhất là khi thị trƣờng đầu vào kém phát triển và nông hộ lại thiếu vốn để thanh toán tiền mua vật tƣ nông nghiệp bởi thƣờng mua vật tƣ nông nghiệp vào đầu vụ sản xuất. Do đó, nhiều nông hộ phải mua chịu vật tƣ nông nghiệp và chấp nhận các điều khoản của các đại lý vật tƣ, mà một trong những cách để các đại lý tăng lợi nhuận là giảm chất lƣợng, bởi nông hộ rất khó kiểm tra đƣợc chất lƣợng vật tƣ khi mua nhƣ. Vì vậy, cần phải có giải pháp khắc phục yếu điểm này.

Nông hộ

Nông hộ cần chủ động tìm kiếm các nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức để tự cân đối và hạn chế mua chịu. Ngoài ra, nông hộ có thể góp vốn xoay vòng hoặc liên kết theo hình thức tổ hợp tác và HTX để giúp đỡ nhau. Cánh đồng mẫu lớn cũng là một hình thức phát triển để nông hộ tranh thủ sự hỗ trợ của DN và DN cũng có thị trƣờng ổn định. Đồng thời, bản thân nông hộ cần hiểu rõ tầm quan trọng của chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp, bởi nó

ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hạt lúa, hiệu quả, năng suất, môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời sử dụng để “cảnh giác” khi mua vật tƣ nông nghiệp, tránh để mua lầm sản phẩm kém chất lƣợng hoặc sản phẩm giả. Để hạn chế mua chịu vật tƣ, nông hộ cần chủ động có phƣơng án đa dạng hóa nguồn thu nhập (nhƣ phát triển các ngành nghề phụ) để tăng tích lũy. Để đa dạng hóa nguồn thu nhập, nhƣ vừa đề cập ở phần trƣớc, nông hộ nên canh tác 2 vụ lúa, xen canh 1 vụ màu, kết hợp với nuôi tôm, cá trên đồng và trồng cây ăn trái. Đồng thời, có thể phát triển thêm các ngành nghề mới từ các phụ phẩm của sản xuất (nhƣ trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản).

Mặt khác, để hạn chế mua chịu vật tƣ nông nghiệp do thiếu vốn, nông hộ có thể liên kết để hình thành các HTX tín dụng nh m sẽ chủ động hơn nguồn vốn cho sản xuất. Với hệ thống thông tin và luật lệ chƣa hoàn chỉnh, vấn đề hạn chế tín dụng do thông tin bất đối xứng và chi phí giao dịch cao rất phổ biến đối với các TCTD nông thôn. Các TCTD cố gắng khắc phục vấn đề này b ng cách nhận diện đƣợc ngƣời vay rủi ro thông qua tìm hiểu họ về các phƣơng diện uy tín tín dụng, năng lực tài chính, tài sản thế chấp và động cơ trả nợ. Song, trong nhiều trƣờng hợp, điều đó không thể thực hiện bởi nông hộ không có sổ sách ghi chép một cách hệ thống các hoạt động phát sinh và ít sử dụng dịch vụ của các TCTD.

Việc thu thập thông tin về nông hộ khó khăn còn do hệ thống giao thông và thông tin liên lạc kém phát triển, trong khi ngƣời vay lại thiếu tài sản thế chấp và rủi ro cao. Vì vậy, các sáng kiến làm giảm thông tin bất đối xứng và chi phí giao dịch có thể cải thiện tính hiệu quả của thị trƣờng tín dụng để tạo cơ hội cho nông hộ tiếp cận tín dụng chính thức. Các HTX tín dụng hoạt động theo cơ chế thị trƣờng với mục tiêu huy động tiết kiệm và cung cấp dịch vụ tín dụng ngay tại địa phƣơng theo cơ chế thị trƣờng sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu đó nhờ làm giảm chi phí giao dịch và hình thành nên nguồn thông tin phong phú về nông hộ khiến cho nông hộ dễ vay và không phải mua chịu vật tƣ nông nghiệp. Cụ thể, HTX tín dụng có các ƣu điểm sau:

+ Hồ sơ xin vay sẽ đƣợc thẩm định bởi một hội đồng bao gồm các xã viên HTX - những ngƣời sinh sống ngay tại địa phƣơng. Ngoài việc làm giảm chi phí thẩm định hồ sơ xin vay, hội đồng này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tài sản, năng lực tài chính, rủi ro và cách thức sử dụng vốn vay của từng nông hộ. Do đó, các HTX tín dụng hiểu rõ khả năng chống chịu của nông hộ trƣớc các biến động bất lợi (của tự nhiên và thị trƣờng) cũng nhƣ khả năng trả nợ, khả năng thực hiện dự án và các khía cạnh khác, nhờ đó giảm thiểu đƣợc hiện tƣợng thông tin bất đối xứng và mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng cho các nông hộ.

