Kinh nghiệm quản lý TSC khu vực hành chính sự nghiệp ở một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý TSC khu vực hành chính sự nghiệp ở một số

tỉnh trong nƣớc

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Theo Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSC của tỉnh Hƣng Yên, đến nay tỉnh Hƣng Yên đã định danh đƣợc 961 mã đơn vị vào Chƣơng trình quản lý đăng ký tài sản nhà nƣớc, phần mềm của cục quản lý tài sản công - BTC.

Đối với PTĐL: Có sự quản lý linh hoạt trong việc đầu tƣ mua mới, việc điều chuyển nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và cả điều chuyển từ cấp trên về tỉnh. Cụ thể đầu năm 2011, tỉnh đã tổ chức mua mới 10 chiêc xe ô tô phục vụ công tác. Các xe trên đều đƣợc ký hợp đồng và tổ chức mua xe trƣớc ngày 24/02/2011 (ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP). Tháng 5 năm 2011 tỉnh Hƣng Yên đƣợc tiêp nhận 1 chiêc xe ô tô điều chuyển từ Văn phòng Chính phủ. Điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trong tỉnh là 07 xe ô tô từ nơi thừa so với tiêu chuẩn, định mức sang nơi thiếu so với tiêu chuẩn, định mức.

Đối với trụ sở làm việc có sự sắp xếp, thay đổi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị làm việc và giao dịch của ngƣời dân. Năm 2011 tỉnh Hƣng Yên thực hiện thanh lý 816 m2 gồm 2 trụ sở cũ không sử dụng đƣợc và để giải phóng mặt bằng xây dựng các khu làm việc mới.

Năm 2011, UBND tỉnh Hƣng Yên cũng đã ban hành Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 quy định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức; đồng thời có Công văn số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1874/UBND-TH ngày 02/11/2011 chỉ đạo việc mua sắm tài sản thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP; Sở Tài chính đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện việc kê khai báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại đơn vị và tình hình tăng giảm tài sản trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo, năm 2011 Sở Tài chính tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức lớp tập huấn hƣớng dẫn nghiệp vụ cho đối tƣợng là chủ tài khoản, các bộ kế toán tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý tài chính kế toán, ngân sách và quản lý tài sản nhà nƣớc. Thông qua lớp tập huấn nghiệp vụ, việc quản lý TSC của các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc theo dõi, hạch toán mọi biến động về số lƣợng và giá trị tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng quy định. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp đƣợc giao quản lý, sử dụng TSC hầu hết đều chấp hành đúng quy định về lập hồ sơ quản lý tài sản, thực hiện các trình tự thủ tục về đầu tƣ, mua sắm, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý TSC đúng thẩm quyền, theo trách nhiệm đã đƣợc phân cấp.

Đặc biệt, việc mua sắm, quản lý và sử dụng TSC tại các đơn vị HCSN đã đƣợc chú trọng, từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và tăng cƣờng công tác quản lý dựa trên những chính sách, chế độ đã quy định. Năm 2011, thông qua việc đấu thầu mua sắm tập trung, ngành Giáo dục mua sắm 12,31 tỷ đồng trang thiết bị dạy học, tiết kiệm đƣợc 872,55 triệu đồng, ngành Y tế mua sắm 173,69 tỷ đồng tiền thuốc, vật tƣ, hoá chất phục vụ cho các bệnh viện, tiết kiệm đƣợc 21,15 tỷ đồng.

Công tác kê khai, đăng ký TSC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia đƣợc UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo, đến nay đã hoàn thành 100% tiến độ. Tính đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày 31/12/2011, tỉnh Thái Bình có 6.227 tài sản với tổng giá trị hơn 5.965 tỷ đồng, bao gồm các tài sản là đất, nhà, xe ô tô và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ kê toán từ 500 triệu đồng trở lên.

Để nâng cao công tác quản lý, sử dụng TSC, Sở Tài chính cũng kiến nghị Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng các tài sản là máy móc, thiêt bị văn phòng, phƣơng tiện làm việc, dụng cụ chuyên môn,...đối với đơn vị sự nghiệp công lập để việc quản lý tài sản nhà nƣớc tiêt kiệm và hiệu quả hơn.

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau

Theo báo cáo kê khai tài sản nhà nƣớc và tình hình quản lý, sử dụng TSC của các cơ quan HCSN, năm 2011 tỉnh Cà Mau đã triển khai toàn diện công tác quản lý, sử dụng TSC.

Tỉnh đã ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng TSC. Ngày 12/11/2010 UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cà Mau. Theo đó ngày 25/11/2010, Sở Tài chính Cà Mau có Công văn số 1404/STC- GCS hƣớng dẫn quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cà Mau.

Tình hình quản lý, sử dụng TSC đƣợc triển khai quán triệt tiết kiệm, hiệu quả. Năm 2011 STC đã thẩm định trình UBND tỉnh xem xét trang bị thiết bị văn phòng cho 19 đơn vị với giá trị trang cấp trên 2,2 tỷ đồng, có 21 lƣợt đơn vị thanh lý tài sản với tổng nguyên giá trên 10 tỷ đồng, giá trị còn lại gần 1,8 tỷ đồng. Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh bán đấu giá, điều chỉnh giá bán cho 05 trƣờng hợp với giá khởi điểm gần 19,6 tỷ đồng.

