Rủi ro trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP.Cần Thơ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 80)

Sản xuất lúa của nông hộ cũng giống nhƣ sản xuất nông nghiệp, nhìn từ quan điểm của nông hộ, thƣờng có các loại rủi ro sau: rủi ro sản xuất (đó là rủi ro do thời tiết, do thảm họa thiên nhiên, do ô nhiễm), rủi ro giá (do biến động của thị trƣờng), rủi ro chính sách (do thể chế chính sách không phù hợp), rủi ro kỹ thuật (tiến bộ của khoa học k thuật). Những rủi ro này có thể ảnh hƣởng đến toàn bộ các tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất lúa gạo với các mức độ khác nhau. Trong đó, ảnh hƣởng của nó đối với nông hộ lại là nghiêm trọng nhất bởi sản xuất lúa - nguồn thu nhập chính của nông hộ - bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (kinh tế, xã hội lẫn tự nhiên).

Thứ nhất là rủi ro sản xuất, đối với sản xuất lúa gạo, số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm do yếu tố đầu vào tạo ra hoàn toàn không thể biết trƣớc một cách chắc chắn. Sự không chắc chắn đó xuất phát từ việc các yếu tố không thể

kiểm soát (thời tiết, khí hậu và dịch bệnh) đóng vai trò quyết định trong sản xuất bởi chu kỳ sinh trƣởng của cây lúa kéo dài. Trên nguyên tắc, thời gian càng dài, biến động càng lớn và càng khó dự báo. Rủi ro về thời tiết ảnh hƣởng ở mức trung bình và cao đối với tất cả các tác nhân trong ngành hàng, tuy nhiên các rủi ro này chỉ đƣợc quản lý ở mức trung bình (trừ thƣơng lái). Rủi ro về sinh học và môi trƣờng đƣợc các tác nhân đánh giá ảnh hƣởng ở mức độ thấp và chƣa có cách quản lý đáng kể. Lý do là nông hộ chƣa nhận thức rõ tác động của ô nhiễm môi trƣờng đến việc trồng lúa và chất lƣợng cũng nhƣ an toàn lúa gạo. Hơn nữa, các chính sách chƣa thực hiện triệt để việc chế tài nên việc mọi ngƣời quan tâm vẫn còn hạn chế. Ngay cả khi gieo trồng và chăm sóc thuận lợi thì ảnh hƣởng thời tiết rất lớn trong khâu thu hoạch, phơi khô cũng nhƣ điều kiện bảo quản, đó cũng là lý do vì sao nông hộ bán 80% lúa ƣớt tại đồng (Nguyễn Quốc Nghi, 2011).

Thứ hai là rủi ro giá, do đặc tính sinh học của đối tƣợng sản xuất nông nghiệp (cây trồng và vật nuôi) nên quyết định sản xuất phải đƣợc hình thành từ khá lâu trƣớc khi có sản phẩm. Khi đó, giá sản phẩm gần nhƣ không thể dự báo đƣợc vào thời điểm tiến hành sản xuất nên nông hộ sẽ gặp rủi ro giá. Rủi ro giá là hệ quả của biến động trong nhu cầu đối với lúa gạo thậm chí có thể bắt nguồn từ thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, rủi ro sản xuất dẫn đến số cung lúa gạo không ổn định, cộng với việc nhu cầu đối với lúa gạo kém co giãn, lại càng làm cho giá biến động mạnh. Rủi ro về thị trƣờng đặc biệt ảnh hƣởng lớn đến tất cả các tác nhân (giá cả và yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng). Tuy nhiên, chỉ có công ty và ngƣời bán sỉ/lẻ là quản lý tƣơng đối khá về rủi ro này vì họ có kho dự trữ nhƣng gạo để lâu sẽ bị sâu mọt cũng nhƣ không thể quản lý nếu giá thị trƣờng thay đổi thƣờng xuyên.

Thứ ba là trong dài hạn, nông hộ còn phải đối mặt với rủi ro k thuật sản sinh từ các tiến bộ khoa học - k thuật, khiến cho k thuật mà nông hộ đang áp dụng trở nên lạc hậu và lúa gạo thiếu sức cạnh tranh. Tính ngẫu nhiên của tiến bộ khoa học - k thuật ảnh hƣởng đến mọi ngành và lĩnh vực sản xuất. Song, vấn đề này cần phải đƣợc quan tâm hơn ở lĩnh vực trồng lúa tiến bộ, bởi k thuật là sản phẩm của các nghiên cứu hầu nhƣ biệt lập với nông hộ và nông hộ chỉ biết đến khi đƣợc chuyển giao. Khi đó, nông hộ hoàn toàn bị động và không kịp ứng phó để kịp thời chuyển sang áp dụng k thuật mới, nhất là khi bị thiếu vốn.

Thứ tƣ là rủi ro chính sách cũng ảnh hƣởng đến sản xuất lúa gạo. Chính sách kinh tế ảnh hƣởng đến nhiều lĩnh vực sản xuất thông qua thuế, lãi suất, tỷ giá, luật lệ, dịch vụ công, v.v. Song, sản xuất lúa gạo chịu tác động mạnh của

chính sách can thiệp của Chính phủ mà chính sách can thiệp này lại thƣờng xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế (nhất là môi trƣờng kinh tế thế giới). Chính yêu cầu điều chỉnh này mang đến rủi ro cho nông hộ, nhất là trong các quyết định đầu tƣ dài hạn. Nông hộ bị tác động lớn nhất bởi chính sách thủy lợi và khuyến nông.

Còn nhiều rủi ro liên quan đến sản xuất lúa gạo, mỗi tác nhân có cách đáp ứng và quản lý rủi ro khác nhau. Trong đó, rủi ro về mặt thị trƣờng (chủ yếu là giá cả) là tác động lớn nhất đến tất cả tác nhân trong ngành hàng. Rủi ro này đƣợc quản lý tốt hơn đối với các DN so với các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt là nông hộ. Rủi ro làm cho kết quả sản xuất của nông hộ trở nên bấp bênh, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của họ. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông hộ trồng lúa, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng các nhà quản lý và nông hộ cần phải tìm ra giải pháp để khắc phục.

Chƣơng 5

ẢNH HƢỞNG CỦA C C ẾU T

ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN UẤT A CỦA N NG H Ở TH NH PH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 80)