Chuyển quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Chuyển quyền sử dụng

Khác với tài sản hữu hình, tại một thời điểm, chủ sở hữu của tài sản hữu hình chỉ có thể chuyển quyền sử dụng tài sản hữu hình đó cho một chủ thể khác thì đối với các đối tượng của quyền SHTT, do đặc tính vô hình của chúng mà trong cùng 1 thời điểm chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng cho nhiều người sử dụng. Như vậy, trong cùng một thời điểm, cả chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu cho phép đều có thể sử dụng các đối tượng của quyền SHTT (điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên). Ngoài ra, những người được chủ sở hữu cho phép có thể tiếp tục chuyển giao tiếp cho một hoặc những bên thứ 3 khác sử dụng nếu chủ sở hữu cho phép. Việc nhận chuyển quyền sử dụng (license) các đối tượng của quyền SHTT từ chủ sở hữu hoặc từ những chủ thể được chủ sở hữu cho phép license cũng là một hình thức thương mại hóa quyền SHTT rất phổ biến trên thế giới hiện nay.

License là việc tổ chức, cá nhân nắm quyền sử dụng một đối tượng của quyền SHTT cho phép tổ chức, cá nhân khác “sử dụng” đối tượng của quyền SHTT đó. Khái niệm “sử dụng” ở đây đối với quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như bản mô tả sáng chế đối với sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ là các quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với quyền tài sản của chủ sở hữu; đối với quyền liên quan là các quyền tài sản của chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng. Quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền SHCN là các

34

quyền tài sản quy định tại Điều 124 Luật SHTT. Tuy nhiên, quyền sử dụng đối với một số đối tượng của quyền SHCN lại không được license hoặc bị hạn chế license, đó là:

- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được phép chuyển giao;

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của nhãn hiệu tập thể đó. (Điều 142 Luật SHTT).

Quyền sử dụng đối với giống cây trồng được quy định tại Điều 186 Luật SHTT.

Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc license do sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng license mà không nghiên cứu việc license cưỡng bức tức là bắt buộc chuyển quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (áp dụng với sáng chế và giống cây trồng).

* Hợp đồng license:

Việc license sẽ được thể hiện qua một hợp đồng chuyển quyền sử dụng (Hợp đồng license) với những điều khoản và điều kiện do 2 bên thỏa thuận, với một mục đích nhất định và trong một khoảng thời gian và phạm vi lãnh thổ do 2 bên thỏa thận.

Các chủ thể trong hợp đồng license gồm bên license (sau đây gọi là A) và bên nhận license (sau đây gọi là B). Trong đó,

+ A là bên nắm quyền sử dụng đối tượng của quyền SHTT sẽ được license. A có thể là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng đối tượng của quyền SHTT;

+ B là các tổ chức, cá nhân được sử dụng đối tượng của quyền SHTT theo như hợp đồng license đã thỏa thuận với bên license.

35

+ License độc quyền:

Là một hình thức license mà B sẽ được độc quyền sử dụng đối tượng của quyền SHTT được pháp luật cho phép license trên phạm vi lãnh thổ và thời gian được ghi nhận trong hợp đồng license. Mọi hành động sử dụng đối tượng của quyền SHTT này của bất kỳ một chủ thể nào khác, kể cả A trên lãnh thổ độc quyền của B đều được coi là hành vi xâm phạm quyền. Nếu A không phải là chủ sở hữu mà là người được chủ sở hữu cho phép sử dụng đối tượng của quyền SHTT thì việc license độc quyền này chỉ được tiến hành khi chủ sở hữu cho phép và trong phạm vi của quyền sử dụng về thời gian, lãnh thổ ghi trong hợp đồng giữa chủ sở hữu và A.

Có 2 hình thức license độc quyền:

- License độc quyền tuyệt đối:

A không còn có quyền sử dụng đối tượng của quyền SHTT (những đối tượng mà được pháp luật cho phép license) đã được license cho bên nhận chuyển giao trên mọi lãnh thổ bảo hộ đối tượng của quyền SHTT đó trong phạm vi thời gian của hợp đồng.

Việc license độc quyền tuyệt đối chỉ diễn ra khi bên A phải là chủ sở hữu đối tượng của quyền SHTT được license. B có thể được quyền license tiếp cho một hoặc các chủ thể tiếp theo (sau đây gọi là C, C1, C2…) trên tất cả các lãnh thổ quốc gia bảo hộ đối tượng của quyền SHTT đó.

- License độc quyền tương đối

(i) Đối với hình thức này thì A vẫn được quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT được license trên lãnh thổ khác với lãnh thổ độc quyền của B. Tuy nhiên, đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí và BMKD nếu không xác định chính xác thuật ngữ “sử dụng” ở đây có bao gồm việc “bán sản phẩm ứng dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí và BMKD được license” hay

36

không thì việc độc quyền sử dụng của B trên lãnh thổ độc quyền trong thời hạn của hợp đồng chưa chắc đã được đảm bảo.

B vẫn được quyền license tiếp cho một hoặc các chủ thể tiếp theo là C, C1, C2… trên lãnh thổ mà B được độc quyền.

(ii) A vẫn được quyền license tiếp cho các chủ thể khác với B (sau đây gọi là B1, B2…) trên lãnh thổ khác với lãnh thổ độc quyền của B ban đầu. Riêng quyền sử dụng đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD thì việc A có quyền license tiếp cho các chủ thể B1, B2… với điều kiện B1, B2… không được bán sản phẩm áp dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD đã được license đó vào thị trường của B.

+ License không độc quyền

A có thể license tiếp cho B1, B2 ngay trên lãnh thổ của B, B có thể license tiếp theo cho C, C1, C2… Do đó, với các hợp đồng license không độc quyền này thì việc cạnh tranh giữa B và B1, B2…, giữa B1 và C, C1… là rất căng thẳng. Nếu A không là chủ sở hữu của các đối tượng quyền SHTT thì việc license này cũng phải được chủ sở hữu cho phép như trong trường hợp license độc quyền.

+ License đơn giản: là hình thức license giữa A và B trong đó A là chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHTT.

Hiện nay, việc license này là một trong những hình thức thương mại hóa quyền SHTT phát triển mạnh nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho các chủ thể quyền. Không chỉ nhận được các khoản tiền lớn từ phí license ban đầu mà các chủ thể quyền còn nhận được các phí license hàng năm thông qua doanh thu của bên nhận license. Hình thức này cũng gần giống với việc cho thuê tài sản hữu hình và nó được khai thác rất rộng ở các quốc gia trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, Công ty máy tính IBM đã thu được 1,6 tỷ USD hàng năm từ việc thu phí license hay phí license thu được của phòng thí nghiệm quốc gia

37

Sandia, Livermore, California của Hoa Kỳ là khoảng 4 triệu USD/ năm [52; 12]. Và một nhãn hiệu nổi tiếng thế giới Pierre Cardin được dùng trước tiên cho các sản phẩm may mặc và gần 1000 sản phẩm khác, chủ sở hữu - ông Pierre Cardin hiện nay đã có gần 900 hợp đồng license tại 180 quốc gia khác nhau và mỗi năm đem lại số lợi nhuận khổng lồ từ việc thu phí license hàng năm (khoảng 7-10% doanh thu bán hàng tùy theo từng hợp đồng license) [68].

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 34)