Kết quả sản xuất lúa của nông hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 87)

Số liệu khảo sát cho thấy, có đến 88,5% nông hộ ở TP. Cần Thơ sản xuất lúa 3 vụ, vì vậy trên đồng ruộng lúc nào cũng có lúa. Do đó, theo Nguyễn Thị Hai (2011), Chu Văn Hách (2012), lúa rất dễ bị sâu bệnh nên cần phải sử dụng thuốc nông dƣợc liên tục, ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng và chất lƣợng hạt lúa. Mặt khác, để đảm bảo thu nhập, các nông hộ phải tăng cƣờng sử dụng phân bón để tăng năng suất. Hiện tƣợng này, cộng với chất thải từ các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu dân cƣ, làm cho môi trƣờng tự nhiên ô nhiễm trầm trọng thêm, ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ.

Vụ Đông xuân thƣờng xuống giống từ tháng 10 năm này và đến tháng 2 năm sau thì thu hoạch. Diện tích và lợi nhuận của vụ này thƣờng cao hơn vụ Hè thu và Thu đông, do thời tiết thuận lợi nên tiết kiệm đƣợc chi phí và năng

suất cao. Đối với vụ Hè thu, nông hộ thƣờng xuống giống từ tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6. Diện tích vụ này đang giảm dần, bởi giá lúa Hè thu thấp nhƣng chi phí sản xuất lại cao, làm giảm lợi nhuận. Đối với vụ Thu đông, nông hộ xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và thu hoạch vào tháng 10. Đây là vụ có diện tích gieo trồng thấp nhất trong các vụ, bởi mùa này thời tiết không thuận lợi cho trồng lúa (nhất là dịch bệnh). Vụ Đông xuân có năng suất cao (thƣờng là trên 7 tấn/ha), trong khi đó vụ Hè thu có năng suất thấp hơn nhiều (chỉ trên 5 tấn/ha) và vụ Thu đông có năng suất thấp nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí sản xuất lúa vụ Đông xuân là 17,3 triệu đồng/ha (thấp hơn khoảng 6,3% so với vụ Hè thu và Thu đông), do Đông xuân là vụ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất. Cơ cấu chi phí sản xuất lúa cả 3 vụ lúa Đông xuân, Hè thu và Thu đông khá tƣơng đồng. Đó là do phần lớn nông hộ TP. Cần Thơ sản xuất lúa theo kinh nghiệm nên cơ cấu chi phí sản xuất lúa gần nhƣ nhau qua các vụ trong năm và qua các năm, dễ dẫn đến lãng phí yếu tố đầu vào và sút giảm hiệu quả kinh tế nhƣ đã đƣợc phân tích ở các nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2010) Nguyễn Hữu Đặng (2012), Lê Xuân Đình (2014) (Bảng 5.3).

Bảng 5.3. Chi phí sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ (phân theo vụ)

Khoản mục chi phí

Đông xuân Hè thu Thu đông

Số tiền (1.000 đồng/ha) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đồng/ha) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đồng/ha) Tỷ trọng (%) Phân bón 5.587,1 32,3 6.034,2 32,7 6.062,8 32,8 Thuốc nông dƣợc 4.664,5 27,0 4.951,5 26,8 4.907,1 26,6 Thu hoạch 2.156,4 12,5 2.331,6 12,6 2.313,6 12,5 Giống 1.859,9 10,7 1.953,9 10,6 1.994,1 10,8 Lao động thuê 1.161,2 6,7 1.176,1 6,4 1.180,2 6,4 Tƣới tiêu 610,5 3,5 663,1 3,6 660,1 3,6 Cày xới 1.264,9 7,3 1.359,7 7,4 1.350,4 7,3 Tổng cộng 17.304,5 100,0 18.470,2 100,0 18.468,2 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013.

Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí sản xuất lúa của nông hộ (hơn 32% tổng chi phí sản xuất lúa). Vụ Đông xuân có tỷ trọng chi phí phân bón thấp nhất (32,3%), tiếp đến là vụ Hè thu (32,7%) và cao nhất là vụ Thu đông do điều kiện sản xuất bất lợi hơn hai vụ kia (32,8%). Kết quả khảo sát cho thấy, rất ít hộ sử dụng phân hữu cơ. Hành vi này, cùng với việc độc canh lúa, đã làm đất nhanh bạc màu. Lƣợng phân hóa học nông hộ sử dụng thƣờng cao hơn so với khuyến cáo nên làm cho chi phí phân bón tăng