+ HTX tín dụng tạo ra sự gắn kết ở địa phƣơng sẽ giúp làm giảm tính không hiệu quả của thị trƣờng tín dụng do thông tin bất đối xứng. Chẳng hạn, việc một xã viên giàu bảo trợ một xã viên nghèo vay vốn tạo ra sự gắn kết mật thiết ở địa phƣơng sẽ là một xác nhận đối với uy tín của ngƣời vay. Sự gắn kết này là hạt nhân của việc hình thành nên vốn xã hội - yếu tố giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức. HTX tín dụng cũng hiệu quả hơn trong việc theo dõi và cƣỡng chế hợp đồng tín dụng b ng cách kết hợp thông tin địa phƣơng với quy ƣớc đạo đức cộng đồng, qua đó nâng cao tỷ lệ trả nợ. Do ngƣời vay sống gần nhau và rất hiểu nhau nên năng lực thực hiện các dự án và hành vi của từng ngƣời có thể đƣợc theo dõi sát sao và chịu ảnh hƣởng rất lớn của các quy ƣớc đạo đức xã hội ở địa phƣơng.

+ HTX tín dụng có đặc thù khác với các TCTD khác là cung cấp dịch vụ tiền gửi để huy động tiết kiệm. Huy động tiết kiệm của các HTX tín dụng là điểm mấu chốt để đảm bảo việc trả nợ đƣợc quan tâm và kiểm soát một cách đầy đủ. Khi các khoản cho vay chủ yếu là từ tiền tiết kiệm huy động ngay tại địa phƣơng thì ngƣời gởi tiền tiết kiệm sẽ tham gia (mặc dù có thể gián tiếp) vào quá trình kiểm soát cách thức sử dụng vốn của ngƣời vay và quyết định cho vay của các HTX tín dụng. Khi đó, nguồn tiền tiết kiệm sẽ đƣợc sử dụng hiệu quả hơn.

Nhà quản lý

Yếu tố đầu vào (vật tƣ nông nghiệp) rất quan trọng đối với sản xuất của nông hộ. Chất lƣợng và giá vật tƣ nông nghiệp hợp lý và ổn định sẽ quyết định thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa. Trong khi đó, kết quả khảo sát cho thấy, đa số nông hộ trồng lúa ở TP. Cần Thơ do nghèo, vốn tích lũy thấp lại khó tiếp cận tín dụng chính thức nên phải mua chịu vật tƣ nông nghiệp (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật). Thậm chí, nhiều nông hộ còn mua chịu “gối đầu” - số tiền mua chịu vụ này chƣa trả xong thì lại ký nợ mua chịu cho vụ sau (và có thể vụ sau nữa) - nên nợ vật tƣ nông nghiệp cứ thế mà chồng chất. Khi bán chịu vật tƣ nông nghiệp cho nông hộ, các đại lý vật tƣ nông nghiệp “tự do” nâng giá bởi không ai kiểm soát. Đó chính là nguyên nhân của tính phi hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ nơi đây.

Vì vậy, các nhà quản lý cần có chính sách thiết thực để phát triển thị trƣờng vật tƣ nông nghiệp lành mạnh và hiệu quả. Một thị trƣờng hoạt động hiệu quả khi có thông tin thông suốt giữa ngƣời mua và ngƣời bán, từ đó không bên nào có thể áp đặt để thủ lợi. Vì các lý do trên nên cần yêu cầu các đại lý vật tƣ nông nghiệp đăng ký kinh doanh và tăng cƣờng kiểm tra, xử lý thích đáng các trƣờng hợp vi phạm. Việc kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ sẽ

