Bất cập trong quy định về định giá quyền Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Bất cập trong quy định về định giá quyền Sở hữu trí tuệ

* Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về định giá quyền SHTT, nhưng các quy phạm lại không thống nhất với nhau (thậm chí còn mâu thuẫn với nhau), như vậy cho đến thời điểm này chưa có một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất quy định việc định giá quyền SHTT.

Thiếu hụt lớn nhất của pháp luật Việt Nam về quyền SHTT là chưa có một quy định đồng bộ và chi tiết về việc thương mại hóa quyền SHTT đặc biệt là các quy định về định giá quyền SHTT. Hiện nay việc định giá quyền SHTT ở Việt Nam chưa được ghi nhận thống nhất trong một văn bản pháp luật nào. Đã có một số văn bản pháp luật ghi nhận về việc định giá quyền SHTT nhưng các văn bản này hầu như là không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá quyền SHTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức hạch toán kế toán đối với tài sản vô hình.

97

- BLDS chưa có một quy định nào về việc định giá quyền SHTT.

- Luật SHTT là văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT cũng chưa có một quy định nào về việc định giá quyền SHTT.

- Quy định về định giá quyền SHTT nằm rải rác trong các văn bản pháp luật như LDN 2005, Chuẩn mực kế toán số 04, Thông tư 146/2007/TT-BTC, Thông tư 203/2009/TT-BTC.

* Việc sử dụng các thuật ngữ trong các văn bản pháp luật có liên quan tới việc định giá quyền SHTT là chưa thống nhất.

- Do được ban hành vào trước năm 2005 khi Luật SHTT ra đời nhưng hiện tại vẫn còn đang có hiệu lực pháp luật nên Chuẩn mực kế toán số 04 vẫn còn sử dụng các thuật ngữ cũ chưa thống nhất với Luật SHTT như các thuật ngữ: “bằng sáng chế, bản quyền, phần mềm máy vi tính, nhãn hiệu hàng hóa”. Hơn thế nữa “bằng sáng chế” hay chính xác hơn là “bằng độc quyền sáng chế” chỉ là một văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin về chủ sở hữu sáng chế, tên tác giả, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ.

“Bằng độc quyền sáng chế” không phải là một đối tượng của quyền SHTT và nó cũng không là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo như quy định của Chuẩn mực kế toán số 04. Do vậy, “sáng chế” mới là TSCĐ vô hình theo như quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 chứ không phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin liên quan đến sáng chế được bảo hộ.

- Thông tư 203/2009/TT-BTC có sử dụng thuật ngữ “bằng sáng chế phát minh” là một trong những đối tượng của TSCĐ vô hình. Tuy nhiên, trong luật SHTT lại không tồn tại thuât ngữ “bằng sáng chế phát minh” này mà chỉ sử dụng thuật ngữ “bằng độc quyền sáng chế” là văn bằng bảo hộ đối với sáng chế. Điều đáng nói ở đây là Thông tư 203/2009/TT-BTC được ban hành vào 20.10.2009 tức là sau khi ban hành Luật SHTT được sửa đổi, bổ

98

sung vào ngày 19.6.2009 mà vẫn có sự sử dụng không đúng thuật ngữ so với Luật SHTT. Hơn thế nữa “bằng độc quyền sáng chế” được coi là thuật ngữ có nội hàm tương đương với “bằng sáng chế phát minh” sử dụng trong Thông tư này không được coi là TSCĐ vô hình như đã phân tích mà chỉ có

“sáng chế” là đối tượng của quyền SHTT và là TSCĐ vô hình.

Ngoài ra, trong Thông tư này đã sử dụng thuật ngữ “giống cây trồng”

“vật liệu nhân giống” để chỉ các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng. Việc sử dụng thuật ngữ trên cũng không chuẩn xác so với quy định của Luật SHTT. Theo như quy định của Luật SHTT thì đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là “vật liệu nhân giống”“vật liệu thu hoạch”.

- Trong Thông tư 146/2007/TT-BTC quy định về giá trị thương hiệu:

Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...).

Theo như quy định trên đây chúng ta thấy xuất hiện 2 thuật ngữ “nhãn hiệu”“nhãn mác”. “Thương hiệu” bao gồm “nhãn hiệu”“tên thương mại”. Giá trị “thương hiệu” được xác định trên cơ sở chi phí thực tế cho việc sáng tạo, xây dựng và bảo vệ “nhãn mác”“tên thương mại”. Do đó có thể hiểu rằng 2 thuật ngữ “nhãn hiệu”“nhãn mác” được sử dụng với cùng một nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế 2 thuật ngữ này lại là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Trong pháp luật Việt Nam không có quy định về “nhãn mác” do

99

đó không thể coi “nhãn hiệu”“nhãn mác” theo như cách hiểu của Thông tư 146/2007/TT-BTC được.

