Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham

nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý TSC trong khu vực HCSN. Cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Nhận diện một số thủ đoạn tham ô, tham nhũng, lãng phí trong quản lý TSC trong khu vực HCSN

Trong đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm TSC trong khu vực HCSN: (i) Lợi dụng công trình xây dựng mới để nhận quà biếu, hối lộ, thông đồng A, B dàn dựng đấu thầu dƣới hình thức “quân xanh, quân đỏ”; mua sắm tài sản, vật tƣ, thiết bị giá thấp, mua khống hóa đơn liên hai giá cao, mua sắm tài sản, vật tƣ sai chủng loại, dùng các loại vật tƣ rẻ tiền, chất lƣợng kém; (ii) Mua sắm tài sản, vật tƣ thiết bị gửi giá, đòi trích thƣởng từ 2% đến 10% giá trị hàng hóa ghi trên hợp đồng để chia nhau. (iii) Thông đồng móc ngoặc bớt xén vật tƣ, rút ruột công trình hoặc khai khống, khai tăng số lƣợng.

Trong quản lý TSC trong khu vực HCSN: Lợi dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng TSC trái phép, không đúng mục đích nhƣ: cho thuê tài sản Nhà nƣớc trên hợp đồng với giá rất rẻ sau đó rút tiền để chia nhau, cho mƣợn TSC một cách vô tội vạ, lấy TSC đem đi quan hệ ngoại giao, sử dụng TSC vào mục đích cá nhân nhƣ: Sử dụng xe công đi lễ chùa, về quê, thăm họ hàng.

Trong xử lý TSC trong khu vực HCSN: (i) Bán TSC với giá rẻ, vi phạm làm sai lệch kết quả đấu giá TSC; (ii) Quyết định điều chuyển, thu hồi, bán, thanh lý TSC không đúng thẩm quyền, sai đối tƣợng (ƣu tiên bán chỉ định cho các đối tƣợng ).

Đẩy mạnh cải cách hành chính để không còn kẽ hở cho sự tham nhũng, lãng phí: Đây là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện mạnh mẽ hơn 10 năm qua. Nội dung tập trung vào 3 nội dung cơ bản đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cải cách thể chế hành chính: Bao gồm cải cách cơ bản các thủ tục hành chính về thể chế và các giải pháp thực hiện, phải đảm bảo loại bỏ đƣợc những khâu bất hợp lý, phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ vi phạm pháp luật.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng cơ quan, tổ chức và từng chức danh từ cấp tỉnh đến chính quyền địa phƣơng và cơ sở; xây dựng bộ máy tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, xuyên suốt.

4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC

Đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công chức quản lý TSC là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong việc quản lý Nhà nƣớc về TSC trong khu vực HCSN. Mục đích của công đào tạo, bồi dƣỡng nhằm cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, bản thân ngƣời cán bộ mà còn là của các cơ quan đang sử dụng cán bộ công chức. Việc đào tạo và bồi dƣỡng không nên mang tính hình thức (chạy theo số lƣợng ngƣời, số lƣợng bằng cấp, thời gian) mà phải thực sự hiệu quả.

Nội dung đào tạo bồi dƣỡng nên tập trung vào: (i) Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong quản lý TSC trong khu vực HCSN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế Quốc tế; (ii) Hệ thống pháp luật về quản lý TSC trong khu vực HCSN; (iii) Quản lý Nhà nƣớc và phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với TSC trong khu vực HCSN; (iv) Tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn, định mức sử dụng TSC trong khu vực HCSN; (v) Định giá, bán đấu giá, thanh lý TSC trong khu vực HCSN.

Phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng:

- Có thể đào tạo tại chỗ, tức là đào tạo gắn với thực hành công việc, là đào tạo ngay tại vị trí đang làm việc hoặc sẽ làm việc, những cán bộ thực hiện công việc dƣới sự hƣớng dẫn của những cán bộ có kinh nghiệm, những cán bộ lãnh đạo. Ƣu điểm của cách làm này là nội dung liên quan rõ ràng đến công việc cụ thể. Mặt khác cách đào tạo này sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí cho việc tổ chức, chi phí thuê chuyên gia.

