Mô hình quản lý TSC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 53)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Mô hình quản lý TSC

Mô hình quản lý TSC trong khu vực HCSN đƣợc tổ chức từ cấp tỉnh đến các đơn vị sử dụng tài sản. Tính đến nay Tuyên Quang có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 06 Huyện với 141 xã, phƣờng, thị trấn. Trong toàn tỉnh có tổng số 785 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức do UBND tỉnh thành lập: 317 đơn vị, Tổ chức do UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập: 461 đơn vị, Tổ chức do cấp khác thành lập: 02 (Trƣờng Đại học Tân Trào do Bộ Giáo dục và đào tạo thành lập; trƣờng cao đẳng nghề kỹ thuật-công nghiệp Tuyên Quang do Bộ lao động thƣơng binh và xã hội thành lập), hội nghề nghiệp: 05 hội. Đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25/4/2006 của Chính Phủ: Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn : 07 đơn vị; đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ : 778 đơn vị; Trong đó đơn vị do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động 575 đơn vị, đơn vị tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động 203 đơn vị; trong đó đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo 506 đơn vị chiếm 64 % tổng số đơn vị sự nghiệp; số đơn vị sự nghiệp y tế là 177 đơn vị chiếm 23 % tổng số đơn vị sự nghiệp; số đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch là 23 đơn vị chiếm 3 % tổng số đơn vị sự nghiệp; số đơn vị sự nghiệp khác là 79 đơn vị chiếm 10 % tổng số đơn vị sự nghiệp. Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ- CP và nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hƣớng tinh gọn, giảm đầu mối và thực hiện chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, cơ bản khắc phục các nhiệm vụ trồng chéo, trùng lắp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính các cấp. Với hệ thống tổ chức các cơ quan đơn vị HCSN nhƣ trên, mỗi cấp, mỗi cơ quan đơn vị đều đƣợc giao quản lý TSC theo các cấp hành chính tƣơng ứng.

Mô hình tổ chức quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang đƣợc thể hiện ở sơ đồ 3.1. Mô hình cho thấy:

- UBND tỉnh thống nhất quản lý TSC thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng. UBND tỉnh có nhiệm vụ sau đây: (1) Quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dƣỡng, điều chuyển , thu hồi, thanh lý , bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ TSC; (2) Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và BTC về tình hình quản lý TSC; (3) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý TSC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang

- Sở Tài Chính (trực tiếp là phòng quản lý công sản giá) có nhiệm vụ sau:

+ Hƣớng dẫn các CQHC, ĐVSN thuộc tỉnh thực hiện chế độ quản lý TSC;

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan trong tỉnh trình UBND Tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC;

+ Thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định về nhu cầu đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển đổi sở hữu TSC;

UBND Tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Kiểm tra, xử lý hoặc trình UBND tỉnh xử lý các vƣớng mắc về quản lý TSC;

+ Hằng năm báo cáo BTC về quản lý, sử dụng, tình hình tăng , giảm TSC trong toàn tỉnh.

- Các Sở, cơ quan ngang sở, cơ quan Đảng, Đoàn thể, tổ chức xã hội, UBND cấp huyện có trách nhiệm: (1) Trực tiếp quản lý, sử dụng TSC; (2) Quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dƣỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, tiêu huỷ TSC thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh; (3) Hằng năm báo cáo STC về tình hình quản lý, sử dụng, tăng, giảm TSC thuộc phạm vi quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 53)