- Luật SHTT là văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT đã ghi nhận

“nhãn hiệu”“tên thương mại” là 2 đối tượng được bảo hộ quyền SHTT theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng pháp luật về SHTT không ghi nhận “thương hiệu” gồm “nhãn hiệu”“tên thương mại” (theo quy định của Thông tư 146/2007/TT-BTC) là đối tượng bảo hộ của Luật SHTT và các nghị định hướng dẫn thi hành. Điều này đã gây một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp khi tiến hành định giá do sự không đồng nhất trong quy định của luật.

* Bất cập trong các quy định pháp luật về định giá quyền SHTT:

- LDN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP ghi nhận việc góp vốn bằng quyền SHTT. Tuy nhiên, 2 văn bản pháp luật trên lại cũng chưa có quy định cụ thể về việc định giá quyền SHTT để góp vốn vào doanh nghiệp.

Theo Điều 30 LDN thì quyền SHTT là một trong những loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp và khi đem góp vốn thì nó cần được định giá để xác định giá trị tại thời điểm góp vốn.

+ Khi góp vốn để thành lập doanh nghiệp, quyền SHTT được góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí (100% phiếu thuận).

Với quy định tại Khoản 2 Điều 30 LDN thì các thành viên sáng lập nên doanh nghiệp sẽ là những người trực tiếp định giá quyền SHTT. Nhưng họ là những người có thể là chưa có bất cứ một kiến thức nào về các phương pháp định giá để xác định đúng giá trị của quyền SHTT là tài sản đem góp vốn trên. Việc định giá trên có thể hoàn toàn dựa trên sự cảm tính chứ không phụ thuộc vào một tính toán cụ thể dựa trên các yếu tố thị trường, chi phí hay lợi nhuận của quyền SHTT đó. Do đó, sẽ dẫn tới 2 trường hợp:

100

 Quyền SHTT được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn.

Điều này sẽ tạo nên sự thua thiệt của chủ sở hữu của quyền SHTT khi mang nó góp vốn vào doanh nghiệp vì sự đánh giá không đúng giá trị của quyền SHTT đó. Từ đó họ sẽ nhận được phần vốn góp trong doanh nghiệp ít hơn so với phần vốn góp thực tế mà họ đáng được hưởng. Từ đó các quyền và lợi ích được hưởng như việc hưởng cổ tức sẽ bị giảm đi hoặc các quyền theo như khoản 2 Điều 79 LDN (trong trường hợp quyền SHTT có giá trị bằng hoặc lớn hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông của CTCP mà lại bị định giá thấp hơn 10%) sẽ không còn.

 Quyền SHTT được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn.

Khoản 2 Điều 30 LDN đã quy định về trách nhiệm của các thành viên, cổ đông sáng lập trong việc định giá quyền SHTT cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm kết thúc định giá. Tuy nhiên đây chỉ là chế tài áp dụng đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khi doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc bị phá sản. Nhưng đối với việc định giá cao hơn giá trị thực tế thì pháp luật lại không có chế tài trừng phạt đối với việc định giá cao đó. Ngoài ra việc định giá tài sản góp vốn cao sẽ làm cho vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng từ đó làm cho các đối tác của doanh nghiệp sẽ nhầm tưởng về năng lực của doanh nghiệp.

+ Khi doanh nghiệp đang hoạt động, người góp vốn muốn góp vốn bằng quyền SHTT của mình vào doanh nghiệp thì việc định giá quyền SHTT là do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do 1 tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

101

 Quyền SHTT được định giá bởi thỏa thuận của doanh nghiệp và người góp vốn.

 Doanh nghiệp ở đây là một pháp nhân, nên không thể tự nó tiến hành thỏa thuận góp vốn với người góp vốn được. Do đó, muốn có sự thỏa thuận định giá thì phải là sự thỏa thuận của các thành viên hoặc cổ đông trong doanh nghiệp và người góp vốn. Tuy nhiên việc chỉ ra cá nhân nào hoặc một nhóm người nào hay tất cả các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp có khả năng thỏa thuận với người góp vốn trong việc định giá quyền SHTT vẫn chưa được nêu rõ. Và nếu chỉ là 1 cá nhân hay 1 nhóm người đại diện để thỏa thuận việc định giá thì liệu có là sự đồng thuận của các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp về việc thỏa thuận đó hay không?

