7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí
tuệ
2.2.5.1. Luật doanh nghiệp 2005
Với quy định tại Khoản 4 Điều 4 LDN 2005 đã ghi nhận việc góp vốn bằng quyền SHTT.
2.2.5.2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01.10.2010 được ban hành hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp đã thay thế cho Nghị định 139/2007/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 102/2010/NĐ-CP) đã dành hẳn một điều luật (Điều 5) quy định về việc góp vốn bằng quyền SHTT:
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
2.2.5.3. Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005 (sau đây gọi là Nghị định 108/2006/NĐ- CP)
Điểm đ Khoản 1 Điều 2 quy định về “vốn đầu tư” có ghi nhận “Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu thương mại, KDCN, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ” là các tài sản hợp pháp
78
để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, với quy định này đã ghi nhận các đối tượng của quyền SHTT như nhãn hiệu, KDCN, sáng chế, tên thương mại đều có thể góp vốn để đầu tư.
2.2.5.4. Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
Điểm b Khoản 2 Điều 22 quy định về việc thanh toán CGCN quy định:
“Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”. Với quy định trên đây thì việc thanh toán CGCN có thể thực hiện bằng phương thức góp vốn: chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc thành vốn của doanh nghiệp. Nếu công nghệ là đối tượng của quyền SHTT thì việc này cũng thực hiện theo như quy định của việc góp vốn bằng quyền SHTT.