cao. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy lƣợng phân bón mà nông hộ sử dụng thƣờng cao hơn so với định mức khuyến cáo của Cục trồng trọt từ 6,57% đến 11,08%33 đối với từng loại N, P, K (cụ thể lƣợng phân bón từng loại trung bình sử dụng trên một ha so với mức khuyến cáo nhƣ sau: N là 98.37/92.30 kg/ha; P là 66,54/59,90 kg/ha; K là 41,40/39,00 kg/ha). Chi phí phân bón cao còn do hiệu suất sử dụng phân bón còn thấp vì nông hộ vẫn còn thói quen bón phân theo tập quán canh tác truyền thống, xem trọng hiệu quả nông học để đạt năng suất cao hơn là quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Điều này sẽ làm tăng chi phí giá thành sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa (Bùi Đình Dinh, 1995; Vũ Cao Thái, 1995; Phạm S Tân, 2008; Cục trồng trọt, 2011; Lê Xuân Đình, 2014).

Chi phí có tỷ trọng cao thứ hai là chi phí thuốc nông dƣợc (khoảng 27% tổng chi phí).Hiện nay, số lƣợng và chủng loại thuốc nông dƣợc đƣợc sử dụng ngày càng tăng do thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích và hành vi lạm dụng hóa chất nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tƣợng sâu bệnh mới lạ rất khó khống chế (Lê Huy Bá & Lâm Minh Triết, 2000; Nguyễn Thị Hai, 2011). Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nông hộ pha thuốc theo hƣớng dẫn k thuật còn rất ít (25%), mà chủ yếu là pha thuốc theo kinh nghiệm của bản thân (58,33%) và mách bảo của ngƣời quen (16,67%).34 K thuật phun thuốc chƣa đúng cách dẫn đến hiện tƣợng bị kháng thuốc, thuốc mất hiệu lực và để lại dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức cho phép trong hạt lúa, làm cho chất lƣợng gạo bị giảm theo (khảo sát thực tế cho thấy số lần phun thuốc sâu trung bình của nông hộ là 2,58 và số lần phun thuốc bệnh của hộ là 3,34).35

Nhƣ vừa phân tích, giá thành lúa phụ thuộc chủ yếu vào giá yếu tố đầu vào, trong khi thị trƣờng này lại rất bất ổn. Chỉ cần một lý do nhỏ nhƣ dùng nhiều thuốc nông dƣợc không đúng chỉ định cũng làm tăng đáng kể giá thành sản xuất lúa. Mặt khác, để phòng trị mỗi thứ bệnh, thị trƣờng có rất nhiều sản phẩm thuốc nông dƣợc của các công ty khác nhau với giá bán chênh lệch khá lớn. Các sản phẩm ấy có cùng nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu, các công ty chỉ sang chiết đóng gói, vô chai để làm ra các loại thành phẩm có thành phần, hàm lƣợng hóa chất giống nhau nên chất lƣợng, công hiệu hơn kém nhau không nhiều (Phạm Văn Biên & cộng sự, 2000; Cục Trồng trọt, 2010).

33Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát, 2013.

34Nguồn: Chi cục BVTV TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”.

Nhƣ vậy, chi phí sản xuất cao là hệ quả của việc nông hộ lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (hai khoản chi phí này chiếm hơn 59% chi phí sản xuất lúa). Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc nông dƣợc giết chết hệ vi sinh vật có lợi và có tác dụng cải tạo đất, khiến cho đất canh tác nhanh bạc màu và nghèo dinh dƣỡng. Bên cạnh đó, do làm lúa ba vụ nên không có thời gian để cày phơi ải, vì vậy cỏ dại và sâu bệnh có điều kiện phát triển mạnh và phát tán nhanh. Canh tác liên tục ba vụ lúa trong điều kiện ruộng thƣờng xuyên ngập nƣớc sẽ sản sinh polytinol - chất kềm giữ dinh dƣỡng trong đất nên cây lúa không thể hấp thu. Khi thấy lúa không phát triển, nông hộ lại bón thêm phân nên kích thích sâu bệnh phát triển và sau đó lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn này làm tăng gánh nặng chi phí trong sản xuất lúa (Phạm Văn Biên & cộng sự, 2000; Cục Trồng trọt, 2010; Lê Xuân Đình, 2014).

