Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 129)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa

hóa quyền Sở hữu trí tuệ

3.3.1. Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ quyền Sở hữu trí tuệ

3.3.1.1. Thống nhất những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu

 Để khắc phục những mâu thuẫn giữa các quy định của BLDS 2005 và Luật SHTT thì cần có một nghị định hướng dẫn thi hành BLDS và Luật SHTT (cụ thể là Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2010/NĐ-CP) trong đó quy định rõ:

- Quy định về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí:

“Việc chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí được quy định tại Khoản 1 Điều 735 BLDS 2005 là việc chuyển giao quyền tài sản của chủ sở hữu đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí”.

- Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại:

Khoản 2 Điều 753 BLDS quy định: “Quyền đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”. Việc chuyển giao này được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tên thương mại đó.

129

 Quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng SHCN trong Luật CGCN:

Ban hành một số quy định sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 133/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN như sau:

+ Công nghệ được chuyển giao gắn với đối tượng SHCN gồm: sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD.

+ Công nghệ được chuyển giao không gắn với đối tượng SHCN gồm: công nghệ gắn với các đối tượng khác của quyền SHTT như quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học và quyền đối với giống cây trồng.

 Quy định về việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.

Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 190 Luật SHTT quy định về việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng theo đó “hộ gia đình cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng chỉ cho một vụ sau trên diện tích đất của mình”. Với quy định này vừa là để khuyến khích các hộ gia đình nông dân cá thể có thể mở rộng diện tích gieo trồng giống cây trồng đã được bảo hộ từ các sản phẩm thu hoạch được từ giống cây trồng đó trên diện tích đất của mình, vừa có thể bảo vệ được quyền lợi đối với chủ sở hữu giống cây trồng đó có thể chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc license giống cây trồng đó cho bên thứ 3.

 Đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với tên thương mại:

Các quy định của pháp luật nên bổ sung thêm quy định về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với tên thương mại thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối nhãn hiệu đó phải kèm theo với việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tên thương mại đó. Điều này khắc phục được

130

tình trạng khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động thì tên thương mại của doanh nghiệp đó sẽ trùng với nhãn hiệu đã được chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác sẽ dẫn tới việc gây nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

3.3.1.2. Thống nhất những quy định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng

- Quy định về “quyền chuyển giao công nghệ” tại Khoản 3 Điều 8 Luật CGCN cần phải được bỏ đi vì với quy định này thì đối với công nghệ là đối tượng SHCN nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam thì việc license công nghệ đó chẳng có ý nghĩa gì.

3.3.1.3. Thống nhất những quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại

- Các văn bản pháp luật quy định về NQTM cần nêu ra một khái niệm chuẩn về “quyền thương mại” – là đối tượng quan trọng của hợp đồng NQTM.

- Ngoài quyền sử dụng các đối tượng được chuyển giao khi NQTM trong quy định tại Khoản 1 Điều 284 Luật Thương mại cần bổ sung thêm đối tượng có thể được chuyển giao trong NQTM đó là quyền sử dụng KDCN.

- Sửa đổi mâu thuẫn giữa quy định của BLDS và Luật CGCN trong quy định “cấp phép đặc quyền kinh doanh” hay “NQTM” có phải là đối tượng của CGCN hay không? Theo tác giả thì “cấp phép đặc quyền kinh doanh”

chính là 1 đối tượng của CGCN.

- Để sửa đổi mâu thuẫn giữa Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Luật SHTT về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền SHCN cùng với nội dung của quyền kinh doanh thì việc chuyển quyền sử dụng đối tượng của quyền SHCN này sẽ được lập thành 1 hợp đồng là hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Và hợp đồng này là phần phụ lục không thể tách rời với hợp đồng NQTM.

131 - Việc đăng ký hoạt động NQTM:

+ Cần có 1 chế tài ràng buộc đối với những trường hợp khi các doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Công thương hoặc Sở Công thương từ chối cấp đăng ký NQTM thì doanh nghiệp đó không được thực hiện việc ký kết hợp đồng đại lý với các đối tác trong đó cho phép đối tác sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại… theo phương thức hoạt động của doanh nghiệp đó. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật như phạt tiền, hủy bỏ hợp đồng vi phạm…

+ Việc NQTM của Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng (theo quy định của pháp luật Việt Nam) của Việt Nam ra nước ngoài thì hoạt động NQTM này cần được quy định rõ là phải được đăng ký với cơ quan Nhà nước là Bộ Công thương.

+ Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về một trong những điều kiện mà thương nhân được phép cấp quyền thương mại là: “phải hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền ít nhất 01 năm ở Việt Nam” áp dụng cho bên nhượng quyền thứ cấp nếu bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài. Theo tác giả thì điều kiện này cần phải được áp dụng cho cả trường hợp bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân Việt Nam thì bên nhượng quyền thứ cấp chỉ được phép cấp quyền thương mại cho các bên khác sau khi đã hoạt động kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất 01 năm và được sự đồng ý của bên nhượng quyền ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.4. Thống nhất những quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT

Cần phải có 1 văn bản pháp lý cụ thể quy định về việc góp vốn bằng quyền SHTT trong đó có các quy định:

- Quyền SHTT được góp vốn là: quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (trừ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học

132

là bản viết của nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng); quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD; quyền đối giống cây trồng.

- Quyền SHCN đối với tên thương mại chỉ được đem góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại đó cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

- Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được phép góp vốn.

- Quyền SHCN đối với tên thương mại và chỉ dẫn địa lý không được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng.

- Chỉ có chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT mới được phép góp vốn.

- Các đối tượng của quyền SHTT được đem góp vốn không phải là những đối tượng đang bị tranh chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

- Đối với phương thức góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT thì việc chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn vào công ty được thực hiện khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu được đăng ký tại Cục SHTT hoặc Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, giống cây trồng. Còn quyền SHCN đối với các đối tượng như nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, BMKD; quyền tác giả, quyền liên quan mà quyền của chủ sở hữu vẫn được xác lập không cần phải đăng ký thì căn cứ để chứng minh việc chuyển quyền sở hữu là khi doanh nghiệp sử dụng hợp pháp các đối tượng đó mà không có việc kiện tụng từ phía bên góp vốn.

- Đối với việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng SHTT thì trong thời gian góp vốn bên góp vốn không được chuyển nhượng các đối tượng của quyền SHTT đó cho bên thứ 3 khác.

133

- Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT không được đem tài sản góp vốn đó đi góp vốn với một bên thứ 3 khác.

- Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT có quyền góp vốn bằng giá trị sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đó cho các bên thứ 3 khác.

- Cần có những quy định về việc giảm vốn điều lệ của công ty được góp vốn trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT. Sau khi góp vốn mà giá trị của quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT bị suy giảm về giá trị, chất lượng, uy tín… và điều này gây thiệt hại xấu cho việc phát triển kinh doanh của công ty nhận góp vốn thì công ty nhận góp vốn có quyền giảm vốn điều lệ của công ty mình là phần vốn góp tương đương với giá trị quyền sử dụng đối tượng của quyền SHTT đó. Việc giảm vốn của công ty là phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT có thể được thực hiện bất cứ lúc nào kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.3.1.5. Thống nhất những quy định của pháp luật về định giá quyền SHTT

Việc quy định về định giá quyền SHTT cũng cần phải được thống nhất trong một văn bản quy phạm pháp luật. Việc cần có 1 văn bản pháp luật về định giá quyền SHTT là một quy định hết sức cấp thiết hiện nay để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn:

- Thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và coi các loại tài sản nào là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp để có thể định giá và tính vào giá trị của doanh nghiệp. Theo tác giả, các đối tượng của quyền SHTT được coi là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp là: quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như bản mô tả sáng chế đối

134

với sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ; quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại; quyền đối với giống cây trồng.

- Liệu có quy định giá trị “thương hiệu” bao gồm “tên thương mại”

“nhãn hiệu” như quy định tại Thông tư 146/2007/TT-BTC là căn cứ để xác định giá trị của doanh nghiêp khi cổ phần hóa hay không? Theo tác giả, để phù hợp với quy định của Luật SHTT thì không nên quy định giá trị “thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp. Điều này có thể thay thế bằng việc quy định giá trị của “tên thương mại” và giá trị của “nhãn hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

- Việc định giá quyền SHTT khi góp vốn phải được một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Các bên tham gia góp vốn và nhận góp vốn phải đồng ý với việc định giá với tổ chức định giá chuyên nghiệp đó. Trong trường hợp không đồng ý với việc định giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp đó thì các bên có quyền mời các tổ chức định giá chuyên nghiệp khác. Các tổ chức định giá chuyên nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc định giá không đúng với giá trị thực của tài sản đem góp vốn.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 129)