Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa

Không phải quyền SHTT (gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng) đối với tất cả các đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật về SHTT của Việt Nam đều có thể thương mại hóa được. Chỉ có các nhóm quyền sau mới có thể thương mại hóa được:

+ Quyền tác giả:

Đối với quyền tác giả, chỉ có quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả mới được phép thương mại hóa vì quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản là quyền được bảo hộ vô thời hạn và không tách rời với tác giả - người sáng tạo nên tác phẩm. Đó là quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản đối với các tác phẩm:

- Tác phẩm văn học - Tác phẩm nghệ thuật. - Tác phẩm khoa học

Các tác phẩm khoa học có thể là những bản viết của các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.

* Các nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật. Kết quả của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn tới hình thành một hệ thống lý thuyết mới [26; 41].

27

VD: Bản viết của Issac Newton về “Định luật Vạn vật hấp dẫn”, bản viết của Adam Smith về quy luật “bàn tay vô hình” của nền kinh tế thị trường…

* Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp [26; 41].

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội “Áp dụng mô hình của Maslow vào quản lý nguồn nhân lực” [32].

Các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được bảo hộ quyền tác giả đối với các bản viết của chúng thì các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thì ngoài bản viết của chúng được bảo hộ là một tác phẩm khoa học thì nội dung của các nghiên cứu này còn được bảo hộ theo pháp luật SHCN [30].

Như vậy, chủ sở hữu của các tác phẩm khoa học là bản viết của các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì chỉ có thể thương mại hóa được các tác phẩm này bằng cách khai thác quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu. Việc license nội dung các tác phẩm khoa học này là không có ý nghĩa vì không ai bỏ tiền ra mua để độc quyền sử dụng nội dung các tác phẩm khoa học này (do việc sử dụng nội dung các nghiên cứu này không có ý nghĩa thực tiễn vì chúng chưa có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống và sản xuất). Tuy nhiên, có thể thương mại hóa hình thức của các nghiên cứu này như: xuất bản các tác phẩm khoa học trên để bán, phân phối… Đối với các tác phẩm khoa học là bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như bản mô tả sáng chế của sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ thì ngoài việc chủ sở hữu tự khai thác quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm, chủ sở hữu còn có thể license nội dung của bản mô tả sáng chế này (tức là việc thương mại hóa quyền tác

28

giả đối với các tác phẩm khoa học là các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ có thể áp dụng cho cả nội dung và hình thức).

+ Quyền liên quan:

Đối với quyền liên quan, chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn của mình và quyền này thì không được phép thương mại hóa vì nó là những quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản. Còn chủ sở hữu của cuộc biểu diễn, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa là những người có quyền tài sản. Việc thương mại hóa quyền liên quan chính là việc khai thác, sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, license… tất cả hoặc một phần quyền tài sản của các chủ thể quyền trên.

+ Quyền SHCN:

- Quyền tài sản của chủ sở hữu sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí.

Đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí thì quyền nhân thân thuộc về tác giả và quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu. Đối với các đối tượng này thì chỉ có quyền tài sản của chủ sở hữu mới có thể thương mại hóa được. Quyền nhân thân của các tác giả sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí là những quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản nên không thể thương mại hóa được, họ chỉ được phép nhận thù lao là 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển quyền sử dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí [49, Khoản 2 Điều 135].

- Quyền SHCN đối với nhãn hiệu, BMKD. - Quyền SHCN đối với tên thương mại.

Đối với tên thương mại thì việc thương mại hóa chỉ có thể thực hiện khi khai thác quyền sở hữu tên thương mại đó cùng với cơ sở kinh doanh, hoạt

29

động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Còn tất cả các hoạt động liên quan tới việc khai thác quyền sử dụng tên thương mại đó là không được phép.

- Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không thể thương mại hóa được vì chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước Việt Nam và nó không thể chuyển giao.

+ Quyền đối với giống cây trồng

Việc thương mại hóa có thể diễn ra bằng việc khai thác quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền SHTT của chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu cho phép. Việc khai thác quyền sở hữu và quyền sử dụng là việc khai thác để tạo ra lợi nhuận từ quyền tài sản hoặc 1 phần quyền tài sản của chủ sở hữu và những người mà chủ sở hữu cho phép (riêng đối với quyền tác giả thì việc thương mại hóa còn bao gồm cả việc khai thác quyền nhân thân gắn với quyền tài sản để tạo ra lợi nhuận).

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 27)