7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Bất cập trong quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu
BLDS 2005, Luật SHTT, Luật CGCN, Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP, Nghị định 88/2010/NĐ-CP, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã sử dụng thuật ngữ
“chuyển giao” để chỉ việc “chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử dụng” quyền SHTT. Thuật ngữ “chuyển giao toàn bộ” và “chuyển giao một phần” được xuất hiện trong BLDS 2005 có thể hiểu là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu; chuyển giao một phần quyền sử dụng, chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng quyền tác giả (đối với tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học là các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như bản mô tả sáng chế đối với các sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ), quyền SHCN khác (trừ chỉ dẫn địa lý), quyền đối với giống cây trồng.
Luật SHTT và BLDS – các văn bản pháp luật có những quy định chung nhất về SHTT vẫn có những điểm mâu thuẫn:
- Quy định về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí:
Khoản 1 Điều 753 BLDS 2005 quy định: “Quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, BMKD, nhãn hiệu, quyền
83
đối với giống cây trồng có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa”.
Theo như quy định của Luật SHTT thì quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân thuộc về tác giả của sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí đó và quyền nhân thân này không được phép chuyển giao. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu các đối tượng trên khi sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí đó. Quyền tài sản này của tác giả sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí. Quyền tài sản của chủ sở hữu sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí được phép chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng. Như vậy, với quy định của Khoản 1 Điều 753 BLDS thì “quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa”
đồng nghĩa với việc chuyển giao, kế thừa, thừa kế cả quyền nhân thân và quyền tài sản, điều này là mâu thuẫn với quy định của Luật SHTT. Quyền nhân thân của tác giả của sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí vĩnh viễn thuộc về tác giả, quyền tài sản của tác giả đó sẽ được kế thừa, thừa kế khi tác giả đó tạ thế và quyền tài sản của chủ sở hữu đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí sẽ được phép chuyển giao.
- Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại:
Khoản 2 Điều 753 BLDS quy định: “Quyền đối với tên thương mại chỉ được phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”.
Theo quy định trên thì quyền đối với tên thương mại được “chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử dụng” cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó vì
84
khái niệm “chuyển giao” trong BLDS bao gồm cả việc “chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử dụng”. Điều này gây ra mâu thuẫn với Luật SHTT vì theo quy định của Luật SHTT thì việc chuyển quyền sử dụng đối với tên thương mại là không được phép. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu quyền đối với tên thương mại được thực hiện cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Do đó đã không có sự thống nhất giữa Luật SHTT và BLDS về việc chuyển quyền sử dụng đối với tên thương mại.
Khoản 2 Điều 7 Luật CGCN quy định về đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng SHCN. Theo quy định của Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT thì “đối tượng quyền SHCN bao gồm sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, BMKD, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, với quy định của Khoản 2 Điều 7 Luật CGCN thì có thể hiểu rằng công nghệ được chuyển giao gắn với đối tượng SHCN bao gồm các công nghệ được bảo hộ dưới dạng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định của Khoản 2 Điều 3 Luật CGCN thì “công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Đối chiếu với quy định trên thì nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý không thể là “giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật” để “biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” vì:
+ Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Nhãn hiệu là các “dấu hiệu nhìn thấy được”, không phải là “giải pháp, quy trình hay bí quyết kỹ thuật” dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.
85
+ Tên thương mại là “tên gọi” của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, không phải là “giải pháp, quy trình hay bí quyết kỹ thuật”
với chức năng là để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
+ Chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu” dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Hơn thế nữa, chỉ dẫn địa lý cũng không phải là đối tượng được chuyển quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu.
Như vậy, có thể hiểu “công nghệ có gắn với đối tượng SHCN” là các công nghệ được bảo hộ dưới dạng cấp Bằng độc quyền sáng chế, cấp Bằng độc quyền KDCN, cấp Giấy chứng nhận thiết kế bố trí mạch tích hợp và công nghệ được bảo hộ dưới dạng BMKD. Chính vì quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật CGCN chưa cụ thể thế nào là công nghệ có gắn với đối tượng SHCN đã tạo nên sự mâu thuẫn với quy định về khái niệm “công nghệ” tại Khoản 2 Điều 3 của Luật CGCN.
Về thuật ngữ “công nghệ không gắn với đối tượng SHCN” cũng chưa được quy định cụ thể
“Công nghệ không gắn với đối tượng SHCN” có thể là:
Công nghệ gắn với các đối tượng khác của quyền SHTT;
Công nghệ không là các đối tượng được bảo hộ của Luật SHTT. Đối với “công nghệ gắn với các đối tượng khác của quyền SHTT” là: + Quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học.
Điểm b Khoản 1 Điều 7 của Luật CGCN quy định đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ: “kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu”.
86
Khoản 3 Điều 15 Luật SHTT quy định về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm: “quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”. Do vậy, các “kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, công thức, thông số kỹ thuật” không được bảo hộ quyền tác giả. Song những “kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng giải pháp kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu” là những tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả vì chúng không thuộc đối tượng loại trừ của Khoản 3 Điều 15 Luật SHTT. Do vậy, quyền tác giả (mà cụ thể là quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản) của các tác phẩm khoa học (ở đây là bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ) là các “kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng giải pháp kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin kỹ thuật” sẽ là một đối tượng công nghệ được chuyển giao.
