Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng

2.2.3.1. Bộ luật dân sự 2005:

+ Chuyển giao quyền tác giả (Điều 742); + Chuyển giao quyền liên quan (Điều 749);

+ Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng (Điều 753).

Thuật ngữ “chuyển giao một phần” được sử dụng ở trong BLDS 2005 được hiểu là tương đương với thuật ngữ “chuyển quyền sử dụng”. Trong BLDS việc “chuyển giao một phần” cũng được quy định chung với quy định về “chuyển giao” các đối tượng của quyền SHTT. Vì vậy, các quy định về

72

“chuyển nhượng quyền sở hữu” các đối tượng SHTT đều được quy định chung trong cùng các điều luật trong BLDS.

2.2.3.2. Luật Sở hữu trí tuệ:

+ License quyền tác giả và quyền liên quan (Điều 47-48).

License quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một hoặc một số quyền: quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản (đối với quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là các bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ); quyền tài sản (đối với quyền liên quan). Tổ chức, cá nhân đã được license quyền tác giả, quyền liên quan có thể license cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Luật SHTT Việt Nam đã tuân thủ theo đúng quy định của Công ước Geneva là không quy định việc license cưỡng bức đối với chủ sở hữu bản ghi âm.

+ License các đối tượng SHCN (Điều 141-144).

License các đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc license các đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng văn bản. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ 3, trừ trường hợp bên chuyển quyền cho phép. Bên được license nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Hợp đồng license đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí có hiệu lực theo thỏa thuận của các

73

bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 khi đã được đăng ký tại Cục SHTT. Hợp đồng license các đối tượng SHCN mặc nhiên bị chấm dứt nếu quyền SHCN của bên giao bị chấm dứt. Qua các quy định trên ta thấy Việt Nam đã tuân thủ theo đúng cam kết của WTO và Hiệp định TRIPS về việc không quy định việc license cưỡng bức đối với nhãn hiệu.

* Chuyển quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN:

Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN là quyền của người có quyền sử dụng trước là:

- Người tạo ra sáng chế, KDCN một cách độc lập với người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, KDCN. Sáng chế, KDCN do người đó tạo ra đồng nhất với sáng chế, KDCN được nộp đơn đăng ký.

- Người đó đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, KDCN đó trước ngày đơn đăng ký sáng chế, KDCN được công bố.

- Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp thì người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, KDCN trong phạm vikhối lượng đã sử dụng hoặc chuẩn bị để sử dụng mà không cần phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, KDCN.

Như vậy, đối với những người có quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN thì họ vẫn được tiếp tục sử dụng sáng chế, KDCN đó trong phạm vi và khối lượng mà mình đã sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng như khi văn bằng bảo hộ đó chưa được cấp cho sáng chế, KDCN đó. Mọi việc mở rộng phạm vi và khối lượng của người có quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN đều phải trả phí license cho chủ sở hữu. Việc chuyển quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng trước ngày văn bằng bảo hộ được cấp cho chủ sở hữu chỉ được cho phép khi người có quyền sử dụng trước sáng chế, KDCN đó chuyển

74

giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, KDCN [49; Khoản 2 Điều 134].

+ License đối với giống cây trồng (Điều 192-193).

Là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình. Việc license giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong đó không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận license đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ quyền đó. Bên giao license có quyền cho phép hoặc không cho phép bên nhận license chuyển giao lại quyền sử dụng cho bên thứ 3. Bên nhận license có quyền yêu cầu bên giao license thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ 3 gây thiệt hại cho mình. Nếu bên giao license không thực hiện yêu cầu trên trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thì bên nhận license có quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ 3.

2.2.3.3. Luật Chuyển giao công nghệ 2006

Khoản 3 Điều 17 Luật CGCN có quy định về quyền license công nghệ trong đó quy định: “trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền SHCN thì việc chuyển quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền SHCN theo quy định của pháp luật về SHTT”.

Như vậy, việc license công nghệ trong trường hợp công nghệ là đối tượng bảo hộ của quyền SHCN thì việc chuyển giao phải được thực hiện theo các quy định của Luật CGCN và Luật SHTT.

2.2.3.4. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010

75

Điều 26 của Nghị định này đã quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quy định về hình thức và nội dung các loại hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN theo quy định tại Điều 149 Luật SHTT. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng là cơ quan quy định thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN.

2.2.3.5. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Trong mục 1 chương 2 của Thông tư đã quy định về thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN trong đó có quy định về thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng SHCN (từ Điều 47 đến Điều 49).

Theo đó, hợp đồng license đối tượng SHCN phải gồm các tài liệu:

- 02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng license đối tượng SHCN theo mẫu;

- 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

- Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu về việc license đối tượng SHCN nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

- Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện); - Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng license đối tượng SHCN không có thiếu sót gì, Cục SHTT sẽ:

- Ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng license đối tượng SHCN;

76

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng license đối tượng SHCN cho người nộp hồ sơ, đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao cho người nộp 01 bản, lưu 01 bản;

- Ghi nhận việc license đối tượng SHCN vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền SHCN;

- Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng license đối tượng SHCN trên Công báo SHCN trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)