Công việc báo cáo, kê khai định kỳ TSC luôn đƣợc quan tâm và thực hiện kịp thời. Tính đến 31/12/2011 STC đã cập nhật vào Phần mềm Quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đăng ký TSNN. Tổng nguyên giá đầu kỳ là trên 5.072 tỷ đồng, tổng nguyên giá tăng trong kỳ là trên 94 tỷ đồng, số giảm trong kỳ là gần 600 triệu đồng và tổng nguyên giá cuối kỳ là trên 5.266 tỷ đồng.

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Tuyên Quang

Với đặc điểm chung là phong phú về chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau, đƣợc giao trực tiếp cho các ngành, các cơ quan đơn vị trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động của quản lý nhà nƣớc. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN của một số tỉnh bạn có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Tuyên Quang đó là:

Một là, Thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù, đối với một số ban ngành, địa phƣơng, nâng cao hiệu quả việc quản lý TSC trong khu vực HCSN là vấn đề rất cần thiết. Nhờ có hệ thống pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tƣợng sử dụng.

Hai là, Về nguyên tắc hiệu qủa, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN. Theo nguyên tắc này mọi quyết định đầu tƣ xây dựng mua sắm, sử dụng, khai thác và thanh lý TSC trong khu vực HCSN phải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá, phải công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đây là cơ chế quản lý hiệu quả để xác định kết quả công việc và cơ chế này sẽ khiến những ngƣời đƣợc giao trách nhiệm quản lý tài sản phải đƣa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là, Về phân cấp trong quản lý TSC trong khu vực HCSN: Nhìn chung, tại các tỉnh đều giao quyền quản lý TSC trong khu vực HCSN cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị. Ở Tuyên Quang cũng vậy phân cấp quản lý TSC để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm của TSC đồng thời cũng đƣợc xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế: quyền quyết định đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm, xử lý TSC đƣợc phân cấp cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, bởi vì họ là ngƣời biết rõ nhất họ cần tài sản gì, có nên tiếp tục sử dụng tài sản đó hay không, có nên sửa chữa hay thanh lý tài sản, tránh hiện tƣợng mạnh ai ngƣời đó trang bị tùy theo ý muốn của mình, tùy thuộc vào khả năng kinh phí của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thƣớc đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công của từng đơn vị

Bốn là, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc. Xuất phát từ “Tài sản công là tài sản đƣợc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc ….” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo (trừ một số trƣờng hợp cá biệt) do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc, hay nói một cách khác là quản lý tài sản công là quản lý ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc chuyển hóa thành hiện vật - tài sản, vì vậy, chính sách, chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phù hợp với qui định về quản lý ngân sách nhà nƣớc, việc trang bị tài sản công cho các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp phải phù hợp với khả năng của ngân sách và đƣợc lập dự toán, chấp hành dự toán theo qui định của pháp luật về ngân sách của tỉnh đã đƣợc Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang”, những câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là:

- Quản lý TSC trong khu vực HCSN bao gồm những nội dung nào? Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý TSC trong khu vực HCSN?

- Thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua nhƣ thê nào? Tuyên Quang đã đạt đƣợc kết quả gì trong quản lý TSC trong khu vực HCSN? Việc quản lý TSC đã có hiệu quả hay chƣa?

- Công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang còn tồn tại những hạn chế gì, nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?

- Tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét đánh giá vấn đề nghiên cứu một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách khách quan và phân tích hiện tƣợng, sự việc logíc và khoa học, gắn với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ các cơ chế chính sách của nhà nƣớc, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan và ý thức trách nhiệm của ngƣời quản lý, sử dụng.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thu thập tài liệu

Số liệu dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn chủ yếu đƣợc thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu: giáo trình, văn bản pháp luật, sách báo, các công trình nghiên cứu có liên quan.

Bên cạnh đó số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn còn bao gồm tình hình quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang, quá trình đầu tƣ, mua sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản qua các năm từ 2009 đến 2013 theo số liệu báo cáo thu thập tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính Tỉnh Tuyên Quang.

Tài liệu thu thập đƣợc gồm: Các tài liệu thống kê về liên quan đến công tác quản lý và tình hình thực tế tài sản.

Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009- 2013.

Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, các công trình nghiên cứu, dự án đƣợc thực hiện trên địa bàn và các tài liệu khác có liên quan.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành phân tích thực trạng công tác quản, sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.

- Phương pháp xử lý thông tin

Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số phần trăm và lập thành các bảng biểu số liệu để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn.

- Phương pháp phân tích thông tin, số liệu: Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tiến hành phân tích số liệu tuyệt đối qua các năm nhƣ: phân tích số liệu đầu tƣ, mua sắm, số liệu điều chuyển, thanh lý tài sản qua các năm.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá: Luận văn thực hiện phƣơng pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra đƣợc từ đó đƣa ra đánh giá và những giải pháp cho việc hoàn thiện quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định sát thực. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

Trong đề tài áp dụng phƣơng pháp này để phỏng vấn các công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo làm việc trong các CQHC và ĐVSN. Nội dung phỏng vấn về việc đánh giá quá trình đầu tƣ, mua sắm và quản lý, sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TSC; các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng TSC; nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sau đây:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng của địa phƣơng về TSC trong khu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)