Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 63)

5. Bố cục của luận văn

3.4.Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh

dựng đƣợc quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị mình trong đó có một phần quy định về quản lý và sử dụng tài sản. Việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản đƣợc xây dựng cụ thể, chi tiết theo thẩm quyền bao gồm lập hồ sơ tài sản, hạch toán, ghi chép tài sản, quy định chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản. Có nhiều cơ quan đã phát huy đƣợc vai trò quản lý và sử dụng tài sản một cách hợp lý, đúng mục đích, mang lại hiệu quả trong hoạt động

Tuy nhiên ở một số cơ quan, đơn vị thực tế khi triển khai chƣa thực hiện đúng các bƣớc theo quy định, hoặc thực hiện chƣa đầy đủ. Có những tài sản trong quá trình sử dụng bỏ qua chế độ bảo dƣỡng, hoặc việc bảo dƣỡng không tuân thủ đúng chế độ, do ý thức chủ quan của con ngƣời. Việc sử dụng tài sản không tuân thủ quy định, gây lãng phí nhiên liệu hoặc vật tƣ văn phòng; sử dụng sai quy trình dẫn đến tình trạng hỏng máy móc, thiết bị.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ tài Chính, hàng năm các CQHC, ĐVSN có báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản tại đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên. Tuy nhiên theo quy định hiện nay báo cáo tập trung vào TSLV, PTĐL và các tài sản khác có gía trị từ 500 triệu đồng trở lên. Các tài sản còn lại do cơ quan, đơn vị sử dụng cập nhật quản lý, theo dõi tại chỗ.

3.4. Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.4.1. Kết quả đạt được

- Tỉnh Tuyên Quang đã ban hành, hƣớng dẫn kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đến các ngành, các địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đạt yêu cầu về quản lý TSC, xử lý tài sản công đúng cơ chế chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Nhà nƣớc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan đơn vị và địa phƣơng chủ động quản lý tài sản đƣợc giao.

- Các cơ quan đơn vị thuộc địa phƣơng quản lý đã thực hiện đúng qui định của nhà nƣớc về mua sắm, trang bị tài sản, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc cho các cơ quan theo đúng qui định. Việc trang bị tài sản và phƣơng tiện làm việc đã đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo các chức năng nhiệm vụ đƣợc giao của từng cơ quan đơn vị; tài sản , phƣơng tiện làm việc có chất lƣợng tốt, sử dụng lâu bền , tiết kiệm , có hiệu quả, đảm bảo từng bƣớc hiện đại hóa công sở.

- Việc mua sắm trang bị tài sản trang thiết bị làm việc cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan , đơn vị đã đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù chuyên môn của ngành, lĩnh vực hoạt động, tạo điều kiện cho cán bộ , công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao.

- Thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả TSC đã đƣợc thể hiện rõ trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của các cơ quan đơn vị, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp, trong toàn tỉnh đã có 07/785 đơn vị sự nghiệp đã đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn trong đó đơn vị sự nghiệp chƣa đƣợc giao quyền tự chủ là 778 đơn vị; trong đó đơn vị do ngân sách đảm bảo đƣợc toàn bộ chi phí hoạt động là 575 đơn vị, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động 198 đơn vị, hội nghề nghiệp có 05 hội. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ dịch vụ công các đơn vị sự nghiệp còn nhận thêm hợp đồng lao động, tạo công ăn việc làm cho các lao động trong tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị đã xác định đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình trong quản lý và sử dụng TSC. Thủ trƣởng đơn vị là ngƣời đứng đầu chịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý và sử dụng tài sản phục vụ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trên nguyên tắc sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng hiệu quả và tiết kiệm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị mình, thƣờng xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa định kỳ để tăng tuổi thọ của tài sản và phát huy tối đa công năng, hiệu quả của TSC.

- Toàn bộ TSC đƣợc các ngành, các cấp, các đơn vị quản lý, sử dụng ngày càng có hiệu quả. Sở Tài Chính đã nắm bắt đƣợc tình hình biến động tài sản từ việc đầu tƣ, mua sắm mới đến quá trình điều chuyển, thanh lý tài sản, biết rõ cơ cấu các loại tài sản hiện có trong toàn tỉnh cũng nhƣ tình hình tài sản nằm ở từng ngành, địa phƣơng và đơn vị là những loại tài sản gì, giúp cho việc phân tích, đánh giá về cơ cấu tài sản của từng đơn vị. Trên cơ sở có những căn cứ cụ thể để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản của từng đơn vị cũng nhƣ việc đầu tƣ, mua sắm theo kế hoạch hàng năm.

- Thông qua công tác quản lý cùng với hệ thống cơ chế chính sách đã lập lại trật tự quản lý thống nhất từ khâu đầu tƣ, mua sắm đến khâu cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn, điều chuyển, thanh lý tài sản.

- Công tác phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN đã có những chuyển biến tích cực thể hiện quyết tâm của các cấp chính quyền. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đƣợc triển khai tích cực. Công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đƣợc đẩy mạnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong quản lý TSC, chƣa quy định về việc thanh tra, kiểm tra, các hình thức vi phạm và các chế tài xử lý khi các CQHC, ĐVSN Vi phạm các quy định của Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Trong các văn bản cũng chƣa có quy định cụ thể chế độ khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, bảo vệ TSC trong khu vực HCSN.

- Công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chủ trƣơng chính của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ các quy định, phân cấp quản lý, sử dụng về TSC của tỉnh đã đƣợc ban hành nhƣng khi thực hiện lại chƣa thành công. Điển hình rõ nhất là những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN vẫn còn diễn ra nhƣ: đầu tƣ xây dựng trụ sở, mua sắm tài sản vƣợt tiêu chuẩn định mức.... sử dụng TSC không đúng quy trình nên chất lƣợng, tuổi thọ xuống cấp nhanh. Việc thanh lý tài sản ở một số cơ quan, đơn vị chƣa đúng quy định, gây thất thoát, lãng phí. Việc theo dõi tài sản, trích khấu hao chƣa chặt chẽ, hàng năm chƣa thực hiện đánh giá giá trị còn lại của tài sản, dẫn đến những bất cập trong quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Qua thực tế thấy việc chấp hành các cơ chế, chính sách về quản lý TSC trong khu vực HCSN của đối tƣợng trực tiếp sử dụng tài sản còn chƣa nghiêm, còn tình trạng đối phó. Tổ chức xử lý chƣa kiên quyết và thiếu kịp thời dẫn đến hiệu quả thấp, chƣa đủ sức đẩy lùi các tiêu cực, thất thoát trong quản lý, sử dụng. Tham ô 500.000đ thì bị xử lý hình sự, trong khi đó việc quản lý, sử dụng TSC có thể làm thoát thoát nhiều lần hơn thế thì chƣa có quy định về xử phạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dẫn đến tình trạng không xác định đƣợc trách nhiệm khi xẩy ra sai phạm. Chính điều này dẫn đến tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng TSLV.

- Việc phòng ngừa, đấu tranh chống tệ nạn thạm ô, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN đã đƣợc triển khai thực hiện, song hiệu quả chƣa cao.

- Việc đƣa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý, sử dụng tài sản trong khu vực HCSN còn hạn chế. Cho đến nay phần mềm quản lý TSC mới chỉ đƣợc nối mạng đến cấp huyện, còn lại tất cả các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan cấp tỉnh vẫn thực hiện việc báo cáo trên giấy, gây chậm chễ, thiếu chính xác, ảnh hƣởng đến việc quản lý.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân khách quan.

- TSC trong khu vực HCSN đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, hình thực sử dụng đa dạng. Vì vậy các chính sách, chế độ, quy định chƣa bao quát, chƣa điều chỉnh đƣợc hết tình hình phức tạp trong thực tế quản lý và sử dụng hiện nay.

- Việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trƣớc đây. Hình thức quản lý TSC trong khu vực HCSN mang nặng tính hành chính và chủ yếu quản lý bằng hiện vật. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và xu thế hội nhập quốc tế thì cơ chế chính sách còn chƣa bao quát hết quá trình vận động của TSC trong khu vực HCSN. Việc buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra kiểm soát đối với TSC trải qua thời kỳ dài của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã thành thói quen, do đó việc chuyển biến cả về tƣ tƣởng, nhận thức và tổ chức thực hiện là cả một quá trình lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ngày 18//2006 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn , định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức viên chức nhà nƣớc đã đƣợc xây dựng từ năm 2006 nên đến nay có một số định mức không còn phù hợp, do giá cả thị trƣờng luôn biến động nên việc qui định kinh phí tối đa cho việc mua sắm tài sản theo định mức gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống các văn bản về quản lý, sử dụng, tiêu chuẩn định mức còn thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời. Luật quản lý và sử dụng TSNN có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009, trên cơ sở đó CP ban hành nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý và sử dụng TSNN, Bộ Tài chính có thông tƣ hƣớng dẫn số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 quy định thực hiện một số nội dung của nghị định 52/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên cho mãi đến ngày 14/1/2011 Bộ Tài chính mới có thông tƣ số 06/2011/TT-BTC ngày 14/1/2011 Sửa đổi, bổ sung thông tƣ số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 hƣỡng dẫn thực hiện quyết định số 59/2007/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý. sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nƣớc, ĐVSN công lập. Ngày 30/9/2010 mới có quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan nhà nƣớc ĐVSN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy nhận thấy rằng thời gian để ra một văn bản pháp lý là quá dài, làm ảnh hƣởng đến quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó trong những năm gần đây kinh tế nƣớc ta trên đƣờng hội nhập, phát triển, giá cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng nhanh do ảnh hƣởng của lạm phát, nhƣng quy định về tiêu chuẩn, định mức chƣa đƣợc sửa đổi kịp thời, dẫn đến tình trạng trong quá trình thực hiện quản lý và sử dụng tài sản còn vƣợt định mức, tiêu chuẩn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác giám sát kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc. Chính quyền các cấp chƣa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình và chƣa thực sự quan tâm tới công tác này. Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN. Việc nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC chƣa tƣơng xứng với bản chất của nó nên chƣa ban hành đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách để thống nhất quản lý TSC trong khu vực HCSN và thiếu quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, trong thời gian qua các chính quyền, địa phƣơng, đơn vị chƣa quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong khu vực HCSN.

- Chuyển biến nhận thức về quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN của các cơ quan, đơn vị còn chậm. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN còn hạn chế về mặt tƣ duy bao cấp, nhận thức về việc quản lý TSC trong khu vực HCSN còn đơn giản, thiếu trách nhiệm vì vậy việc quản lý, sử dụng chƣa có bƣớc đột phá phù hợp với cơ chế thị trƣờng và cơ chế quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức viên chức trực tiếp quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Một số ít cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của cấp huyện còn hạn chế, chƣa chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt tại các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản chƣa có cán bộ chuyên trách công việc này, trách nhiệm trong quản lý và sử dụng phân công chƣa cụ thể, rõ ràng.

- Năng lực của một số ít cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Tuyên Quang còn hạn chế. Hiện nay đội ngũ này ở các cơ quan đơn vị không có cán bộ chuyên trách mà do bộ phận kế toán hoặc do bộ phận hành chính quản trị kiêm nhiệm, đối với cấp Huyện cũng chƣa có cán bộ quản lý TSC mà do phòng tài chính cấp Huyện thực hiện. Bởi vậy cũng có nhiều hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện quản lý TSC trong đơn vị, địa phƣơng. Phòng quản lý công sản giá của Sở Tài chính là phòng chuyên môn thuộc Sở có chức năng giúp Giám đốc Sở trong việc quản lý tài sản công trên địa bàn, công việc nhiều, đòi hỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý. Thực tế phòng bố trí 09 cán bộ, đa phần còn rất trẻ họ có năng lực tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

TỈNH TUYÊN QUANG

4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Quan điểm

Xuất phát từ thực tế, việc hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng hệ thống quản lý TSC trong khu vực HCSN đảm bảo yêu cầu tăng cƣờng quản lý TSC trên cơ sở pháp luật.

Hai là, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tƣ, mua sắm, quản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 63)