- Đào tạo, bồi dƣỡng không gắn với thực hành công việc. Đây là phƣơng thức đào tạo theo chƣơng trình ở ngoài cơ quan, nhƣ tổ chức các khoá học, tập huấn trao đổi kinh nghiệm, thăm quan trong và ngoài nƣớc. Hình thức này chủ yếu là ngắn hạn, bán tập trung hoặc tại chức. Để thực hiện phƣơng pháp này cần phải có các nguồn lực nhƣ : Đội ngũ giảng viên có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm; kinh phí đào tạo và hệ thống cơ sở vật chất nhƣ trƣờng, lớp.

Trên cơ sở và kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cần có quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ một các hợp lý, có hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ. Xây dựng quy chế hoạt động trong đó xác định rõ các chức danh cùng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các tiêu chuẩn để đảm đƣơng chức năng, nhiệm vụ đó, nhất là xác định nhiệm vụ cụ thể của từng chức năng từ đó có chƣơng trình đào tạo cho sát và thiết thực, tránh lãng phí tràn lan không hiệu quả. Cần phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, thái độ trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ công chức, chống lại biểu hiện vô cảm, chống quan liêu, tham nhũng, ngăn ngừa sự thoái hóa biến chất trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.

4.2.5. Tăng cường sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý TSC trong khu vực HCSN

Triển khai áp dụng phần mềm quản lý TSC tới tất cả các CQHC, ĐVSN. Ngoài ra còn cần tính đến khả năng kết nối với các chƣơng trình kế toán, dữ liệu thu chi NSNN để có số liệu chính xác, kịp thời. Chƣơng trình này là công cụ để quản lý TSC tại các đơn vị và sử dụng số liệu TSC lƣu trữ tại chƣơng trình này để kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng TSC ở các CQHC, ĐVSN theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

Số liệu của chƣơng trình phải đƣợc cơ quan tài chính các cấp sử dụng làm căn cứ để thẩm định dự toán và quyết toán kinh phí về đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSC hàng năm của các CQHC, ĐVSN.

Xây dựng website về TSC trong khu vực HCSN, trong đó đăng tải toàn bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý TSC; công khái tình hình quản lý TSC trong các Sở, ban, ngành, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị; công khai về tiêu chuẩn, định mức TSC của từng đơn vị, cơ quan; công khai những sai phạm về quản lý, sử dụng TSC trong khuc vực HCSN của từng đơn vị, cơ quan.

4.2.6. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý TSC

Phải thống nhất về nhận thức của các cấp, các ngành về nhiệm vụ của cơ quan quản lý TSC trong ngành Tài chính từ tỉnh đến xã không chỉ giúp chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về TSC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ hiện đang làm, mà phải thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với TSC trong khu vực HCSN.

Kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý TSC để giúp chính quyền các cấp thực hiện quyền sở hữu và quản lý Nhà nƣớc đối với TSC, cụ thể:

TSC trong khu vực HCSN do nhiều cơ quan, tổ chức quản lý và phân cấp cho chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về TSC. Do vậy hệ thống tổ chức quản lý Nhà nƣớc phải đƣợc hình thành ở các cấp và tổ chức quản lý TSC theo cơ chế thống nhất.

Phân định rõ quyền quản lý, sử dụng tài sản của các cấp (gắn với trách nhiệm), theo đó có loại tài sản cấp Quốc gia, có loại tài sản cấp tỉnh, có loại tài sản cấp huyện, có loại tài sản cấp xã. Tài sản cấp nào do cấp đó quyết định và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng sự phối hợp trong quản lý TSC trong khu vực HCSN giữa Sở tài chính với các sở, ngành và địa phƣơng. Phải quản lý chặt chẽ trong cả quá trình sử dụng.

Ở cấp tỉnh cần thống nhất việc quản lý TSC vào một đầu mối, do vậy cần duy trì mô hình Phòng Quản lý công sản giá thuộc Sở Tài chính.