+ Quyền đối với giống cây trồng
Khoản 5 Điều 4 Luật SHTT quy định “Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu”. Từ quy định trên có thể thấy rằng để tạo ra vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch là đối tượng của quyền đối với giống cây trồng thì phải có sự “chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển” do đó nó là các “giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện để dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Như vậy, quyền đối với giống cây trồng có thể coi là một trong những đối tượng công nghệ được chuyển giao nó phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật CGCN.
Điểm d Khoản 1 Điều 190 quy định về việc hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng theo đó “hộ gia đình cá thể sử dụng sản phẩm
87
thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình” được coi là hành vi không xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đang còn hiệu lực bảo hộ. Điều này có thể coi là việc khuyến khích các hộ gia đình nông dân cá thể có thể mở rộng diện tích gieo trồng giống cây trồng đã được bảo hộ từ các sản phẩm thu hoạch được từ giống cây trồng đó trên diện tích đất của mình. Tuy nhiên, việc quy định này lại là một quy định không thuận lợi cho chủ sở hữu giống cây trồng mà cụ thể là việc chuyển nhượng quyền sở hữu, license giống cây trồng đó của chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng cho bên thứ 3. Khi giống cây trồng đang còn hiệu lực bảo hộ được đem ra sử dụng và sản xuất để tạo thành sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó thì việc nhận chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc nhận license của một bên thứ 3 là một bất lợi. Vì họ sẽ mất một khoản chi phí cho chủ sở hữu khi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc license. Mục đích của bên nhận chuyển giao là vì mục đích thương mại để bù đắp những chi phí khi nhận chuyển giao và thu lợi nhuận nhưng khi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu thì họ sẽ trở thành chủ sở hữu song họ vẫn bị hạn chế quyền bởi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 190 và sẽ ảnh hưởng tới việc khai thác, sử dụng hoặc cho người khác sử dụng của bên nhận chuyển nhượng. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bên nhận chuyển nhượng. Nếu bên thứ 3 là người nhận license giống cây trồng từ chủ sở hữu thì việc sử dụng này cũng bị hạn chế. Song song với bên nhận license được sử dụng giống cây trồng đó để tạo ra sản phẩm thu hoạch thì các hộ nông dân cá thể vẫn có thể tự nhân giống và gieo trồng các sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó thu được từ vụ trước trên diện tích đất của mình và lại tạo ra sản phẩm thu hoạch và tiếp tục trong các vụ tiếp theo. Từ đó hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống cây trồng và bán các sản phẩm thu hoạch tạo ra từ giống cây trồng đó của bên nhận license giống cây trồng bị thu hẹp lại.
88
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với thành phần phân biệt của tên thương mại.
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp lấy thành phần phân biệt của tên thương mại của mình đăng ký làm nhãn hiệu cho các hàng hóa, dịch vụ của mình. Do đó dẫn tới việc nhãn hiệu trùng với thành phần phân biệt của tên thương mại. Một vấn đề được đặt ra là việc chuyển nhượng quyền sở hữu những nhãn hiệu này có kèm theo việc chuyển nhượng cả tên thương mại nữa không? Thông thường, đối với một doanh nghiệp khi có tên thương mại mà thành phần phân biệt của tên thương mại trùng với nhãn hiệu sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu này khi doanh nghiệp đó chấm dứt tư cách pháp lý của mình. Song vẫn có các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động khi đã chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu trùng với thành phần phân biệt của tên thương mại. Chưa có một văn bản pháp luật Việt Nam nào quy định về trường hợp này và đây có thể nói là một lỗ hổng của pháp luật trong việc quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu.
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam.
Khoản 3 Điều 8 Luật CGCN 2006 quy định về quyền chuyển giao công nghệ: “Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng SHCN nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền CGCN đó”.
Công nghệ trong trường hợp này có thể là sáng chế (vì công nghệ được bảo hộ dưới dạng BMKD không xác định hiệu lực bảo hộ về thời gian và lãnh thổ). Quy định này có điểm bất cập là:
- Một sáng chế đã hết thời hạn bảo hộ thì quyền sử dụng sáng chế đó thuộc về tất cả mọi người.
- Một sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam đã không công nhận tư cách pháp lý của chủ sở hữu đối với các đối tượng SHCN đó [31; 19].
89
Một sáng chế khi đăng ký bảo hộ thì kèm theo đơn là bản mô tả sáng chế bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó.
Điểm a Khoản 2 Điều 102 Luật SHTT quy định khi một chủ thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thì kèm theo đơn phải có bản mô tả sáng chế đáp ứng điều kiện: “Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó”. Những thông tin này được lưu giữ tại sổ đăng ký quốc gia. Tại Việt Nam, theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN: “Các sổ đăng ký quốc gia do Cục Sở hữu trí tuệ lập và lưu giữ dưới dạng giấy, điện tử hoặc các phương tiện khác. Bất kỳ người nào cũng có thể tra cứu sổ đăng ký điện tử hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp bản sao hoặc bản trích lục sổ đăng ký, với điều kiện phải nộp phí cấp bản sao”. Đối với các sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam, người ta có thể tra cứu các thông tin về chúng trên các website của WIPO hoặc của chính cơ quan sáng chế quốc gia – nơi bảo hộ sáng chế đó.
Vì vậy việc bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các sáng chế này là điều không cần thiết và lãng phí.