Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Với truyền thống quê hƣơng cách mạng Tân trào Đảng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trƣơng, chính sách của trung ƣơng vào thực tiễn địa phƣơng; tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, có chính sách và giải pháp phù hợp, đạt đƣợc thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng. Hoàn thành cơ bản qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, tạo điều kiện để thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh ; thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển, du lịch đã mở hƣớng phát triển mới để trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển và chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đƣợc tăng cƣờng.

Văn hóa - xã hội phát triển phù hợp với tăng trƣởng kinh tế. Chất lƣợng giáo dục, đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc nâng lên ; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt đƣợc kết quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từng bƣớc nâng cao. Nội dung, phƣơng thức, chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên Tuyên Quang vẫn là tỉnh kém phát triển thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp so với mức bình quân trung của cả nƣớc; chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa còn chậm, qui mô nền kinh tế còn nhỏ bé , các ngành dịch vụ phát triển chƣa mạnh; chất lƣợng còn hạn chế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang tăng trƣởng với tốc độ khá cao, giai đoạn 2009-2013 GDP tăng bình quân 5 năm đạt 13,53%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 12,6 triệu đồng việt nam bằng 2,3 lần so với năm 2005. Với phƣơng châm “Ổn định hài hòa, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển” Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân trên 14%/ GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.300 USD. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng: 38%; các ngành dịch vụ: 37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 25%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng bình quân trên 23%/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Tuyên Quang 2009-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 TTBq 2009 - 2013 I Gíá trị 1 Diện tích Ha 587.038,5 587.038,5 586.732,71 586.732,71 586.732,71 586.855,026 2 Dân số Ngƣời 727.105 730.690 734.908 739.892 746.669 735.852,8 3 GDP/ ngƣời (giá HH) Nghìn đồng 808,0 886,0 1.038,0 1.162,4 1.290,1 1.036,9 Cơ cấu ngành (HH) % 100 100 100 100 100 100

1 Nông lâm nghiệp % 10,9 4,99 10,54 9,24 7,82 8,698 2 Công nghiệp- XD % 44,22 54,68 26,01 32,72 43,73 40,272 3 Dịch vụ-du lịch % 44,88 40,33 63,45 58,04 48,45 51,03

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động vốn đầu tƣ phát triển tiếp tục tăng, trong đó đầu tƣ từ vốn trong nƣớc chiếm tỷ trọng lớn. Đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách có tiến bộ vƣợt bậc. Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững ; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế có lợi thế, các ngành dịch vụ theo hƣớng chất lƣợng cao, chuyển dịch nông, lâm theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về chất lƣợng nguồn lực và các lĩnh vực văn hóa - xã hội, chú trọng bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững; chủ động hội nhập và hợp tác phát triển. Tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Văn hoá - xã hội đƣợc quan tâm, có bƣớc phát triển, tiến bộ. Ngân sách đầu tƣ cho giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá tiếp tục đƣợc quan tâm một cách đúng mực Đã hoàn thành nâng cấp mở rộng các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải các bệnh viện chuyển bệnh nhân vƣợt tuyến đồng thời nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân. Chất lƣợng giáo dục có chuyển biến, Tuyên Quang là một trong các tỉnh đạt kết quả khá cao ở các kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng dần qua các năm năm học 2008-2009 đạt 81,54%; năm học 2009-2010 đạt 96,47%; năm học 2010-2011 đạt 99,76%; năm học 2011-2012 đạt 99,33%; số học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia số học sinh đạt giải cũng tăng dần qua các năm, học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng cũng đạt tỷ lệ khá cao. Đầu tƣ cho an sinh xã hội tăng cao, đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác lãnh đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở có nhiều đổi mới, tiến bộ. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, từng bƣớc bám sát cơ sở, tăng cƣờng kiểm tra, khảo sát năm tình hình, kịp thời xử lý tại chỗ những vƣớng mắc, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đã tranh thủ có hiệu quả sự ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, tăng cƣờng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các bộ, ngành Trung ƣơng.

Nhìn lại chặng đƣờng thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, tỉnh Tuyên Quang đã có bƣớc tiến bộ, chuyển biến căn bản, phát triển khá toàn diện trên tất cả các mặt và có đóng góp chung với cả nƣớc. Những kết quả, thành tựu trong những năm qua tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò động lực của tỉnh trong vùng kinh tế của các tỉnh miền núi phía bắc, tạo ra thế và lực mới rất quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)