khuyến khích các đại lý chỉ nhận sản phẩm của các DN uy tín, không vì lợi nhuận thuần túy mà bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Do chu kỳ sản xuất dài và tích lũy thấp nên đa số nông hộ không thể tự tài trợ cho sản xuất mà phải vay (có tới 88,8% nông hộ ở TP. Cần Thơ có vay tín dụng). Thủ tục vay khá phức tạp và nông hộ thiếu tài sản thế chấp nên có đến 63,4% nông hộ phải vay phi chính thức nhƣ (ngƣời cho vay chuyên nghiệp, ngƣời thân hay bạn bè) với lƣợng tiền vay bình quân là 48,01 triệu đồng/hộ và lãi suất khá cao (lãi suất cho vay của đại lý vật tƣ và ngƣời cho vay chuyên nghiệp lần lƣợt là 18,4% và 36,4%). Vì vậy, để giúp nông hộ không phải vay phi chính thức thì các nhà quản lý cần phải có giải pháp phát triển thị trƣờng tín dụng nông thôn sao cho hiệu quả hơn.

Phân tích ở Chƣơng 4 cho thấy, các TCTD hạn chế cho vay nông hộ là do e ngại rủi ro không thu hồi đƣợc nợ, bởi không hiểu rõ họ để chọn lọc đúng ngƣời và cƣỡng chế trả nợ. Từ đó, các TCTD phải yêu cầu thế chấp tài sản hay thẩm định uy tín dụng của nông hộ thông qua thu nhập, quan hệ xã hội, độ dài thời gian của quan hệ tín dụng, số lần vay, v.v. Các khía cạnh trên giúp TCTD đánh giá đúng uy tín tín dụng của nông hộ và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, các công cụ đó gián tiếp loại trừ các nông hộ có uy tín tín dụng nhƣng chƣa có điều kiện để “phát tín hiệu” về uy tín của bản thân nên sẽ không có cơ hội tiếp cận tín dụng. Do đó, các TCTD cần chủ động xây dựng các phƣơng thức thu thập thông tin về uy tín tín dụng của nông hộ nh m đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thông qua các cơ chế sau:

Chia sẻ thông tin tín dụng. Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng đối với các TCTD. Sự tồn tại và lớn mạnh của các TCTD phụ thuộc vào khả năng thu thập và xử lý thông tin tín dụng một cách hữu hiệu để có thể chọn lọc và kiểm soát sát sao động cơ và hành vi của nông hộ. Khi tiến hành chọn lọc, các TCTD cần thông tin về đặc điểm của nông hộ, kể cả mức độ rủi ro của các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Sau khi quyết định cho vay, các TCTD cần thông tin để kiểm soát nông hộ bởi họ có thể quá mạo hiểm trong việc sử dụng vốn hay cố tình thông tin sai lệch về kết quả thu đƣợc (nhƣ lợi nhuận chẳng hạn) để không phải trả nợ. Thông tin cần để chọn lọc và kiểm soát khách hàng không đến ngẫu nhiên. Nhƣ đã phân tích, nếu không đủ thông tin, các TCTD sẽ phải đối mặt với lựa chọn sai lầm và động cơ lệch lạc - các yếu tố làm tăng rủi ro trong cho vay. Do đó, các TCTD phải tự chủ động thu thập thông tin về khách hàng với khoản chi phí không nhỏ.

Các TCTD cũng có thể thu thập thông tin về nông hộ thông qua chia sẻ thông tin với các TCTD khác. Thông thƣờng, nông hộ duy trì mối quan hệ với nhiều TCTD, qua đó hình thành nên tập hợp thông tin khá đầy đủ và chi tiết

về uy tín tín dụng của họ. Tuy nhiên, mỗi TCTD chỉ có một ít trong tập hợp thông tin này và để có đƣợc phần còn lại thì phải tốn nhiều chi phí nếu tự thu thập. Khi đó, nếu các TCTD tập hợp thông tin lại thông qua một tổ chức (hay một cá nhân) nào đó, toàn bộ thông tin sẽ có thể đƣợc sử dụng bởi tất cả TCTD (chia sẻ thông tin tín dụng) và khi đó hiện tƣợng thông tin bất đối xứng sẽ đƣợc giảm thiểu đáng kể. Thật vậy, chia sẻ thông tin tín dụng giúp làm tăng hiểu biết của các TCTD về nông hộ, qua đó giúp các TCTD đánh giá chính xác hơn khả năng trả nợ của nông hộ để có thể chọn lọc khách hàng tốt hơn.