 Các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp và người góp vốn có thể là những người chưa có các kiến thức đầy đủ về định giá quyền SHTT. Do đó sẽ xảy ra trường hợp định giá không đúng giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm góp vốn như trường hợp đã nêu ở trên.

 Quyền SHTT được định giá bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp Việc định giá quyền SHTT thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp nơi mà có những người được đào tạo và có nghiệp vụ về định giá sẽ định giá đúng với giá trị thực tế của quyền SHTT hơn là các cá nhân không có hoặc chưa có đầy đủ các kiến thức về định giá. Tuy nhiên với bản chất vô hình của quyền SHTT mà việc định giá loại tài sản này đôi khi cũng gây khó khăn cho chính cả những người có nghiệp vụ chuyên môn sâu về định giá. Khoản 3 Điều 30 LDN quy định “trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận”. Quy định này nhằm để tạo sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và người góp vốn về giá trị của quyền SHTT khi được bên thứ 3 là tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Ngoài ra còn thể hiện được quyền năng rất lớn

102

của doanh nghiệp và người góp vốn trong việc điều chỉnh giá trị của quyền SHTT sau khi tổ chức định giá chuyên nghiệp đã định giá khi họ thấy việc định giá đó chưa hợp lý. Điều luật này cũng đã nêu ra chế tài đối với việc định giá quyền cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn: “Người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Chế tài này được thực hiện đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khi doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Tuy nhiên quy định trên cũng không quy định rõ ràng trường hợp nào “người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, trường hợp nào

“tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” phải liên đới chịu những chế tài trên? Khi nào mà cả 3 chủ thể trên đều phải liên đới chịu trách nhiệm về những chế tài đó? Luật cần phải phân định rõ các trường hợp:

 Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp đã định giá đúng giá trị thực tế của quyền SHTT tại thời điểm định giá, song người góp vốn và doanh nghiệp không chấp thuận với việc định giá đó và định giá cao hơn so với giá trị thực tế của quyền SHTT. Khi đó, người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cho những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính quy định tại Khoản 3 Điều 30 LDN.

 Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá quyền SHTT cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm định giá, người góp vốn và doanh nghiệp cũng chấp thuận việc định giá trên thì tổ chức định giá chuyên nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính quy định tại Khoản 3 Điều 30 LDN. Nếu trong trường hợp người góp vốn và doanh nghiệp biết rõ ràng về giá trị của quyền SHTT được định giá

103

cao hơn với giá trị thực tế của quyền SHTT được góp vốn song vẫn chấp thuận với việc định giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp thì cả 3 chủ thể trên phải liên đới chịu trách nhiệm cho các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính.

- Mâu thuẫn trong quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư 146/2007/TT-BTC về việc coi “thương hiệu” có là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp hay không?

Theo quy định của Thông tư 146/2007/TT-BTC thì giá trị của “thương hiệu” (bao gồm “nhãn hiệu”“tên thương mại”) được tính vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Như vậy, theo quy định này thì “thương hiệu”

là một trong những tài sản được phép hạch toán để tạo nên giá trị của doanh nghiệp khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang CTCP. Tuy nhiên, trong Chuẩn mực kế toán số 04 lại không quy định “thương hiệu” là TSCĐ để được định giá và hạch toán để tính vào giá trị doanh nghiệp.

- Mâu thuẫn giữa những quy định pháp luật về các loại TSCĐ vô hình là các đối tượng của quyền SHTT trong Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư 203/2009/TT-BTC.

Theo Chuẩn mực kế toán số 04 thì các đối tượng của quyền SHTT được coi là TSCĐ vô hình là: sáng chế, quyền tác giả, phần mềm máy tính và nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu đó không phải được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp như nhãn hiệu đó được mua lại, góp vốn… thì sẽ được coi là TSCĐ vô hình). Như vậy, chỉ có 1 số các đối tượng của quyền SHTT mới được coi là TSCĐ vô hình. Nhưng trong Thông tư 203/2009/TT-BTC tại Khoản 2 Điều 4 quy định tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều được coi là TSCĐ vô hình và từ đó là cơ sở để hạch toán trong doanh nghiệp. Đây chính là mâu thuẫn rất lớn và sẽ dẫn tới tình trạng khó áp dụng luật khi hạch toán các TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.

104

- Mâu thuẫn trong quy định coi “chỉ dẫn địa lý” là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp để hạch toán giá trị.

Thông tư 203/2009/TT-BTC tại điểm b Khoản 1 Điều 6 đã quy định

“chỉ dẫn địa lý” là một loại TSCĐ vô hình của doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc coi “chỉ dẫn địa lý”

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)