Ở cấp huyện nên thành lập tổ quản lý TSC thuộc Phòng Tài chính huyện để giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về TSC trong khu vực HCSN.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương

Để quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN có hiệu quả nhƣ mục tiêu đề ra cần có sự hợp lực của các cấp, các ngành để tạo sức mạnh tổng hợp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo sự đổi mới về tƣ duy trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức những ngƣời tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, sử dụng tài sản.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành các văn bản pháp lý, nhằm điều chỉnh những văn bản không phù hợp với tình hình thực hiện thực tế hiện nay để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo quản lý nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN.

Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn , định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức , viên chức nhà nƣớc cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cụ thể: Trang bị thêm máy vi tính sách tay cho các chức danh : Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, phó trƣởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, phó chủ tịch UBND tỉnh, ủy viên thƣờng trực Hội đồng nhân dân tỉnh; các chánh văn phòng : Hội đồng nhân dân tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội; Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở và các chức danh tƣơng đƣơng.

Đề nghị tăng mức kinh phí tối đa lên 30% giá trị đã đƣợc quy định tại Quyết định số 170/2006/QFF-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ để thƣc hiện mua sắm trang thiết bị tài sản, phƣơng tiện làm việc cho phù hợp với biến động của giá cả thị trƣờng.

Đề nghị Bộ tài chính triển khai áp dụng phần mền quản lý TSC đến tất cả các đơn vị.

4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tuyên Quang

Đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN trong toàn tỉnh, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung về quản lý, sử dụng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong gian đoạn hiện nay. Tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành phối hợp với nhau tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc đầu tƣ, khai thác và bảo quản tài sản.

Xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm về sử dụng tài sản sai mục đích, vƣợt tiêu chuẩn định mức.

Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang đã đóng góp một phần quan trọng cho hoạt động của các CQHC, ĐVSN; góp phần phát triển khoa học công nghệ, phục vụ tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những kết quả đã đạt đƣợc khẳng định vai trò, vị trí của TSC trong khu vực HCSN trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Tuy nhiên trong quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số tồn tại do nguyên nhân từ hệ thống quản lý và đối tƣợng sử dụng đó là: hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng chƣa đồng bộ, tính pháp lý chƣa cao, có quy định chƣa phù hợp với thực tiễn, chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung; công tác quản lý TSC chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Còn có đối tƣợng sử dụng tài sản thiếu ý thức, tinh thần trách nhiệm, đôi khi sử dụng còn tuỳ tiện dẫn đến việc quản lý và sử dụng chƣa mang lại hiệu quả cao.

Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại kể trên, việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang cần có những giải pháp để đƣợc nâng cao góp phần mang lại hiệu quả trong quản lý và sử dụng, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Các giải pháp đó là:

Tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, xây dựng các hƣớng dẫn, quy định cụ thể về quản lý và sử dụng TSC trong khu vự HCSN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng TSC trong khu vực HCSN.

Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãnh phí trong việc quản lý TSC trong khu vực HCSN.

Cần nhanh chóng đƣa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý và sử dụng TSC.

Kiện toàn bộ máy quản lý TSC và đổi mới nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này.

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của TSC trong khu vực HCSN đối với sự phát triển của tỉnh, của đất nƣớc; với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các ngành chúng ta tin tƣởng rằng việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang sẽ đƣợc khắc phục những tồn tại và sẽ có những thay đổi để trong thời gian tới việc quản lý và sử dụng TSC có hiệu quả hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), hƣớng dẫn mẫu biểu thực hiện công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc và báo cáo số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc, thông tƣ số 07/2009/TT-BTC ngày 15/1/2009.

2. Bộ Tài chính (2010), hƣớng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, thông tƣ số 89/2010/TT- BTC ngày 16/6/2010.

3. Căn cứ Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của chính phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất; Thông tƣ số 29/2006/TT-BTC ngày 04/4/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của chính phủ về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất;

4. Chính phủ nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Quản Lý, sử dụng TSC, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009.

5. Cục quản lý công sản - Một số báo cáo về tình hình quản lý TSC ở Tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)