5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
*Nguyên nhân khách quan.
- TSC trong khu vực HCSN đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, hình thực sử dụng đa dạng. Vì vậy các chính sách, chế độ, quy định chƣa bao quát, chƣa điều chỉnh đƣợc hết tình hình phức tạp trong thực tế quản lý và sử dụng hiện nay.
- Việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trƣớc đây. Hình thức quản lý TSC trong khu vực HCSN mang nặng tính hành chính và chủ yếu quản lý bằng hiện vật. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và xu thế hội nhập quốc tế thì cơ chế chính sách còn chƣa bao quát hết quá trình vận động của TSC trong khu vực HCSN. Việc buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra kiểm soát đối với TSC trải qua thời kỳ dài của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã thành thói quen, do đó việc chuyển biến cả về tƣ tƣởng, nhận thức và tổ chức thực hiện là cả một quá trình lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ngày 18//2006 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn , định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức viên chức nhà nƣớc đã đƣợc xây dựng từ năm 2006 nên đến nay có một số định mức không còn phù hợp, do giá cả thị trƣờng luôn biến động nên việc qui định kinh phí tối đa cho việc mua sắm tài sản theo định mức gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống các văn bản về quản lý, sử dụng, tiêu chuẩn định mức còn thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời. Luật quản lý và sử dụng TSNN có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009, trên cơ sở đó CP ban hành nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý và sử dụng TSNN, Bộ Tài chính có thông tƣ hƣớng dẫn số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 quy định thực hiện một số nội dung của nghị định 52/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên cho mãi đến ngày 14/1/2011 Bộ Tài chính mới có thông tƣ số 06/2011/TT-BTC ngày 14/1/2011 Sửa đổi, bổ sung thông tƣ số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 hƣỡng dẫn thực hiện quyết định số 59/2007/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý. sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nƣớc, ĐVSN công lập. Ngày 30/9/2010 mới có quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan nhà nƣớc ĐVSN.
Nhƣ vậy nhận thấy rằng thời gian để ra một văn bản pháp lý là quá dài, làm ảnh hƣởng đến quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó trong những năm gần đây kinh tế nƣớc ta trên đƣờng hội nhập, phát triển, giá cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng nhanh do ảnh hƣởng của lạm phát, nhƣng quy định về tiêu chuẩn, định mức chƣa đƣợc sửa đổi kịp thời, dẫn đến tình trạng trong quá trình thực hiện quản lý và sử dụng tài sản còn vƣợt định mức, tiêu chuẩn.
* Nguyên nhân chủ quan
- Công tác giám sát kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc. Chính quyền các cấp chƣa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình và chƣa thực sự quan tâm tới công tác này. Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN. Việc nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC chƣa tƣơng xứng với bản chất của nó nên chƣa ban hành đồng bộ, kịp thời các cơ chế, chính sách để thống nhất quản lý TSC trong khu vực HCSN và thiếu quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, trong thời gian qua các chính quyền, địa phƣơng, đơn vị chƣa quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong khu vực HCSN.
- Chuyển biến nhận thức về quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN của các cơ quan, đơn vị còn chậm. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN còn hạn chế về mặt tƣ duy bao cấp, nhận thức về việc quản lý TSC trong khu vực HCSN còn đơn giản, thiếu trách nhiệm vì vậy việc quản lý, sử dụng chƣa có bƣớc đột phá phù hợp với cơ chế thị trƣờng và cơ chế quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức viên chức trực tiếp quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN chƣa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Một số ít cán bộ làm công tác quản lý tài sản công của cấp huyện còn hạn chế, chƣa chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt tại các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản chƣa có cán bộ chuyên trách công việc này, trách nhiệm trong quản lý và sử dụng phân công chƣa cụ thể, rõ ràng.
- Năng lực của một số ít cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Tuyên Quang còn hạn chế. Hiện nay đội ngũ này ở các cơ quan đơn vị không có cán bộ chuyên trách mà do bộ phận kế toán hoặc do bộ phận hành chính quản trị kiêm nhiệm, đối với cấp Huyện cũng chƣa có cán bộ quản lý TSC mà do phòng tài chính cấp Huyện thực hiện. Bởi vậy cũng có nhiều hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện quản lý TSC trong đơn vị, địa phƣơng. Phòng quản lý công sản giá của Sở Tài chính là phòng chuyên môn thuộc Sở có chức năng giúp Giám đốc Sở trong việc quản lý tài sản công trên địa bàn, công việc nhiều, đòi hỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý. Thực tế phòng bố trí 09 cán bộ, đa phần còn rất trẻ họ có năng lực tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP