Thực trạng về nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Thực trạng về nhượng quyền thương mại

NQTM xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ 19 và hiện nay phát triển rất mạnh mẽ ở trên thế giới. Tuy không phải người dân nào cũng biết đến những mô hình NQTM song người dân Việt Nam hiện nay đã có thể thưởng thức gà rán Kentucky Fried Chicken (KFC), trà Dilmahs, cà phê Gloria Jean’s… như người dân của các quốc gia khác với chất lượng, kiểu dáng, mùi vị… không có sự khác biệt đã chứng tỏ sự phát triển của hệ thống NQTM của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng tiến hành hoạt động kinh doanh NQTM để khẳng định vị thế và khai thác lợi nhuận từ hoạt động NQTM này. Đó là hệ thống kinh doanh với chuỗi cửa hàng có đặc điểm chung về sử dụng nhãn hiệu, cách thức phục vụ, nội thất, trang trí, sản phẩm… như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Nhà Xinh, Kinh Đô Bakery, Thời trang Foci… Có thể nói hoạt động NQTM là một trong những hoạt động thương mại hóa quyền SHTT được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay và mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên, hình thức NQTM thường chỉ áp dụng với việc kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, thời trang… Một mô hình NQTM thành công ở Việt Nam đó là Phở 24. Tuy không phải là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành NQTM ở Việt

120

Nam nhưng đây là một mô hình được đánh giá là thành công với phương thức NQTM này. Phở 24 không chỉ tiến hành NQTM trong phạm vi ở Việt Nam mà còn tiến hành mở rộng mô hình của mình sang các quốc gia khác. Tính đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 57 cửa hàng trong nước và 16 cửa hàng ở nước ngoài như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Australia, HongKong [56]. Có thể nói Phở 24 – chuỗi cửa hàng phở Việt Nam thuộc Tập đoàn An Nam Group đã đang khẳng định được vị trí của mình không những ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Đây có thể nói là một hình thức thương mại hóa hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam, không những tạo ra lợi nhuận lớn mà còn quảng bá được uy tín và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc quản lý các mô hình NQTM sao cho hiệu quả để giữ được chất lượng sản phẩm, cách phục vụ, cách bài trí cửa hàng, hình ảnh của cửa hàng… để từ đó thu hút và tạo ấn tượng cho khách hàng, mở rộng việc nhượng quyền là một điều không hề dễ đối với bất cứ một mô hình NQTM nào.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 120)