Chi phí giống bình quân cả ba vụ đều chiếm khoảng 10,7% tổng chi phí sản xuất, bởi phần lớn nông hộ tự chọn giống của vụ trƣớc hay mua của nông hộ khác để làm giống cho vụ sau, mặc dù Viện Lúa ĐBSCL hàng năm đều có khuyến cáo về giống xác định cho các vụ lúa. Chẳng hạn, vụ Đông xuân 2012 - 2013, Viện đã khuyến cáo 5 giống lúa chủ lực, bao gồm OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218. Đây là các giống lúa có chất lƣợng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt và hạt gạo đẹp. Riêng giống OM 6677 có khả năng chống chịu phèn mặn tốt và phù hợp với các địa bàn bị ngập mặn hay nhiễm phèn. Ngoài ra, 9 giống lúa có triển vọng trong vụ Hè thu cũng đƣợc khuyến cáo sử dụng, bao gồm OM 6976, OM 6916, OM 5451, OM 8232, OM 4101, OM 3995, OM 6018, OM 6677 và OM 8923. Song, theo báo cáo của Viện Lúa ĐBSCL, chỉ khoảng 30% nông hộ thực hiện chọn giống theo khuyến cáo nên chất lƣợng hạt lúa và lợi nhuận của nông hộ thấp.36 Mặt khác, kết quả khảo sát thực tế cho thấy nông hộ sử dụng lƣợng giống khoảng 146 - 180 kg/ha, trong khi đó theo khuyến cáo thì lƣợng giống cần thiết là khoảng 70 - 120 kg/ha (Cục trồng trọt, 2006; Phạm Văn Dƣ, 2011; Phạm Văn Dƣ & Lê Thanh Tùng, 2011).

Tiếp theo là chi phí thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch (chiếm khoảng 12,5% chi phí sản xuất). Kết quả này cho thấy, nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần Thơ vẫn tập trung đầu tƣ cho phân bón và thuốc nông dƣợc hơn là cải tiến công tác thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Khả năng cạnh tranh của hạt lúa Việt Nam còn thấp, không chỉ vì chất lƣợng giống mà còn do trình độ ứng dụng KH - CN trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch còn rất hạn chế nên

thất thoát sau thu hoạch còn rất lớn và chất lƣợng hạt lúa thấp (do bị ẩm) (Phan Hiếu Hiền, 2009; Võ Thị Thanh Lộc & Nguyễn Phú Son, 2011). Nông hộ ở TP. Cần Thơ phơi lúa trên sân phơi trƣớc nhà hay trên đƣờng giao thông còn rất phổ biến. Có nhiều khó khăn trong khâu hậu cần của ngành lúa gạo, chủ yếu là do trang thiết bị phục vụ sản xuất lạc hậu, thiếu công nghệ sau thu hoạch, nhà kho dự trữ lúa gạo còn hạn chế, công nghệ xay xát công suất thấp và chi phí cao. Đến nay, chƣa có giải pháp chung cho việc đầu tƣ kho dự trữ để bảo đảm chất lƣợng và giảm hao hụt.

Sản xuất và kinh doanh lúa còn lệ thuộc rất lớn vào hệ thống thƣơng lái và “cò”. Lực lƣợng này không có kho dự trữ, phƣơng tiện vận chuyển công suất thấp và năng lực bảo quản còn hạn chế, làm ảnh hƣởng chất lƣợng hạt lúa. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng gạo thành phẩm không đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nên khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam thấp. Nguyên nhân trên cũng là do chƣa phát triển đƣợc một thị trƣờng KH - CN cạnh tranh thật sự để chuyển giao các sản phẩm KH - CN vào sản xuất theo giá thị trƣờng và phát huy các nguồn lực của xã hội, mà vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách ít ỏi của Chính phủ. Kinh nghiệm của Malaysia, Nhật Bản, v.v. cho thấy, nếu không có hệ thống băng chuyền hiện đại thì thất thoát sau thu hoạch của họ cũng giống ta hiện nay.

Chi phí lao động thuê chiếm khoảng 6,4% chi phí sản xuất lúa ở cả ba vụ. Lao động thuê chủ yếu đảm bảo các khâu làm đất, gieo sạ, cấy, làm cỏ, bón phân và phun xịt thuốc. Các nông hộ có diện tích canh tác ít thƣờng sử dụng lao động gia đình nên chi phí lao động thuê chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chi phí sản xuất. Do điều kiện tự nhiên ở TP. Cần Thơ khá thuận lợi cho sản xuất lúa nên các khoản chi phí khác nhƣ chi phí cày xới và tƣới tiêu chiếm tỷ trọng không đáng kể trong chi phí sản xuất lúa của nông hộ nơi đây. Các phân tích trên cũng tƣơng thích với kết quả so sánh của mô hình sản xuất lúa bình thƣờng với mô hình sản xuất theo mô hình “một phải - năm giảm” của Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ (Bảng 5.4).

