7. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ
Khoản 4 Điều 4 LDN 2005 quy định:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền SHTT, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty.
Mục đích của việc góp vốn đó là để thành lập công ty hoặc góp vốn để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn để thực hiện các dự án đầu tư.
Xét trên phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho công ty nhằm đảm bảo cho những chi phí trong hoạt động của công ty và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ. Còn góp vốn xét trên phương diện pháp lý là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng để đổi lấy quyền lợi với công ty. Hành vi đổi lấy quyền lợi này khác với hành vi mua bán hay hành vi cho thuê tài sản ở chỗ trong hành vi mua bán hay cho thuê, khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay quyền sử dụng tài sản thì người chuyển giao có được 1 quyền lợi là được nhận một khoản tiền từ giá bán hay giá thuê; còn trong hành vi góp vốn, khi chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản cho công ty thì người góp vốn không nhận được bất kể khoản tiền nào từ việc chuyển giao đó [24].
41
Tài sản góp vốn vào công ty rất đa dạng theo như quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 4 của LDN 2005. Song điều kiện cho tất cả các loại tài sản này được góp vốn vào doanh nghiệp đó là phải là các tài sản được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp, bởi vì bản thân việc góp vốn là một hành vi chuyển giao tài sản do đó nó phải tuân thủ các nguyên tắc của việc chuyển giao tài sản. Giá trị quyền SHTT cũng được coi là tài sản để góp vốn vào công ty. Mới đây, Nghị định 102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của LDN 2005 (sau đây gọi là Nghị định 102/2010/NĐ-CP) thay thế cho Nghị định 139/2007/NĐ-CP trước đây đã có một thay đổi quan trọng là dành hẳn Điều 5 hướng dẫn về việc góp vốn bằng quyền SHTT:
Quyền SHTT được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng và các quyền SHTT khác theo quy định của pháp luật SHTT. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền SHTT.
(i) Điều kiện để góp vốn bằng quyền SHTT:
+ Bên góp vốn phải là chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHTT; + Các đối tượng của quyền SHTT được góp vốn phải là những tài sản không bị tranh chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh;
+ Việc góp vốn bằng quyền SHTT chỉ áp dụng với quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản trong quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; quyền tài sản của chủ sở hữu của quyền liên quan; quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, tên thương mại (chỉ trong trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại và việc góp vốn này phải kèm theo cơ sở kinh doanh và
42
hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó); quyền đối với giống cây trồng.
(ii) Các hình thức góp vốn bằng quyền SHTT:
* Góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT
Khi tài sản được góp vốn vào một công ty thì có sẽ diễn ra việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản đó từ người góp vốn sang công ty. Lúc này tài sản được đem góp vốn sẽ trở thành đối tượng sở hữu của công ty. Khi đó, người góp vốn sẽ trở thành thành viên của công ty và có phần vốn góp tương đương với giá trị của quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT được góp vốn. Các thành viên của công ty sẽ được hưởng lợi nhuận từ những hoạt động sinh lời của công ty hoặc phải chịu rủi ro nếu công ty làm ăn thua lỗ tương đương với phần vốn góp của các thành viên đó tương ứng với tỷ lệ vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn bằng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT đồng nghĩa với việc người góp vốn không thể góp vốn hoặc sử dụng đối tượng của quyền SHTT nữa vì khi góp vốn thì quyền sở hữu các tài sản trí tuệ này đã thuộc về công ty.
Giống như việc góp vốn bằng các tài sản khác, khi góp vốn bằng quyền SHTT thì chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu các tài sản trí tuệ này sang cho công ty. Do đó việc quy định chỉ có các chủ sở hữu đối với các đối tượng của quyền SHTT mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn là hoàn toàn hợp lý. Cùng là chuyển giao quyền sở hữu từ chủ sở hữu tài sản trí tuệ sang cho một bên khác, song việc góp vốn bằng quyền SHTT vào công ty không phải đồng nhất với việc chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT – cũng là một hình thức thương mại hóa quyền SHTT. Chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT là việc chủ sở hữu chuyển toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với các tài sản trí tuệ này sang cho bên nhận chuyển nhượng và nhận được một khoản tiền lợi nhuận từ hành
43
vi chuyển nhượng này. Còn đối với góp vốn bằng quyền SHTT thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu của người góp vốn sẽ không nhận được bất cứ một khoản tiền nào từ việc chuyển nhượng quyền sở hữu này. Riêng với việc góp vốn bằng quyền sở hữu tên thương mại được thực hiện cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Đối với các đối tượng của quyền SHTT thì quyền sử dụng các đối tượng này lại có giá trị rất lớn và có thể định giá được, cho nên ngoài việc góp vốn bằng quyền sở hữu quyền SHTT thì việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT cũng đóng vai trò rất quan trọng.
* Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT
Thực chất, việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT là việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng. Việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng là hình thức người góp vốn vào công ty chỉ cho công ty được sử dụng vật và thu lợi từ đó, công ty không có quyền quyết định số phận của vật [24]. Như vậy, việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT thì công ty chỉ được phép sử dụng và thu lợi từ việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu trong thời gian góp vốn. Vì quyền chiếm hữu các đối tượng của quyền SHTT nhiều khi không có ý nghĩa nên quyền sở hữu trong thời gian góp vốn được thể hiện rõ nét qua việc định đoạt các đối tượng của quyền SHTT này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho bên nhận góp vốn thì việc định đoạt các đối tượng của quyền SHTT khi đã được góp vốn cũng bị hạn chế trong trường hợp chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản đã góp vốn cho một bên thứ 3 khác. Khi góp vốn thì bên góp vốn sẽ nhận được một phần vốn góp tương đương với giá trị của quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT và sẽ nhận được phần cổ tức tương đương với phần vốn góp đó.
44
Ngoài những điều kiện chung cho việc góp vốn bằng quyền SHTT thì việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT lại có 1 số đặc điểm riêng sau:
+ Trong thời gian thực hiện hợp đồng góp vốn thì chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHTT không được chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng này cho một bên thứ 3 khác;
+ Chủ thể quyền có thể góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng của các đối tượng của quyền SHTT trên cho 1 công ty hoặc nhiều công ty cùng một lúc.
+ Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là không được phép.
+ Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là các bản viết của các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là không có ý nghĩa vì chúng không thể áp dụng trong thực tiễn và đời sống.
1.4. Định giá quyền Sở hữu trí tuệ - một công cụ để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ
Quyền SHTT là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng chính đặc điểm vật chất của chính nó nhưng nó lại có giá trị rất lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Chính vì khả năng thương mại hóa của các quyền SHTT mà nó giúp chủ sở hữu thu được những lợi ích kinh tế cao, là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh, khả năng phát triển của doanh nghiệp hiện tại và tương lai. Định giá quyền SHTT đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại hóa quyền SHTT. Nó giúp chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT biết được đúng giá trị của các đối tượng của quyền SHTT từ đó có những quyết định, kế hoạch và chiến lược thương mại hóa phù hợp.
45