Chia sẻ thông tin sẽ làm cho thị trƣờng tín dụng cạnh tranh hơn. Nếu một TCTD có nhiều thông tin hơn các TCTD khác về một nông hộ thì TCTD đó có thể ấn định lãi suất thấp hơn để hƣởng lợi do các TCTD khác không thể cạnh tranh đƣợc (lợi tức thông tin). Chia sẻ thông tin tín dụng sẽ làm mất ƣu thế này và các TCTD phải ấn định lãi suất theo nguyên tắc cạnh tranh, do đó nông hộ có thể vay với lãi suất thấp hơn. Khi lãi suất giảm, rủi ro của cả TCTD lẫn nông hộ sẽ giảm theo. Nếu thông tin tín dụng đƣợc chia sẻ, nông hộ buộc phải hành động đứng đắn hơn bởi nếu không thì bất kỳ thông tin xấu nào cũng đƣợc mọi TCTD biết và cơ hội tiếp tục vay hầu nhƣ không còn hay phải vay với lãi suất cao hơn. Cơ chế này sẽ kích thích nông hộ trả nợ, qua đó làm giảm ảnh hƣởng tiêu cực của động cơ lệch lạc. Ngoài ra, nông hộ có thể có động cơ vay từ nhiều TCTD và nợ nhiều hơn khả năng hoàn trả. Các TCTD sẽ cung cấp thông tin đến tất cả các TCTD về vấn đề nợ quá mức của nông hộ, qua đó loại trừ động cơ này và cải thiện tính hiệu quả của thị trƣờng tín dụng.

Liên kết tín dụng chính thức và phi chính thức. Thực tế cho thấy nhu cầu vốn của nông hộ không thể đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ bởi các TCTD chính thức. Các TCTD có thể giảm thiểu khiếm khuyết này thông qua việc liên kết với ngƣời cho vay phi chính thức b ng cách tuyển dụng họ vào làm việc hay cho họ vay bởi dễ thu hồi nợ hơn so với nông hộ thông thƣờng.

Điều này không có nghĩa là phải thay thế tín dụng chính thức b ng tín dụng phi chính thức mà khuyến khích việc mở rộng cho vay đến những ngƣời sử dụng tiền vay một cách an toàn để tiếp tục cho vay đến nông hộ. Do những ngƣời cho vay phi chính thức thƣờng có thu nhập cao và sở hữu nhiều đất đai nên có đủ tài sản thế chấp để vay và ít rủi ro hơn cho các TCTD.39 Họ có thể sử dụng số tiền vay đƣợc từ TCTD để tiếp tục cho vay đến nông hộ b ng cách tận dụng ƣu thế thông tin (ở địa bàn) của mình. Thông qua liên kết trên, những ngƣời cho vay phi chính thức sẽ trở thành “đại lý” của TCTD khi tiếp tục cho

39

Giải pháp này có thể bị hạn chế bởi quy định là phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Song, nếu phƣơng thức cho vay này mang lại hiệu quả cao hơn cả về phƣơng diện kinh tế lẫn xã hội thì quy định trên cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp.

nông hộ vay. Việc mở rộng cho vay của các TCTD đến những ngƣời cho vay phi chính thức sẽ tạo ra cạnh tranh giữa họ và dẫn đến việc nông hộ có thể vay dễ hơn với lãi suất thấp hơn nếu không vay đƣợc trực tiếp ở các TCTD. Thông qua cơ chế này, nông hộ sẽ có lợi hơn. Giải pháp này có thể đƣợc triển khai thí điểm từng bƣớc, bắt đầu với mối liên kết giữa TCTD và các đại lý vật tƣ nông nghiệp ở địa bàn nông thôn.

Cho vay theo nhóm. Cho vay theo nhóm đề cập đến nhóm các nông hộ tập hợp lại với mục đích làm sao để vay đƣợc. Điểm đặc biệt ở đây là từng nông hộ đƣợc vay riêng nhƣng toàn nhóm phải chịu trách nhiệm nếu bất kỳ ai trong nhóm không trả nợ (trách nhiệm liên đới). Giao dịch thông qua nhóm trách nhiệm liên đới có ƣu điểm là giúp hình thành nên các hợp đồng tín dụng tự sản sinh ra thông tin về nông hộ, qua đó hạn chế động cơ lệch lạc, lựa chọn sai lầm và khó khăn trong cƣỡng chế trả nợ - các vấn đề làm tăng rủi ro cho các TCTD (Lê Khƣơng Ninh, 2004). Khi đó, các TCTD sẽ hoạt động hiệu quả hơn nên sẽ mở rộng cho vay nông hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)