Chƣơng trình “một phải - năm giảm” kế thừa và đƣợc phát triển từ chƣơng trình “ba giảm - ba tăng”, trong đó “một phải” là phải sử dụng giống xác nhận nh m có đƣợc giống lúa tốt, kháng đƣợc sâu bệnh để giúp cây lúa khỏe, cho năng suất và chất lƣợng cao. “Năm giảm” gồm giảm nƣớc tƣới, giảm thất thoát sau thu hoạch, cộng với “ba giảm” trƣớc đây của chƣơng trình “ba giảm - ba tăng” là giảm lƣợng giống gieo sạ, giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình “một phải - năm giảm” còn nhấn mạnh việc sử dụng giống xác nhận và giảm thất thoát sau thu hoạch. Nếu áp dụng

đúng quy trình thì nông hộ có thể tăng năng suất và lợi nhuận. Theo Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, nông hộ sản xuất theo chƣơng trình “một phải - năm giảm” cho năng suất cao, quản lý dịch hại hiệu quả, bón phân cân đối và giảm lần phun thuốc nên giá thành thấp hơn so với phƣơng thức sản xuất cũ. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích bên trên, do phƣơng thức tập huấn, cách thức chuyển giao của cán bộ khuyến nông, cùng với trình độ học vấn thấp nên mô hình sản xuất theo “ba giảm - ba tăng”, “một phải - năm giảm” rất ít đƣợc nông hộ ở TP. Cần Thơ áp dụng.

Bảng 5.4. So sánh hiệu quả sản xuất của mô hình một phải năm giảm trong vụ Hè thu 2013 ở TP. Cần Thơ

Tiêu chí Đối chứng ột phải năm giảm Khác biệt

Lƣợng giống (kg/ha) 149,5 125 24,5

Phân đạm (kg/ha) 117,5 110,6 6,9

Phân lân (kg/ha) 66,4 58,0 8,4

Phân kali (kg/ha) 53,6 53,3 0,3

Số lần phun thuốc sâu 3,3 0,9 2,4

Số lần phun thuốc bệnh 3,8 2,5 1,3

Số lần bơm nƣớc 7,8 5,8 2,0

Tỷ lệ đổ ngã (%) 20 8,5 11,5

Năng suất (tấn/ha) 5,4 5,6 0,2

Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 7,8 11,5 3,7

Nguồn: Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, “Báo cáo tổng kết năm 2013”

Tóm lại, do kinh nghiệm canh tác lúa khá nhƣng trình độ học vấn tƣơng đối thấp nên nông hộ thƣờng sử dụng phân bón và thuốc nông dƣợc với liều lƣợng đƣợc xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hay chỉ dẫn của đại lý vật tƣ nông nghiệp và những ngƣời xung quanh. Vì vậy, lƣợng phân bón và thuốc nông dƣợc đƣợc sử dụng nhiều hơn mức khuyến cáo rất nhiều, làm cho chi phí sản xuất cao và hiệu quả kinh tế thấp.Việc lạm dụng phân hóa học làm phát sinh dịch bệnh cho cây lúa, buộc nông hộ phải sử dụng ngày càng nhiều thuốc nông dƣợc, làm mất cân b ng sinh học, phá vỡ hệ sinh thái và dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó phòng trị.K thuật phun thuốc không đúng cách dẫn đến hiện tƣợng kháng thuốc, thuốc mất hiệu lực và để lại dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức cho phép trong hạt lúa, làm cho chất lƣợng gạo giảm nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ thấp, nhƣ đƣợc

phân tích bởi Nguyễn Thị Hai (2011), Chu Văn Hách (2012), Lê Xân Đình (2014) (Bảng 5.5).

Bảng 5.5. Hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ ở TP. Cần Thơ (phân theo vụ)

Tiêu chí Đông xuân Hè thu Thu đông

Sản lƣợng lúa bán (tấn) 11,9 8,8 7,9

Giá bán (1.000 đồng/kg) 5,6 4,8 5,0

Doanh thu (triệu đồng) 66,9 42,3 39,7

Chi phí sản xuất (triệu đồng) 25,2 26,9 26,4

Lợi nhuận (triệu đồng) 41,7 15,4 13,3

Lợi nhuận/chi phí (lần) 1,7 0,6 0,5

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu tự khảo sát năm 2013.

Do phần lớn nông hộ phải vay vốn để sản xuất lúa và thiếu kho bãi để bảo quản và dự trữ lúa nên họ thƣờng phải bán lúa “tƣơi” vào cuối vụ, làm cho giá bán thấp và dễ bị thƣơng lái “ép” giá. Giá bán lúa vụ Đông xuân là cao nhất (5.600 đồng/kg), cao hơn 600 đồng/kg so với vụ Hè thu và Thu đông, nên đây là vụ lúa mang lại hiệu quả nhất cho nông hộ. Nguyên nhân là do vụ lúa Hè thu và Thu đông có điều kiện canh tác không thuận lợi nhƣ bị mƣa bão, dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên hơn, làm cho phẩm chất gạo thấp. Ngoài ra, do thƣờng phải bán lúa gấp để chi trả tiền mua chịu vật tƣ nông nghiệp, nợ vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)